TỎNG QUAN TÀI LIỆU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Ảnh hưởng của khoảng cách gieo trồng, lượng phân đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp bản địa mới phục tráng tại Bác Ái, Ninh Thuận (Trang 20 - 42)

1.1.Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở trong nước

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan năm 2017 Việt Nam đã nhập khẩu 7,7 triệu tan ngô trị giá 1,5 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 10,06% về trị giá so với năm 2016. Gía nhập bình quân 194,67 USD/tan, giam 1,7%. Nhu vay, nhu cầu ngô ở nước ta trong thời gian tới là rất lớn. Theo chiến lược của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020 sản lượng ngô của Việt Nam đạt 8 - 9 triệu tắn/năm dé dam bảo cung cấp day đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước.

Ngô là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Châu Á là khu vực tiêu thụ ngô lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau gạo. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì năng suất ngô

ở nước ta vẫn thuộc loại khá thấp. Năm 2018, theo thống kê của ngành nông nghiệp, sản lượng ngô đạt khoảng 4,91 triệu tấn, giảm 4,0% so với năm 2017. Tổng diện tích trồng ngô trên cả nước là 1,04 triệu ha, giảm 5,5%. Sản lượng ngô thu hoạch trên cả nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước dẫn đến hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn ngô hạt (Bộ Công thương, 2019).

Ngô là cây ngũ cốc nuôi sống gần 1/3 dân số toàn cầu, ở các nước trồng ngô nói chung đều sử dụng ngô làm lương thực ở các mức độ khác nhau. Giá trị dinh dưỡng của ngô trong hat bao gồm 70 - 75% đường, tinh bột, 8 - 10% protein và 4 - 5% tinh dầu. Một trong những sản phẩm quan trọng từ cây ngô chính là tinh bột, tỉnh bột ngô có các ứng dụng trực tiếp và gián tiếp khác nhau như làm lương thực, làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và một số ngành công nghiệp khác. [Theo Trần Thị Thu Hoài và cs., (2020).]

Ngô là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuât rượu côn, tinh bột, dâu,

glucoza, bánh kẹo...những năm gần đây, ngô đang là nguồn nguyên liệu chính sản xuất ethanol thay thế nguồn năng lượng hoá thạch đang cạn kiệt dần. Năm 2011, Nước Mỹ đã sử dụng 45% sản lượng ngô dé sản xuất ethanol (Necsci.edu, 2013).

Ngoài ra, bắp ngô non có chứa nhiều chất dinh dưỡng và nhiều loại vitamin được sử dụng như một loại rau sạch cao cấp. Nghé trồng ngô làm rau ăn tươi và chế biến phục vụ xuất khẩu đang phát triển rất mạnh và mang lại hiệu quả cao ở Thái Lan,

Đài Loan (Chamnan, 1994). Ngoài ngô rau, các loại ngô nếp, ngô đường được dùng

ăn tươi hoặc đóng hộp cũng là một loại thực phẩm cung cap cho tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị.

1.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới

So với lúa mỳ và lúa nước, ngô đang đứng đầu về năng suất và sản lượng đứng thứ 2 về diện tích (FAOSTAT, 2020). Nhờ vị trí vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên sản suất ngô trên thế giới luôn được quan tâm và ngày càng phát trién.

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới từ năm 2015 - 2019 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tan/ha) Sản lượng (triệu tân)

2015 191,28 5,50 1.052,61 2016 196,50 5,74 1.127,35 2017 198,22 5,74 1.138,65 2018 197,00 5,71 1.124,72 2019 196,40 5,82 1.148,49

Nguôn: FAOSTAT, 2020 Số liệu Bang 1.1 cho thấy, năm 2015 diện tích ngô thế giới 191,28 triệu ha, năng suất ngô trung bình 5,50 tan/ha va sản lượng 1.052,61 triệu tấn; đến năm 2016, diện tích ngô trên thế giới giảm xuống còn 164,49 triệu ha, tuy nhiên sản lượng đạt 1.127,35 triệu tan, tăng 74,74 triệu tan so với năm 2015 do năng suất trung bình tăng lên 5,74 tan/ha.

Từ năm 2017 - 2019, diện tích ngô thế giới tăng lên khá cao, đao động từ 197 - 198 triệu ha, năng suất trung bình đạt > 5,7 tan/ha và sản lượng dao động từ 1124 -

1.148 triệu tan (FAOSTAT, 2020).

Trên thế giới, Trung Quốc là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất, năm 2015 diện tích ngô của Trung Quốc đạt 45,00 triệu ha, chiếm 23,5% tổng diện tích của toàn thế giới; tuy nhiên, đến năm 2019 diện tích trồng ngô của Trung Quốc giảm xuống còn 41,31 triệu ha. Tiếp đến là Mỹ 32,68 triệu ha, chiếm 17,1% tổng diện tích ngô thế giới, đến năm 2019 diện tích 32,95 triệu ha và Braxin 15,41 triệu ha (2015), chiếm 8,1% tổng diện tích ngô thế giới, đến năm 2019 diện tích là 17,51

triệu ha.

Về năng suất, Mỹ là quốc gia dẫn đầu về năng suất ngô, năm 2015 đạt 10,57 tan/ha/vu, cao hơn năng suất ngô trung bình của thế giới 5,07 tan/ha/vu, đến năm 2019 vẫn đạt 10,50 tân/ha/vụ; tiếp đến là Trung Quốc, năng suất ngô năm 2015 đạt 5,98 tan/ha/vu, cao hon năng suất trung bình của thé giới 0,39 tan/ha/vu, đến năm 2019 dat 6,32 tan/ha/vu và Brazin năm 2015 đạt 5,54 tắn/ha/vụ, đến năm 2019 đạt 5,77 tan/ha/vu (bảng 1.2).

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số nước dẫn đầu thế giới 2015 - 2019

Chỉ tiêu Nước 2015 2016 2017 2018 2019

Diện Thế giới 191,28 164.49 198,22 197,00 197,20

tich My 32,68 35,10 33,48 32,89 32,95

(riệu Trung Quốc 45,00 44,21 42,43 42,16 41,31

ha) Braxin 15,41 14,97 17,43 16,12 17,51

Thé gidi 5,50 5,74 5,74 5,71 5,82

Nang

, Mỹ 10,57 11,74 11,08 11,07 10,50 suât „

, Trung Quôc 5,89 5,97 6,11 6,10 6,32 (tan/ha) :

Braxin 5,54 4,29 5,62 5,11 5.17

San Thé giới 105261 112735 1.138,65 1.124,72 1.148,49

lượng Mỹ 345,49 412,26 371,10 364,26 347,05

(riệu Trung Quốc 265,16 263,78 259,26 257,35 260,96 tan) Braxin 85,28 64,19 97,91 82,37 101,14

Nguon: FAOSTAT, 2020

Sản lượng ngô của Mỹ cao nhất thế giới đạt 345,49 triệu tấn trong năm 2015, đến năm 2019 là 347,05 triệu tấn; tiếp đến là Trung Quốc 265,16 triệu tan năm 2015, đến năm 2019 là 260,96 triệu tấn và Braxin 85,28 triệu tấn trong năm 2015, đến năm 2019 là 101,14 triệu tan (Bảng 1.2).

1.1.2. Tình hình sản xuất ngô trong nước

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2020

; Dién tich Nang suat hat San luong

Nam (1.000 ha) (tan/ha) (1.000 tan)

1990 431,8 1,55 671,0

1995 556,8 213 1.184,2 2000 730,2 2,75 2.005,1

2005 1.052,6 3,60 3.787,1 2010 1.125,7 4,11 4.625,7

2015 1.164,8 4,54 5.287,2 2016 1.152,4 4,53 5.225,6

2017 1.099,6 4,67 5.131,9

2018 1.032,9 4,72 4.874,1 2019 986,7 4,80 4.731,9 2020 942,5 4,84 4.559,7

Nguôn: Tổng cục Thong kê, năm 1990 - 2020 Ở nước ta, ngô là cây lương thực, thực phẩm quan trọng, là cây nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngô còn là nguyên liệu sản xuất Ethanol - xăng sinh học E5 sạch với môi trường, cây năng lượng của thế kỷ 21. Vì vậy, ngô đã và đang được trồng ở hầu khắp các vùng sinh thái nông nghiệp của cả nước. Mặc dù vậy, cây ngô ở Việt Nam có những bước phát triển thăng tram, những năm gần đây nhờ có nhiều chính sách phù hợp của Đảng và Chính phủ, nhất là áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, biện pháp kỹ thuật canh tác và liên kết sản xuất giữa trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa nên cây ngô đã có bước tiễn dài trong tăng trưởng

vệ diện tích, năng suat, sản lượng và giá trị kinh tê.

Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam từ năm 1990 - 2020 cho thấy, sau 30 năm diện tích ngô tăng 2,4 lần; năng suất tăng 3 lần và sản lượng tăng 7,3 lần so với năm 1990. Nguyên nhân tăng diện tích, năng suất, sản lượng ngồ giai đoạn 1990 - 2020 ở nước ta là do lợi thế cạnh tranh của cay ngé cao hơn một số loài cay trồng ngắn ngày khác nền hiệu quả trồng ngồ cao, đặc biệt là việc đưa nhanh các giống ngồ lai mới có ưu thé lai cao vào trồng trong sản xuất với tốc đó siều tốc. Năm 1991 diện tích trồng bằng giống ngé lai chi đạt 500 ha, chiếm 0,1% tổng diện tích trồng ngồ cả nước, đến năm 2020 tỷ lệ diện tích trồng bằng giống ngó lai chiếm 95% tổng diện tích trồng ngồ cả nước, nhiều nơi như Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng Yến, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Trà Vinh trồng 100% diện tích trồng bằng giống ngồ lai năng suất cao.

1.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô tại Ninh Thuận

Số liệu từ Cục thống kê cho thấy, giai đoạn từ năm 2016 - 2020 điện tích sản xuất ngô của tỉnh Ninh Thuận có xu hướng giảm xuống từ 11.675 ha còn 10.162 ha.

Tuy nhiên, năng suất ngô thu được lại có xu hướng tăng từ 3,90 tấn/ha lên 4,73 tan/ha nên sản lượng ngô của toàn tỉnh tương đối ôn định từ 45 - 51 tấn. Ngoại trừ năm 2018 - 2020 sản lượng ngô có chiều hướng giảm rồi tăng với mức không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do giá ngô trong nước không ồn định .

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô tỉnh Ninh Thuận từ năm 2016 -

2020

Năm Diện tich (ha) Năng suat (tan/ha) Sản lượng (tan)

2016 11.675 3,90 45.486 2017 12.852 3,95 50.730 2018 11.726 4,22 49.481 2019 11.032 4,31 47.505 2020 10.162 4,73 48.103

Nguôn: Cục thống kê tinh Ninh Thuận, 2020

1.1.4. Tình hình sản xuất ngô tại huyện Bác Ái

Bang 1.5. Diện tích, nang suat va san lượng ngô huyện Bac Ái từ năm 2016 - 2020 Năm Diện tích(ha) — Năng suat(tan/ha) Sản lượng(tân)_

Ngô lai Ngônệp Ngôla Ngdnép Ngôlai Ngdnép 2016 1.629 1.480 3,45 0,61 5.613 902 2017 1.094 2.516 3,89 0,91 4.259 2.300 2018 795 2.399 3,48 0,69 2.765 1.666 2019 534 2411 3,37 1,12 1.802 2.702 2020 807 1.897 4,47 1,65 3.609 3.138

Nguôn: Báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Bác Ai, 2020 Ngô là cây trồng nông nghiệp chủ lực của huyện Bác Ái, tuy nhiên cũng như xu hướng chung của toàn tỉnh Ninh Thuận, diện tích ngô trên địa bàn huyện Bác Ái giảm mạnh, từ 3.610 ha trong năm 2017 giảm xuống còn 2.704 ha trong năm 2020 và theo báo cáo tong kết sản xuất nông nghiệp của huyện Bác Ai trong năm 2018 thì diện tích sản xuất ngô của huyện còn 795 ha. Năng suất ngô của huyện Bác Ái so với năng suất chung của toàn tinh là tương đối thấp, biến động từ 17,8 - 29,4 tạ/ha.

Năng suất ngô của huyện Bác Ái thấp do diện tích trồng các giống ngô bản địa chiếm tỷ lệ rất lớn (> 50%). Theo báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp của huyện Bác Ái năm 2019 thì diện tích sản xuất các giống ngô lai như LVN10, VN8960...1a 807 ha (trong tổng số 2.704 ha), diện tích còn lại là các giống ngô nếp khác. Mặc dù, năng suất của các giống ngô nếp bản địa thấp; tuy nhiên, chất lượng lại cao hơn các giống ngô lai và được thị trường ưa chuộng; giá bán cũng cao hơn nhiều so với các giống ngô lai (giá ngô nếp khoảng 15.000 đồng/kg còn giá ngô lai khoảng 5.300 đồng/kg) nên được nông dân huyện Bác Ái trồng phố biến. Tuy nhiên, qua các vu sử dụng ngoài sản xuất các giống ngô nếp bị thoái hóa làm cho cây sinh trưởng phát triển kém đồng đều, khả năng chống chịu sâu bệnh, bất thuận giảm và cuối cùng dẫn đến tiềm năng năng suất giảm so với giống gốc. Do đó, dé khắc phục tình trạng này cần có biện pháp phát triển giống ngô nếp thích hợp nhằm nâng cao năng suất và khả năng chống chịu của giống ngô nếp bản địa huyện Bác Ái.

1.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô trên thế giới và Việt Nam Bảng 1.6. Một số đặc tính chất lượng của ngô nếp so với ngô thường

Năng lượng (kcal/kg) Ngô thường (răng ngựa) 4,2 - 4.8 7,7- 8,2 71,3 - 73,4 1777 - 1795

Ngô hàm lượng dầucao 7,2- 8,2 8,0 - 9,0 66,2 - 67,9 1851 - 1869 Loại ngô % dầu % protein % tinh bột

Ngô giàu lysine 4,0 - 4,5 7,3 - 8,5 70,5-72,2 1770-1785 Ngô nêp 3,2 - 3,6 89-101 73,1-73,3 1747-1758 Nguồn tham khảo

1.3. Một số nghiên cứu về mật độ cho cây ngô trên thế giới và Việt Nam

Mật độ là mot biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống. Nhìn chung, các giống khác nhau phản ứng với mật đó khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng còn tăng quá năng suất giảm xuống. Quan hệ giữa mật độ và năng suất cây lấy hat là quan hệ parabol, tức là mật đó lúc đầu tăng thi năng suất tăng nhưng nếu tiếp tục tăng mật độ quá thì năng suất lại giảm.

Giải quyết tốt van đề mật đó là giải quyết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của từng cá thé và quan thé cây ngô nhằm tạo điều kiện cho quan thé cây ngô khai thác tốt nhất khoảng không gian (ánh sáng, không khí) và mặt đất (nước và dinh dưỡng khoáng) dé thu được năng suất cao nhất (Đinh Thế Lộc và cs.,1997).

Lê Qúy Tường va cs. (2022) đã xác định 03 tổ hợp ngô nếp lai triển vọng trồng tại Quảng Ngãi, đó là tô hợp N51 x N7B, năng suất bắp tươi TB 126,8 tạ/ha vượt giống MX6 41,9%; năng suất hạt khô 61,3 tạ/ha chất lượng ăn tươi tương đương giống MX6; tổ hợp D666 x N7B năng suất bắp tươi TB 124,4 tạ/ha, vượt giống MX6 39,3% năng suất hạt khô 64,5 tạ/ha chất lượng ăn tươi tương đương giống MX6; và tổ hợp N7B x N15 năng suất bap tuoi TB 126,2 tạ/ha, vượt giống MX6 41,3% năng suất hạt khô 63,9 tạ/ha chất lượng ăn tươi tương đương MX6.

1.3.1. Kết quả nghiên cứu mại 't dol] trồng ngô trên thế giới

Mật độ gieo trồng có quan hệ mật thiết với năng suất ngô. Tại vùng Simnic, Rumani trong 2 năm 2009 và 2010 các nghiên cứu về mật độ gieo trong da duoc tiến hành với các giống ngô lai Fundelea 475, Kamelias, Danubian, KWS 2376,

Rapsodia va Kitty. Trong ca 2 năm ngô được gieo vào 15/4 với 3 mật độ thí

nghiệm: 40.000 cây/ha, 50.000 cây/ha và 60.000 cây/ha. Kết quả cho thấy mật độ

gieo trồng 60.000 cây/ha cho năng suất cao nhất §.190kg/ha, tiếp theo là mật độ 50.000 cây/ha năng suất đạt 7.570 kg/ha và cuối cùng là mật độ 40.000 cây/ha năng suất đạt 7.430 kg/ha (Borleanu, 2010).

Việc năng suất tăng ở khoảng cách hàng hẹp so với hàng rồng, đặc biệt ở mật đó cao, được giải thích là do tiếp nhận năng lượng mặt trời tốt hơn, giảm bốc hơi nước và hạn chế cỏ dại phát triển do sớm che phủ mặt đất. Theo Dahmardeh (2010),

với cùng mật đó thì năng lượng cho quang hợp sẽ lớn hơn 15 - 20% khi giảm

khoảng cách hàng từ 102 em xuống còn 60 cm, tỷ số bức xạ thật ở mặt đất so với trên cây trồng giảm khi khoảng cách hàng tăng, năng suất và hiệu suất sử dụng nước

tăng khi khoảng cách hàng giảm.

Ở Argentina đã công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hang gieo 35 cm và 70 em với cùng mật độ 7,6 vạn cây/ha ở 2 giống ngô lai DK636 và DK639 trong 2 năm 1996 và 1997 cho thấy: Trong điều kiện gieo hang hẹp (35 cm) năng suất cao hơn han so với khoảng cách truyền thống (Barbieri và cs., 2000).

Tại Mỹ, kết quả nghiên cứu của Sener ở Đại học Nebraska cho thấy: năng suất cao nhất (14 tan/ha) thu được ở khoảng cách hang 45 - 50 cm va mat đó 9,0 - 10,0 vạn cây/ha. Ở Mỹ ngô lai được trồng phô biến ở mật độ 8,0 - 8,5 vạn cây/ha, khoảng cách hàng là 40, 50 và 75 em; nhiều diện tích được trồng theo hàng kép với hàng hẹp 18 - 21 cm năng suất cao hơn han so với mật độ và khoảng cách truyền thống (dẫn theo Phan Xuân Hào, 2008).

Tai vùng Simnic, Rumani trong 2 nam 2009 và 2010 nghiên cứu về mật độ gieo trồng với các giống ngô lai và 3 mật đó: 40.000 cây/ha, 50.000 cây/ha và 60.000 cây/ha. Kết quả cho thay mật độ gieo trồng 60.000 cây/ha cho năng suất cao nhất 8.190 kg/ha, tiếp theo là mật độ 50.000 cây/ha năng suất đạt 7.570 kg/ha và cuối cùng là mật độ 40.000 cây/ha năng suất đạt 7.430 kg/ha (Borleanu, 2010).

Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng và giống đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô được thực hiện trên 4 giống ngô (Suwan - 1- SR, ACR97, BR9922

- DMRSF2 và AMATZBRC2WB) tai Nigeria từ thang 3 đến tháng 12 năm 2008, 2009 cho thấy: giống BR9922 - DMRSEF2 tỏ ra xuất sắc với số bắp trên cây là 1,7 ở cả hai năm 2008 va 2009, chiều dài bắp là 27,7 cm và 26,7 cm tương ứng với năm 2008 và 2009. Năng suất hat thu được năm 2008 là 4,7 tan/ha và 4,9 tân/ha trong 2009, số hạt/bắp là 467,7 hạt năm 2008 và 463,9 hạt năm 2009. Trồng ở khoảng cách 75cm x 15 cm cho số bắp/cây cao nhất (1,9 bắp/cây trong cả hai năm 2008, 2009). Năng suất thu được ở khoảng cách này là 5,0 tan/ha trong năm 2008 và 5,2

tan/ha trong năm 2009, chiều dài bắp 18,6 cm trong năm 2008 va 20,1 cm trong năm 2009, số hat/ bap la 363,0 hat/bap trong nam 2008 va 369,0 hat/bap trong nam

2009 (Enujeke, 2013).

Nhiều nghiên cứu cho rang năng suất đã tăng lên có ý nghĩa trong kỷ nguyên giống ưu thế lai (Asscfa ct al, 201; Ciampitti & Vyn, 2012) và tăng số cây trên một đơn vị diện tích là một trong những đóng góp chính cải tiến năng suất ngô

(Ciampitti & Vyn, 2012).

1.3.2. Kết quả nghiên cứu mật độ trồng ngô ở Việt Nam

Kết quả cho thấy thực hiện thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân năm 2018 tại Nam Trung bộ đối với giống ngô lai đơn ngắn ngày VS6939, trồng mật độ (5,7; 6,1 và 7,6 vạn cây/ha) cho năng suất cao nhất là 85,43 tạ/ha ở mật độ 7,6 vạn cây/ha và mật độ 5,7 vạn cây/ha ở mức có ý nghĩa, đồng thời cho hiệu quả kinh tế vượt rõ rệt so với công thức đối chứng, cụ thé là 7,4 triệu/ha (Vũ Hoài Sơn và cs.,

2019a).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức & cs., (2017) cho thấy các giống ngô nếp thí nghiệm đều thuộc nhóm ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng, phát triển dao động từ 67 - 71 ngày; chiều cao cây của các giống thí nghiệm thuộc loại thấp và trung bình, dao động từ 194,27 - 209,53 cm. Các giống MAX68 và HN88 là các giống ngô nếp lai có các chỉ tiêu cảm quan như độ đẻo, độ ngọt, hương thơm thích hợp để sản xuất ngô ăn tươi tại địa phương. Tác giả đã xác định được 2 giống có năng suất cao là MAX68 (129,92 tạ/ha) và HN88 (121,6 tạ/ha), đồng thời ca 2 giống này đều cho năng suất cao nhất ở mật độ 62.000 cây/m”.

Các nhà khoa học đã đi đến thống nhất khoảng cách tốt nhất giữa các hàng

trồng ngô là 70 cm, có xu hướng cố định khoảng cách giữa các hàng, điều chỉnh

thay đổi mật độ giữa các cây trong hàng (Nguyễn Thế Hùng, 2001). Can Văn

Cường (2020a) đã xác định gieo mật độ 71.000 cây/ha (70 cm x 20 cm) cho năng

suất bắp tươi (13,5 tan/ha). Kết quả cho thay năng suất tăng khi tăng mật độ trồng.

Năng suất cao nhất đạt được ở mật đó 9 vạn cây/ha và thấp nhất ở mật độ 5 vạn cây/ha. Trong cùng mật độ, năng suất trung bình của 7 giống đạt cao nhất ở khoảng cách giữa các hàng 50 cm (8.511 kg/ha) rồi đến khoảng cách giữa các hàng 70 cm (7.630 kg/ha) và thấp nhất ở khoảng cách giữa các hàng 90cm (7.308 kg/ha). Trong 7 giống thí nghiệm 6 giống thuộc nhóm ngắn ngày và trung ngày cho năng suất cao nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha, khoảng cách 50 x 25cm. Riêng giống LVNI0, dai ngày, cao cây cho năng suất cao nhất ở khoảng cách 50 x 28cm, tương ứng với mật độ 7 vạn cây/ha. Viện Nghiên cứu Ngô thực hiện với 5 giống LVN4, LVN10, LVN45, LVN99 va LVN184 cho thay, năng suất trung bình của 5 giống ở 5 mật độ 5, 6, 7, 8, 9 vạn cây/ha đạt cao nhất với khoảng cách giữa các hàng là 50cm (8,29 tan/ha) vượt 9,6% so với khoảng cách giữa các hàng 70cm (7,56 tan/ha) và vượt 11,4% so với khoảng cách hang 90cm (7,29 tan/ha). Bốn giống cho năng suất cao nhất ở mật đó 8 vạn cây/ha và khoảng cách hàng 50cm. Riêng giống LVN10 cho năng suất cao nhất ở mật dé 7 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 50cm (Viện Nghiên cứu Ngô,

2009).

Theo Dương Thị Nguyên (2011), giống ngô lai NL36 trồng với mật độ 7,1 vạn cây/ha và khoảng cách 50 x 28 cm là hợp lý và cho năng suất cao trên 80 tạ/ha tại tất cả các địa điểm thí nghiệm tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Phú Thọ.

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình và cs (2011a) đã đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất giống ngô NK 4300 trên đất dốc huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang trong vụ Xuân Hè 2010. Kết quả cho thay nang suất cao nhất đạt được ở mật độ trồng 92 nghìn cây/ha kết hợp với lượng đạm bón 150 kg N/ha; tăng lượng đạm bón lên 180 kg/ha năng suất sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Ảnh hưởng của khoảng cách gieo trồng, lượng phân đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp bản địa mới phục tráng tại Bác Ái, Ninh Thuận (Trang 20 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)