1.1. Sơ lược về cây hồ tiêu 1.1.1. Đặc điểm của cây hồ tiêu
Cây tiêu (Piper nigrum L.) thuộc loại cây thân thảo, mềm dẻo, mỗi nhánh được phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có một lá đơn. Mỗi lá tiêu đều có một cuống bám vào đốt được phân ra, phiến lá hình tim, mọc cách. Ở mỗi nách lá đều có những mầm ngủ là nơi phân chia dây tiêu thành các cành. Cây tiêu có 3 loại cành
khác nhau là dây thân, dây lươn và cảnh quả.
Dây thân phát triển từ mầm nách lá ở những cây tiêu nhỏ hon 1 năm tuổi. Từ một dây thân chính sẽ có những dây thân cấp thấp phát sinh. Dây thân có độ phân cành thấp, chỉ dưới 45° nên cành dường như là mọc thắng hướng lên trên. Dây thân sinh trưởng khỏe, có lóng ngắn, phần đốt thường có rễ có tác dụng giúp dây tiêu bám vào trụ. Dây thân thường dùng để làm hom giống nhờ khả năng phát triển rễ mạnh giúp cây sinh trường tốt. Thông thường chúng ta thường sử dụng dây thân dé giâm hom, và chỉ sau 2 - 3 năm trồng là đã có khả năng cho trái, tuy nhiên lấy quá nhiều dây thân sẽ khiến cây không thể phát triển và khép tán.
Dây lươn được phát sinh ở mầm nách tại các đốt nằm gần sát gốc, cành thường có lóng dài và nằm dài ra đất. Dây lươn không cho quả nhưng lại có một khả năng sinh trưởng khỏe, thích hợp sử dụng để giâm, chiết cây. Tuy nhiên thời
gian ra quả chậm hơn là dây thân, nhưng thời gian khai thác được lâu dài hơn. Cây
tiêu được trồng bằng dây lươn thì sau một năm sẽ phát sinh cành quả.
Cành quả là những cành mang trái, số lượng cành quả trên trụ sẽ quyết định đến năng suất của cây tiêu, tuy nhiên mỗi nách lá chỉ có một mầm ngủ là có khả năng phát triển thành cành quả. Cành quả có độ góc phân cành lớn, lóng ngắn.
Cây tiêu thuộc loại rễ chùm, háo khí, ăn sâu vào đất. Trong hệ thống cây tiêu thường có tới 3 - 6 rễ cái và rất nhiều chùm rễ phụ. Ngoài ra các đốt rễ trên dây lươn sẽ giúp cây bám vào trụ và vươn lên. Rễ tiêu không chịu được ngập úng, chỉ can ung nước từ 12 - 24 giờ thì bộ rễ cây tiêu sẽ bị tổn thương đáng ké và có thé bị thối, cây tiêu sẽ chết dần. Để hệ thống rễ chính ăn sâu, có khả năng chịu hạn tốt, hệ thong rễ phụ phát triển tốt và hút được nhiều chất dinh dưỡng thì, đất trồng tiêu phải
được tơi xốp, giàu mùn. Hệ thông rễ của cây tiêu bao gồm 04 loại rễ chính: rễ cọc,
rễ cái, rễ phụ và rễ bám.
1.1.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây hồ tiêu
Hạt tiêu có giá trị kinh tế cao, là một trong những mặt hàng chủ lực để xuất khẩu. Trồng hồ tiêu giúp giảm tình trạng thất nghiệp và đem lại thu nhập cao cho người lao động. Hồ tiêu không những được sử dụng làm gia vi cho các loại món ăn, sử dụng dé ép lấy tinh dau trong ngành công nghiệp hương liệu mà còn được dùng trong y dược như là một vi thuốc, có tác dụng chữa tri một số bệnh như: Phòng, ngừa bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác: trong hạt tiêu đen có chứa chất oxy hóa giúp phòng ngừa bệnh ung thư vú và ung thư ruột; Điều trị bệnh sung huyết,
nghẹt mũi: hạt tiêu đen có tác dụng làm loãng dịch đờm, dãi vì vậy sẽ giúp đường
hô hấp thông thoáng và ít bị xung huyết; Hạt tiêu có khả năng chống vi trùng vì vậy điều trị bệnh, ho, cảm, cúm rất hiệu quả; Tốt cho hệ tiêu hóa: hạt tiêu có tác dụng kích thích bao tử tiết ra nhiều a-xít hydrochloric, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn; Giúp giảm cân, kích thích thèm ăn, điều trị viêm khớp.
1.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam
Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của nước ta, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với diện tích chiếm trên 95% diện tích trồng hồ tiêu của nước; còn lại trồng rải rác ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Hồ tiêu là cây trồng mang lại giá trị kinh tế, là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của nước ta, phát triển đúng hướng, bền vững cây hồ tiêu có ý nghĩa kinh tế lớn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước nói chung, kinh tế của vùng,
địa phương nói riêng cũng như đóng góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải
thiện đời sống cho bà con nông dân. Các tỉnh trồng tiêu có diện tích tiêu nhiều ở Đông Nam Bộ gồm Đồng Nai, Bà Rịa — Vũng Tàu, Bình Phước, va tỉnh Kiên Giang chủ yếu tập trung trồng nhiêu tại huyện Phú Quốc, Gò Quao, Giồng Riềng nhưng không nhiều so với các vùng còn lại. Diện tích trồng tiêu nhiều ở Tây Nguyên gồm Gia Lai, Đắc Lắc và Đắc Nông, một ít mới phát triển ở Lâm Đồng và Kon Tum.
Các tỉnh khác ở miền Trung có diện tích khá gồm Bình Thuận, Phú Yên, Quảng
Nam, Quang Tri.
300000.0 5 million$ - 1200.0
275000.0 +
eel al + 1050.0
225000.0 + + 900.0 200000.0 +
175000.0 + Ƒ 700
150000.0 + + 600.0 125000.0 +
100000.0 + r4o9
75000.0 + + 300.0 50000.0 +
+ 150.0
Bas 280000 1 |. - :
; 201 20 2019 : em Số lượng 215081.0 235889.0 287003.0
=O Gia trị 1119.300 774.700 721.200
Hình 1.1. San lượng và giá trị xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam, giai đoạn 2017-2019 Nguôn: VPA, 2019
45.000 _ 40000 }—
® 35.000 -Ƒ =
= 30.000 -* ".
5 25000 4H HH
= 20000 LẺ HH
§ 15.000 GER RN Fay ca
6 10.000 tt tr H tH H HH H 5.000 ch = tr r tì .
' . Ba
pak | Đăk | Đồng | BIN | gis | Gia
ằ A : Phu s 5 Khỏc Lak | Nông | Nai Fi Ving Lai
oc a Tau
© 2018 (ha)| 38.61 | 34.11 | 19.02 | 17.17 | 13.16 | 16.27 | 11.48 2019 (ha)| 36.39 | 32.28 | 18.19 | 16.21 | 13.16 | 10.73 | 13.01
Hình 1.2. Diện tích trồng tiêu chính tại các tỉnh giai đoạn 2018-2019
Nguồn: VPA, 2019 Theo số liệu của Tổng cục thống kê 2021, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam chiếm hơn 40% về sản lượng và gần 60% về thi phần xuất khẩu hồ tiêu của thé
giới. 95% khối lượng hạt tiêu của Việt Nam dùng cho xuất khâu, còn lại 5% tiêu thụ ở thị trường trong nước. Giá hồ tiêu đạt cao điểm vào năm 2015 và năm 2016, trung bình ngoại tệ thu về từ 8.000 - 9.500USD/tan hỗ tiêu xuất khâu. Từ sau năm 2016, giá hồ tiêu liên tục lao đốc, nên người trồng hạn chế hoặc không chăm sóc, không phòng trừ sâu bệnh, hệ quả là năng suất, chất lượng kém, hiệu quả thấp. Đến năm 2019 - 2020, trung bình mỗi tan hồ tiêu xuất khẩu chỉ thu về 2.300 — 2.500 USD.
Với mức giá này, những hộ trồng hồ tiêu gặp rất nhiều khó khăn, thua lỗ, mat kha năng trả nợ các khoản tin dụng đã vay dé dau tư trồng hồ tiêu. Trong những tháng đầu năm 2021, giá hồ tiêu trong nước và giá xuất khâu liên tục tăng. Hồ tiêu đang dần khởi sắc sau một thời gian dài rớt giá. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành hồ tiêu nói chung và nông dân sản xuất hồ tiêu nói riêng. Tuy Việt Nam đứng số 1 thé giới về sản xuất hồ tiêu nhưng còn nhiều bat ồn, chưa bền vững. Việt Nam đã xuất khẩu hồ tiêu đến 105 nước và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất năm 2016 với 1.429,2 triệu USD, sau đó giảm dần vào các năm 2017, 2018, 2019 và năm 2020 chỉ đạt 660,6 triệu USD trong khi lượng xuất khẩu dat cao nhất với 285,3 nghìn tan.
1.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu tại Phú Quốc, Kiên Giang 1.3.1. Tình hình sản xuat hồ tiêu tại Phú Quốc
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53' đến 10°28' độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49' đến 104°05’
độ kinh đông. Huyện Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km? (56.700 ha), dài 49 km. Dia hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam. Đảo Phú Quốc được cấu tạo từ các đá trầm tích Mesozoi và Kainozoi, bao gồm cuội kết đa nguồn gốc phân lớp dày, sỏi thạch anh, silica, đá vôi, riolit và felsit. Phú Quốc có điều kiện thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa và được chia làm hai mùa rõ rệt. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây hồ tiêu với chất lượng hạt tiêu đặc trưng hơn những vùng khác.
Diện tích cây hồ tiêu tại Kiên Giang có 860 ha trong năm 2019 và được trồng nhiều tại Tp. Phú Quốc, Gò Quao, Giồng Riéng và Kiên Lương. Theo thống kê,
năm 2021 cây hồ tiêu của Tp.Phú Quốc chỉ còn khoảng 300 ha nằm rải rác ở các xã Cửa Dương, Cửa Cạn và một phần 2 xã Bãi Thơm, Dương Tơ. Trong đó, xã Cửa Dương có số lượng diện tích hồ tiêu lớn nhất nhưng đến nay cũng giảm mạnh từ 132,2 ha năm 2019 đến năm 2021 còn 85 ha. Nguyên nhân chính dẫn đến giảm diện tích và sản lượng là do giá giảm sâu, người trồng thua lỗ nên chuyên qua cây trồng
khác.
Tiêu là một loại gia vị được coi là đặc sản nồi tiếng của Phú Quốc. Do điều
kiện thé nhưỡng đặc thù của đất đảo nên hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng do hàm lượng tinh dầu cao nên đặc biệt có vị đậm hơn nhiều loại hồ tiêu trồng ở nơi khác. Hồ tiêu Phú Quốc có 3 sản phẩm chính là tiêu đỏ, tiêu đen và tiêu trắng( tiêu sọ). Ngoài ra, tiêu Phú Quốc có thé chế biến nhiều loại sản phẩm khác. Thời điểm năm 2016 và 2017, khi diện tích tiêu ở Phú Quốc đạt khoảng 500 ha thì sản lượng tiêu hạt dao động khoảng 1.200 tắn/năm. Sản phẩm hồ tiêu Phú Quốc cũng được
Cục Sở hữu trí tuệ công nhận “Nhãn hiệu tập thể”. Đề nâng cao chất lượng tiêu Phú
Quốc, các ngành chức năng huyện Phú Quốc đã tăng cường ứng dụng công nghệ vào sản xuất tiêu và quy hoạch phát triển hồ tiêu trên dao Phú Quốc.
1.3.2. Giống tiêu đang trồng tại Phú Quốc
Các giống hồ tiêu chủ yếu là giống tiêu Phú Quốc và giống tiêu Hà tiên (lá nhỏ va lá lớn) được trồng từ lâu, sau này có các giỗng được trồng như Vĩnh Linh, Trung Lộc Ninh, Lada, một sỐ giống tiêu An Độ. Đặc điểm nồi trội của giống tiêu Phú Quốc là vị thơm, cay nồng. Giống có khả năng sinh trưởng khá tốt, năng suất én định và ít sâu bệnh, cho thu hoạch sớm sau khi trồng, có chùm quả trung bình,
quả to và đóng quả dày.
1.4. Một số biện pháp nhân giống cây hồ tiêu
Sử dụng cây giống chất lượng tốt, sạch sâu bệnh là một trong những điều kiện tiên quyết cho một vườn tiêu bền lâu và hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp nhân giống cây hồ tiêu để tạo ra được giống cây hồ tiêu đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt và sạch sâu bệnh.
1.4.1. Nhân giống hữu tính cây hồ tiêu
Nhân giống bằng hạt thường được áp dụng với mục đích nghiên cứu thí nghiệm, lai tạo giống và hầu như không được sử dụng trong thực tế sản xuất, vì cây con không đảm bảo đặc tính di truyền của cây mẹ, cây yếu và chậm phát triển.
Thường thì sau hơn 1 tháng hạt tiêu mới nảy mầm. Cây con gieo từ hạt chậm cho ra hoa, ra quả, phải mat 6 - 7 năm từ khi gieo hat cây mới cho trái (Tôn Nữ Tuan Nam
và ctv., 2008).
1.4.2. Nhân giống vô tính cây hồ tiêu 1.4.2.1. Nhân giống bằng nuôi cấy mô
Nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô bao gồm: nuôi cấy mô sẹo, nuôi cấy tế bào phấn hoa, nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Nhân giống tiêu bằng phương pháp nuôi cấy mô đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, trang thiết bị máy móc hiện đại, phải có phòng thí nghiệm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
1.4.2.2. Nhân giống bằng giâm cành
Phương pháp giâm cành không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật, thiết bị, hóa chất và có thé cung cấp được một số lượng lớn giống cho sản xuất nên đã được nghiên cứu và khuyến cáo sử dụng nhiều ở các nước trên thế giới. Vật liệu giâm cành gồm
có ba loại hom trên dây tiêu như sau:
+ Hom lươn: Cây mọc từ hom lươn chậm cho ra trái, thường thì 3 - 4 năm
sau khi trồng. Tiêu trồng từ hom lươn cho năng suất cao, 6n định và lâu cdi hơn so với dây thân. Da số các giống hồ tiêu trồng phô biến tại Việt Nam đều có khả năng cho dây lươn rất nhiều vì vậy giâm hom lươn rất dé thực hiện với hệ số nhân cao, chi phí thấp. Hom lươn có 3 mat, hom bánh té được chon là nguồn vật liệu tốt cho việc giâm hom dé cho ra cây giống tiêu con tốt nhất.
+ Hom thân: Cây mọc từ hom thân mau ra trái, chỉ 2 năm sau khi trồng. Cây non ươm từ hom thân mọc rất khỏe, năng suất cao và tuổi thọ tương đối dài từ 15 - 20 năm. Tuy nhiên, nhân giống bằng hom thân chỉ khai thác được từ những vườn tiêu mới trồng, giai đoạn 12 - 24 tháng tuổi mới đảm bảo chất lượng hom giống tốt.
Vì vậy gây hạn chế trong việc tìm nguồn giống, hệ số nhân giống từ hom thân cũng thấp hơn hom lươn và chỉ phí sản xuất cao hơn hom lươn rất nhiều.
+ Cành quả: Cây tiêu mọc từ cành quả mau ra hoa quả nhưng không có khả
năng bám trụ leo lên, do vậy năng suất rất thấp và mau côi. Trong thực tế sản xuất không dùng cành quả dé nhân giống tiêu.
1.4.2.3. Nhân giống bằng chiết ghép
- Ghép cành: Thường ghép tiêu trên loài cùng họ nhưng có bộ rễ khoẻ hơn.
Phương pháp ghép đối với cây hồ tiêu cũng đã được thử nghiệm ghép đối với các giống cây hồ tiêu có năng suất cao là giống Vĩnh Linh và Lộc Ninh lên gốc cây trầu không và gốc tiêu trâu đã được tiến hành tại Viện Khoa học Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên không đem lại kết quả khả quan. Tỷ lệ cây ghép sống thấp và các cây ghép cũng chỉ phát triển chậm một thời gian rồi chết. Do cau tạo tế bào mạch dẫn của hồ tiêu không thuận lợi cho việc ghép nên sự tiếp hợp giữa gốc ghép và chdi rất kém (Tôn Nữ Tuấn Nam và ctv., 2008).
- Chiết cành: Cành thân hoặc cành lươn trên trụ tiêu có thé được chiết dé dàng. Người ta dùng hỗn hợp đất và rễ bèo hoặc xơ dừa đã ngâm nước, rửa sạch, bó vào các đốt thân hay cành lươn, sau một thời gian, chỗ bó ra rễ thì cắt đem trồng.
Tỷ lệ sống cao, dây tiêu chiết mọc ra khoẻ nhưng hệ số nhân giống không cao (Tôn Nữ Tuấn Nam, 2005).
1.5. Đặc điểm của giống tiêu sử dụng trong đề tài
Giống tiêu dùng trong dé tài là giống tiêu Phú Quốc. Giống có nguồn gốc từ Campuchia, kích thước lá trung bình - nhỏ, mép lá gợn sóng. Giống cho quả sớm sau khi trồng, chùm quả to trung bình 8 - 10cm. Quả to đóng dày trên gié. Gần tương tự với giống tiêu sẻ Lộc Ninh.
Ưu điểm: Giống tiêu Phú Quốc có vị thơm, cay nông, dung trọng cao, chất lượng hạt cao, hạt to hơn giống Vĩnh Linh, giống có khả năng sinh trưởng khá tốt, năng suất ôn định và ít sâu bệnh và đặc biệt là có khả năng chịu hạn tốt. Giống có sức sống mạnh, cây tiêu có thé sinh trưởng trên 30 năm, có trụ tiêu trên 40 nam tuổi.
Nhược điểm: Giống tiêu có gié tiêu ngắn, số hạt trên gié thấp bình quân 20 hạt/gié, hạt tiêu chín có màu đỏ thẫm không đẹp bằng giống tiêu Vĩnh Linh. Năng suât của giống thấp hơn giống tiêu Vĩnh Linh.
Ở An Độ, phương pháp nhân giống tiêu bang dây lươn vẫn phố biến hơn cả.
Trên các trụ tiêu sinh trưởng khoẻ, cho năng suất cao, các dây lươn mọc từ gốc được buộc vào các cọc cô định gần trụ tiêu, tránh không cho các mat day moc ré khi tiếp xúc với mặt đất. Sau đó, dây lươn được tach khỏi trụ tiêu trong thang 2 đến tháng 3 và sau khi cắt tỉa lá, dây lươn được cắt thành các hom có 2-3 mắt rồi đem ươm vào luéng ươm hoặc bau. Việc che bóng và tưới nước được thực hiện thường xuyên cho tới khi ra rễ rồi dem trồng vào tháng 5-6 (Thankmani va ctv, 2007).
Ở Indonesia, hom tiêu lươn được cắt có 5-7 đốt và trồng trực tiếp trên đồng ruộng, thỉnh thoảng hom một đốt ra rễ ở điều kiện duy trì nhiệt độ vườn ươm, chuẩn bị đất, dây tiêu sạch, đào kênh thoát nước, hồ trồng, tưới nước thường xuyên đẻ giữ độ âm, thỉnh thoảng phun chất dinh dưỡng lên lá (FAO và IPC, 2005).
Tại Sri Lanka, hom tiêu 2-3 đốt được giâm trong túi nilong hay trồng trực tiếp trên đồng ruộng. Có ba phương pháp nhân nhanh được ứng dụng: Phương pháp thanh tre, phương pháp xếp thành dãy(đống), phương pháp túi nilong. Trong đó, phương pháp thanh tre được áp dụng rộng rãi trong nhân giống tiêu paniyur-1, hom lươn hai đốt với một lá đơn là thích hợp (FAO và IPC, 2005).
Ở Malaysia, hom lươn 5 đốt được cắt từ cây mẹ có thê giâm trực tiếp ngoài đồng trong suốt mùa mưa, nhưng thường được trồng trong vườn ươm 4-8 tuần dé cho kết quả tốt hơn (FAO và IPC, 2005).
Theo Phan Quốc Sủng (2000) cho thấy tùy vào yêu cầu mà cắt mỗi hom có từ 2-5 đốt, néu đem trồng trực tiếp vào đất không qua bầu ươm thì nên sử dụng hom 5 đốt (ba đốt được vùi trong đất). Khi giâm trong bầu ươm thì sử dụng ba đốt/hom để giâm, nếu trong điều kiện thiếu giống có thé sử dụng hom hai đốt để giâm, các hom bánh té nay mam và ra rễ khoẻ hơn các hom già, các hom non trên ngọn có thé được sử dung dé nhân giống trong điều kiện mùa mưa và che đậy kín sau khi giâm
khoảng | tháng.
Trong thực tế, nhân giống tiêu ở Phú Quốc người dân thường sử dụng hom lươn 5-7 đốt và không xử lý chất kích thích sinh trưởng để giâm hom. Trong mùa mưa, người dân thường sử dung hom thân được lay từ những vườn tiêu 12-24 tháng