2.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài gồm hai thí nghiệm và có tính kế thừa.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của loại hom và giá thể đến sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của giống tiêu Phú Quốc ở giai đoạn vườn ươm.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng phân lân và đạm đến sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của giống tiêu Phú Quốc ở giai đoạn vườn ươm.
2.2. Điều kiện nghiên cứu
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2021 trong điều kiện nhà lưới của nông hộ tại xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
2.2.2. Điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm
Qua Bảng 2.1 cho thấy Phú Quốc có thời tiết mang tính nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ các tháng trong năm chênh lệch không nhiều( 27,2°C - 29°C). Số giờ nắng có bién động lớn (123,7 - 245,1 giờ/tháng).
Lượng mưa chênh lệch lớn giữa mùa mưa (thang 4,5, 6, 7, 8, 9, 10, và 11) so
với mùa khô thang1,2,3 và 12, điều này có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây
con trong giai đoạn vườn ươm.
Độ 4m không khí có sự chênh lệch rõ rệt giữa các tháng mùa mưa và mùa khô, độ âm giao động từ 66,9% - 87,3% phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây con trong giai đoạn vườn ươm.
Bảng 2.1. Điều kiện thời tiết tại khu thí nghiệm trong năm 2021
Thỏng Nhiệt độ trung Tổng lượng mưa ằ " trung Số giờ nắng
bình (°C) (mm/thang) inh (%) (giờ/tháng)
1 26.2 11.9 69.6 257.2 2 26.5 48.1 78.2 216.1 3 28.7 266.2 75.0 269.4 4 28.9 266.2 79.0 235.1 5 28.7 589.2 82.7 203.5 6 29.0 247.4 81.8 192.8 7 28:2 488.2 85.1 130.7 8 28.1 312.8 84.8 158.4 9 27.2 672.8 87.3 123.7 10 28.2 304.8 83.0 168.8 lãi 27.8 295.2 79.1 194.7 12 243 35.8 66.9 245.1
(Nguon: Trung tâm khí tượng thủy văn Kiên Giang nam 2021)
2.2.3. Điều kiện nhà lưới thực hiện thí nghiệm
- Nhà lưới được xây dựng trên nền đất cao, có độ dốc nhẹ, có đủ nguồn nước tưới, thuận tiện vận chuyên, thoát nước và tương đối kín gió, có lưới che 50% ánh
sáng, có nilong làm mái che.
- Nhà lưới với quy mô diện tích là 120 m? (10 m x 12 m), luống rộng 1,2 m, chiều đài luống 10 m, lối đi giữa hai luống rộng 60 cm.
2.3. Vật liệu nghiên cứu
2.3.1. Giá thé
2.3.1.1. Đặc điểm của giá thé
- Đất cát pha được lấy từ tầng đất canh tác, được phơi nắng 1 tháng và xử lý vôi (cứ Im” đất sử dung 10 kg vôi bột) trước khi làm giá thé. Dat sau đó được sang lại để làm giá thê.
- Phân bò được ủ với chế phẩm Trichoderma sp. 2-3 tháng trước khi trộn vào đất làm giá thê.
- Mụn dừa được ngâm nước vôi tôi Ca(OH)2 10% trong thời gian 14 ngày,
sau đó xả lại với nước để giảm hàm lượng tanin, và đảm bao mụn dừa không bị nhiễm mặn (EC < 4 dS/m) trước khi được phối trộn.
2.3.1.2. Thành phần lý hóa của đất
Bảng 2.2. Đặc điểm lý hóa tính của đất trước thí nghiệm
Chỉ tiêu thử nghiệm Đơn vị Kết quả Phương pháp thử Cát % 74 TCVN 8567-2010 Thịt % 11 TCVN 8567-2010
Sét % 15 TCVN 8567-2010 pH-Kci 4,12 TCVN 5979-2007 EC uS/em 15,9 TCVN 6650-2000
Chất hữu cơ % 1,33 TCVN 8941-2011 N - tổng số % 0,039 TCVN 6498-1999 P;O: - tổng số % 0,015 TCVN 8940-2011 K,0 - tổng số % 0,035 TCVN 8942-2011
CEC meq/100g 5,45 TCVN 8568-2010
Prone stead 276 Số tay phân tích đất - nước phân bón cây trồng 1998
(Nguôn: Trung tâm phân tích và DVKHCN Nông nghiệp, Viện KHKTNN miễn Nam, 2021)
Kết quả Bảng 2.2 cho thay đất sử dung trong thí nghiệm có thành phan cơ giới thịt pha cát, phản ứng đất chua, không bị nhiễm mặn. Hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, kali tong số và khả năng trao đôi cation được đánh giá ở mức thấp. Nhìn chung đất thí nghiệm giữ nước kém và nghèo dinh dưỡng. Vì vậy, việc sử dụng giá thể thay thế cho đất là rất cần thiết.
2.3.2. Phân bón
- Phân urea có hàm lượng 46,3% N do Tổng Công ty phân bón và Hóa chất
Dâu khí Việt Nam sản xuât.
- Phân super lân Lâm Thao có 16% PO; do Công ty Cổ phan phân lân Lâm Thao sản xuất.
- Phân hữu cơ vi sinh (HCVS) được sử dung là phân HCVS Hudavil - Enriso
của Công ty TNHH Sao vàng Mekong. Phân có chứa 23% hữu cơ; tổng trung vi lượng bd sung (Mn, Cu, Zn, Fe, Ca, Bo,...) > 1500 mg/kg; dinh dưỡng bố sung gồm 1% N, 2% P;Os, 1% KạO; và bé sung Trichoderma sp. với mật số 10° cfu/g.
2.3.3. Cây giống
Giống sử dụng trong thí nghiệm là giống tiêu Phú Quốc được trồng tại xã Cửa Dương, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Vườn tiêu hom thân từ 12 - 24 tháng tuổi, sinh trưởng tốt, không bị nhiễm bệnh.
- Túi PE có kích thước 13 x 30 em ( Thí nghiệm có sử dụng hom thân 5 mắt nên phải sử dụng kích thước bầu lớn và do vậy sử dụng đồng loạt kích thước bau này cho toàn thí nghiệm), và có § - 10 lỗ thoát nước.
- Bạt, lưới che 50% ánh sáng.
- Hệ thống ống tưới và dây tưới.
- Bình tưới phun sương thé tích 2 L, kéo cắt cành, dao, cuốc.
- Thiết bị đo cường độ ánh sáng, nhiệt độ và am độ.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của loại hom và giá thể đến sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của giống tiêu Phú Quốc ở giai đoạn vườn ươm
2.4.1.1. Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm hai yếu tô được bé trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 16 nghiệm thức và ba lần lặp lại.
Yếu tố A: gồm bốn giá thé dựa vào tỷ lệ phối trộn giữa đất và hỗn hợp độn bầu (được mô ta ở trang 24) (phan trăm ty lệ phối trộn theo thé tích)
A1: 80% dat + 20% hỗn hợp độn bầu (đối chứng) A2: 70% đất + 30% hỗn hợp độn bầu
A3: 60% đất + 40% hỗn hợp độn bầu A4: 50% đất + 50% hỗn hợp độn bầu
Yếu tổ B: gồm bốn loại hom thân dựa vào số mắt trên hom thân (Tiêu chuẩn
của hom được mô tả ở trang 24,25)
BI: Hom thân 02 mắt B2: Hom thân 03 mắt B3: Hom thân 04 mắt
B4: Hom thân 05 mắt (đối chứng)
AIBI A3B3 A2BI AIB4 A4B2 A4B3 A2B4 A3B4 AIB2 A2B3 AIB3 A2B2 A4B1 A1B3 A3BI A3B4 A3B2 A3B3 AIB2 A2B2 AIBI A4B3 A2B4 A4BI A4B3 A3BI A2B3 AIB2 AIBI AIB4 A2B3 AIB4 A4B2 A2BI A2B2 A4B2 A2BI A4B4 A4BI A3B2 A484 AIB3 A3B2 A3B4 A2B4 A3B3 A3BI A4B4
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Quy mô thí nghiệm:
+ Tổng số nghiệm thức: 4 A x 4 B = 16 nghiệm thức + Tổng số ô cơ sở: 4 Ax 4B x3 lần lặp lại = 48 6 + Kích thước ô cơ sở: 20 bầu/ô, giâm 1 hom/bầu
+ Tổng số túi bầu trong thí nghiệm: 20 bau/6 x 48 6 = 960 bầu 2.4.1.2. Cách thức tiến hành
a. Chuẩn bị giá thé ươm
Giá thê ươm tiêu là hỗn hợp bao gồm đất mặt và chất độn (hỗn hợp phân bò
hoai, super lân Lâm Thao, mụn dừa va phân HCVS Hudavil - Enriso).
- Yêu cầu đất đóng bau: Dat mặt tơi xốp ở tang 0 - 20 em, không lay dat mặt trong vườn hồ tiêu. Đất mặt sau khi lấy về được phơi dưới ánh nắng trực tiếp khoảng | tháng, sau đó sàng dé lay đất. Dat làm giá thé được xử lý vôi để diệt mam bệnh trước khi phối trộn, đóng bầu. Âm độ đất đóng bầu khoảng 20%.
- Yêu cầu đối với chất độn: Chất độn bầu ươm tiêu là hỗn hợp phân bò hoai, phân super lân Lâm Thao, mụn dừa và phân hữu cơ vi sinh Hudavil - Enriso. Âm độ
của phân bò hoai và mụn dừa khoảng 20%.
+ Hỗn hợp độn bau: 1 mỶ phân bò hoai + 5 kg super lân Lam Thao + 50 kg mụn dừa + 5 kg phân HCVS Hudavil - Enriso. Tất cả hỗn hợp chất độn này được trộn đều với chế phẩm Trichoderma spp. (1 x 10 cfu/g) theo tỷ lệ 1 kg chế phẩm cho 1 mỶ giá thé và ủ trong khoảng 1 tháng (hoặc đến khi hỗn hợp hoai mục). Sau khi đã chuẩn bị đất và hỗn hợp độn bầu xong, tiến hành trộn đều đất và hỗn hợp độn bầu theo tỉ lệ của từng nghiệm thức thí nghiệm.
b. Đóng bầu
Sử dụng túi PE có 8 - 10 lỗ thoát nước, kích thước túi là 13 cm x 30 cm (đường kính x chiều cao), nhưng chiều cao lớp giá thể khi cho vào túi là 27 em để phòng trừ nước chảy tran ra bên ngoài. Do vậy thé tích túi bầu khi có giá thé là 3582 cm’, tương ứng với khối lượng giá thé ở 4m độ 20% là 2149 g (giả sử dung trọng của giá thể là 0,5 g/cm’). Dat duoc đóng vào túi theo tỷ lệ phối trộn của từng
nghiệm thức thí nghiệm, sau đó xếp thành luống trong vườn ươm.
c. Xử lý hom tiêu
* Cách thức chọn hom tiêu
- Hom day thân bánh tẻ khỏe mạnh lay ở vườn tiêu 12 - 24 tháng tuổi, không bị sâu bệnh. Đường kính dây hom từ 5mm, các đốt trên hom có rễ bám tốt, hoặc ít nhất 1 - 2 đốt phía đưới có rễ bám tốt.
- Việc cắt hom tiêu thực hiện vào ngày trời nắng ráo.
- Cắt hom thân chừa gốc một đoạn hơn 50 - 60 cm, phần để lại từ gốc lên phải đảm bảo ít nhất 2 mắt trở lên, cần thận cắt và gỡ đoạn dây ra khỏi trụ, dây tiêu không bị xoắn dập, tồn thương.
- Cắt thành từng đoạn hom có từ 2 - 5 mắt (tùy nghiệm thức); trồng âm, 1 - 3 mat va 1 - 2 mắt trên mặt dat, cụ thé như sau:
+ Đối với hom 2 mắt, trồng âm dưới đất 1 mắt và 1 mắt trên mặt đất + Đối với hom 3 mắt, trồng âm dưới đất 2 mắt và 1 mắt trên mặt đất + Đối với hom 4 mắt, trồng âm dưới đất 2 mắt và 2 mắt trên mặt đất +Đối với hom 5 mắt, trồng âm dưới đất 3 mắt và 2 mắt trên mặt đất
- Phần dưới của hom cắt xéo cách đốt cuối cùng khoảng 2cm, cắt bỏ lá ở những đốt được vùi vào đất, cắt 1/2 - 2/3 các lá còn lại dé giảm bớt sự thoát hơi nước của hom giống.
- Hom tiêu cắt xong đem ươm ngay. Dụng cụ cắt hom, lá, thân được xử lý thuốc sát khuẩn.
Hình 2.3. Hom tiêu làm giống
* Xử lý thuốc kích thích, thuốc diệt nắm
Hom tiêu cắt xong ngâm trong dung dịch thuốc trị nắm Ridomil gold trong 10 - 15 phút để khử trùng. Sau đó, lấy ra và nhúng nhanh trong dung dịch NAA 1000 mg/1 L nước, nhúng nhanh trong 5 giây kích thích tốt sự ra rễ.
d. Chăm sóc cây con trong vườn ươm
- Tưới nước: Tùy điều kiện thời tiết, tình trạng vườn ươm, kiểm tra âm độ trong bầu trước khi tưới, tránh tình trạng tưới nhiều nước khiến hom tiêu bị úng.
- Bón phân
+ Hom tiêu sau khi cắm vào bau | tháng bắt dau ra chdi, lá thật, bộ rễ phát triển mạnh thì bắt đầu bón phân.
+ Khi hom tiêu được 2-3 lá thật, bắt đầu bón thúc. Hòa 0,5 kg urea trong 100 L nước sạch, khuấy đều đến khi tan hết, tưới định kỳ 10 ngày/lần với lượng 120 mL dung dich/bau ( tưới 8 lần/4 tháng), tương ứng với 2,2 g N/bau/4 tháng. Sau mỗi lần tưới phải tưới lại cho hom tiêu bằng nước lã.
- Điều chỉnh ánh sáng
+ 30% - 40% từ lúc giâm hom cho đến khi cây có 1-2 lá
+ 50% - 60% khi cây có 2 - 4 lá
+ 70% - 80% trước khi đem bầu ra trồng 15 -20 ngày.
Việc điều chỉnh ánh sáng còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, nhiệt
độ trong quá trình giâm hom.
- Quản lý sâu bệnh trong vườn ươm
+ Vườn ươm được tưới nước đủ âm nhưng không được dé đọng nước.
+ Nhồ cỏ, phá váng: tránh dé tinh trạng giá thé trong bau bi gi chặt.
+ Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hai dé có biện pháp phòng trừ kịp thời.
+ Vườn ươm được dọn sạch sẽ ở trong và xung quanh, đảm bảo vườn thông thoáng.
+ Sử dụng các chế phâm phòng trừ sâu bệnh hại trong vườn ươm: giai đoạn từ 15 - 45 ngày sau giâm (NSG), sử dụng hoạt chất Metalaxyl + Mancozeb nồng độ 0,3%, phun 1 - 2 đợt cách nhau 20 ngày với liều lượng 2 L dung dịch/m”. Giai đoạn 60-120 NSCH, sử dụng các chế phâm có chứa nắm như Trichoderma viride, T.
asperellum, T. brevicompactum, phun 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 30 ngày.
e. Tiêu chuẩn cây tiêu giống xuất vườn
Cây được ươm 3 - 4 tháng, có chiều cao chỗi từ 20 cm, mang 4 - 5 lá trở lên, đường kính chồi từ 5 mm. Cây sinh trưởng phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh và được huấn luyện với độ chiếu sáng 70 - 80% từ 15 đến 20 ngày trước khi dem trồng.
2.4.1.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
a. Chỉ tiêu phân tích đất
Tại thời điểm trước thí nghiệm, lấy ngẫu nhiên 500 g dat mặt dé phân tích
các đặc tính lý hóa học.
Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích như sau: Tỷ trọng (Số tay phân tích Đất - Nước phân bón cây trồng1998), pH (sử dụng máy đo pH, TCVN 6492:2011), độ dẫn điện EC (TCVN 6650:2000), CEC ( TCVN 8568 — 2010),hàm lượng carbon hữu cơ (TCVN 8941:2011), N tổng số (TCVN 6498:1999), P,O; tổng số (TCVN 8940:2011), K;O tổng số (TCVN 8660:2011), Cát (TCVN 8567-2010), Thịt ( TCVN 8567-2010), Sét (TCVN 8567-2010). Tất cả các chỉ tiêu nêu trên được phân
tích tại Trung tâm phân tích và dịch vụ khoa học công nghệ nông nghiệp - Viện
Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam.
b. Chỉ tiêu sinh trưởng
Các chỉ tiêu về chi, thân, lá: Chọn ngẫu nhiên 10 hom/ô cơ sở, và theo dõi có định các hom này cho các chỉ tiêu trong thí nghiệm.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Tỷ lệ sống của hom tiêu (%): Tại thời điểm 30 NSG, đếm số hom sống trên mỗi 6 cơ sở. Hom sống là hom van còn giữ màu xanh của hom tiêu, có thé đã ra rễ, ra chồi, mô sẹo hoặc chưa có các yêu tố trên nhưng hom vẫn còn tươi.
Tỷ lệ sống (%)= (Tổng số hom sông/20) x 100
- Tỷ lệ nảy chồi (%): Theo dõi từ khi cắm hom cho đến khi ra ch6i đầu tiên, đếm số hom nảy chồi trên mỗi ô cơ sở của từng nghiệm thức thí nghiệm.
Tỷ lệ nảy chdi (%) = (Tổng số cây nảy chồi/20) x 100
- Chiều cao chỗi (cm): Sử dụng thước dây có độ chính xác 1 mm, do từ gốc chồi đến hết phần ngọn của chồi, tiến hành do ở thời điểm 60, 90 và 120 NSG.
- Đường kính chổi (mm): Sử dụng thước kẹp có độ chính xác 0,1 mm do và ghi nhận đường kính chồi tai vị trí giữa ở long thứ nhất của chồi ở thời điểm 60, 90
và 120 NSG.
- Số lá thật/chồi (lá/chồi): Số lá thật là những lá đã hình thành day đủ phần cuống lá và phiến lá. Số lá thật được ghi nhận ở thời điểm 60,90 và 120 NSG.
- Kích thước lá (chiều dài, chiều rộng) (cm): Được xác định ở lá thứ 3 tính từ ngọn của chồi đầu tiên, đo và ghi nhận một lần khi cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn
(120 NSG).
- Chiều đài rễ (cm): Do từ cổ rễ đến vị trí dài nhất của rễ, được ghi nhận ở thời điểm 120 NSG.
- Khối lượng chat tươi ở thân, lá, rễ (g) được xác định cho từng 6 thí nghiệm tại thời điểm 120 NSG bằng cách cắt hết phần rễ, thân lá của các cây theo dõi, rửa sạch đất, tách riêng phần rễ và thân lá, sau đó đặt vào khăn giấy dé làm khô nước sau đó đem cân đề xác định khối lượng tươi của rễ, thân lá.
- Khối lượng chất khụ ở thõn. lỏ, rễ (ứ) được xỏc định cho từng 6 thớ nghiệm tại thời điểm 120 NSG. Các cây sau khi được lấy mẫu, tách riêng thành 2 phần: thân lá và rễ; sau đó đem say ở nhiệt độ 80°C cho đến khi khối lượng không đôi, cân và xác định khối lượng chất khô của thân lá và rễ.
- Hệ số chất lượng Dickson: DQI = {TDM/[(PH/SD)+(DMAP/DMRS)]}
Trong đó:
DỌI: Hệ số chất lượng Dickson
TDM: Tổng khối lượng chất khô của hom (g/hom) PH: Chiều cao chéi (cm)
SD: Đường kính chéi (mm)
DMAP: Khối lượng chat khô trên mặt đất (thân, lá) (g/cây) DMRS: Khối lượng rễ khô (g/cây)
- Ty lệ cây con xuất vườn ở 120 NSG (%): Ghi nhận và đánh giá một lần về tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn ở thời điểm 120 NSG.
c. Hiệu quả kinh tế
- Lợi nhuận (nghìn đồng/1000 bầu) = Tổng thu - Tổng chỉ
Trong đó tong chi bao gồm: chi phí hom tiêu, phân bón, hỗn hợp độn bầu (mụn dừa, phân bò hoai, bầu) và công chăm sóc. Tổng thu là số tiền thu được khi cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
- Tỉ suất lợi nhuận (lần) = Lợi nhuan/Téng chi
2.4.2. Thí nghiệm 2: Anh hưởng của lượng phân lân và đạm đến sinh trưởng và ty lệ xuất vườn của giống tiêu Phú Quốc ở giai đoạn vườn ươm
Trên cơ sở kết quả thí nghiệm 1, chọn được giá thể và số mắt trên hom cho tỷ lệ xuất vườn và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất (50% đất + 50% hỗn hợp độn bầu, hom thân 4 mắt) dé tiép tục thực hiện thí nghiệm về lượng phân đạm và phân lân cho giống tiêu Phú Quốc ở giai đoạn vườn ươm.
2.4.2.1. Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ (Split-plot Design), 16 nghiệm thức và ba lần lặp lại.
Yếu tổ lô chính là bốn lượng phân đạm (ký hiệu N), gồm:
NI: 2 g N/bau (đối chứng) N2: 3 g N/bau
N3: 4 g N/bau N4: 5 g N/bau
Yếu tố lô phụ là bốn lượng phân lân (ký hiệu P), gồm:
PI: 1,5 g P;O/bầu
P2: 3 g P,O/bau (đối chứng) P3: 4,5 g P,O/bau
P4: 6 g P,O/bau
N3 NI N4 N2 N2 N3 NI N4 NI N4 N2 N3 PI|P4|PI|P3 P2 | P4 | P2 | P3 P3 | P4 | P3 | P2 P3 | Pl | P2 | P4 P3 | Pl | Pl | P2 P4 | P2 | Pl | P3 P4 | P2 | P3 | P2 P4 | P2 | P3 | P4 Pl | P3 | P4 | Pl P2 | P3 | P4 | Pl Pl | P3 | P4 | Pl P2 | Pl | P2 | P4
LLL1 LLL2 LLL3
Hình 2.5. Sơ đồ bó trí thi nghiệm 2
Quy mô thí nghiệm
- Tổng số nghiệm thức: 4N x 4 P = 16 nghiệm thức - Tổng số ô cơ sở: 4N x4 P x 3 lần lặp lại = 48 ô - Kích thước 6 cơ sở: 20 bau/6, giâm 1 hom/bầu
- Tổng số túi bầu trong thí nghiệm: 20 bầu/ô x 48 ô = 960 bầu
Phương pháp bón phân:
- Bón phân đạm: Khi hom tiêu được 2 — 3 lá thật bắt đầu tưới phân. Lượng phân đạm từng công thức chia đều cho 8 lần tưới. Nồng độ khi tưới phân là 0,05%.
Định kỳ 10 ngày tưới 1 lần. Sau mỗi lần tưới phải tưới lại bằng nước lã.
- Bon phân lân: Bon toàn bộ lượng lân của mỗi nghiệm thức vào giá thé
trước khi giâm hom.
2.4.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ lệ xuất vườn và hiệu quả kinh tế được theo dõi,
thu thập tương tự thí nghiệm 1.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, tổng hợp tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel;
phân tích ANOVA và phần mềm SAS 9.4.
Chương 3