CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỂ TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
3.3. Xây dựng một số dạng bài tập để bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu
3.3.1 Dạng bài mở rộng vốn từ
Trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học, loại bài tập “Mở rộng vốn từ” có vị trí rất quan trọng. Loại bài này có nhiều kiểu, hình thức khác nhau nhưng có chung một mục đích là giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, hệ thống hóa vốn từ của bản thân.
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm, môn Luyện từ và câu cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng lớp, nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
HỆ THỐNG BÀI TẬP LỚP 2 Bài 1: a) Viết tiếp các từ có tiếng “học” vào chỗ trống
Học tập, học sinh, trường học………
b) Viết tiếp những từ có tiếng “tập” vào chỗ trống Tập chép, bài tập, luyện tập………..
Bài 2: Chọn một từ “học”, “tập” đã tìm được ở bài tập trên và đặt câu với từ đó.
Bài 3: Những câu sau đã đánh dấu các từ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các từ trong từng câu để tạo ra nhiều câu mới.
a) Nhân/dịp/sinh nhật/Thu/, Nga/tặng/Thu/quyển truyện tranh/
b)Chủ nhật/Khánh/cùng/bố mẹ/đi thăm/ông bà/ngoại/
Bài 4:
a) Viết tên các ngày trong tuần vào chỗ trống………
b) Viết tên các tháng trong năm vào chỗ trống………
c) Đọc rồi viết lại những yêu cầu sau vào chỗ trống - Ngày tháng năm sinh của em………..
- Ngày Quốc Khánh của nước ta………..
Bài 5: Đọc các từ sau: cô, dì, bác, cậu, mợ, thím, chú, bà nội, ông ngoại. Sắp xếp vào chỗ trống cho phù hợp:
a) Họ nội………..
b)Họ ngoại………
Bài 6: Tìm và viết các từ vào chỗ trống theo yêu cầu sau:
a) Từ chỉ đồ dùng để nấu ăn ở nhà……….
b)Từ chỉ đồ dung để phục vụ cho việc ăn uống trong nhà………
c) Từ chỉ đồ dung phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí trong nhà…………..
Bài 7: Gạch chân dưới những từ chỉ công việc bạn nhỏ làm giúp bà trong đoạn văn sau:
Hôm nay bà đau lưng, không dậy được như mọi ngày. Em trở dậy mới hiểu mọi công việc còn nguyên. Em làm dần từng việc: quét nhà, thả gà, cho lợn ăn. Mặt trời vừa lên cao, nắng bắt đầu chói chang, em phơi quần áo, rải rơm ra sân phơi. Xong việc ngoài sân, em vào nhóm bếp, nấu cháo cho bà. Mùi rơm cháy thơm thơm. Em thấy trong lòng xôn xao một niềm vui.
Bài 8: Tìm từ phù hợp điền vào chỗ trống a) Cha mẹ rất…con cái
b)Trong nhà, các con phải…cha mẹ c) Cha mẹ thường…con lẽ phải, điều hay.
Bài 9: Viết tên những công việc em thường làm để giúp cha mẹ ở nhà:
a) Vào buổi sáng trước khi đi học: ………
b)Vào buổi chiều hoặc tối, sau khi đi học về………
Bài 10: Ghép các tiếng sau với nhau để tạo thành từ chỉ tình cảm giữa anh chị em
Bài 11: Đặt câu với một từ mà em ghép được ở trên Bài 12: Nối tên mùa với đặc điểm từng mùa cho phù hợp Mùa xuân học sinh bắt đầu năm học mới
Mùa hạ trăm hoa đua nở, tiết trời ấm áp Mùa thu tiết trời giá lạnh, cây trụi lá
Mùa đông học sinh được nghỉ học, mọi người nghỉ tránh nóng bức Bài 13: Nối tên chim với cách đặt tên loài chim đó cho phù hợp:
Chim tu hú
Chim đa đa Chim gõ kiến
Chim cú mèo Chim sâu
Chim vành khuyên Chim bói cá Chim cuốc
Bài 14: Viết tên các loài chim theo yêu cầu sau:
a) Những loài chim có giọng hát hay: ………
b)Những loài chim biết cách bắt chước tiếng nói của người…………..
c) Những loài chim hay ăn quả chín trên cây……….
Bài 15: Nhà em trồng những loại cây nào? Em hãy kể tên các cây đó.
Bài 16: Điền những từ chỉ tình cảm vào từng ô trống cho phù hợp:
a) Các cháu thiếu nhi rất…Bác Hồ.
b)Mỗi dịp Tết trung thu, các cháu thiếu nhi và nhi đồng nước ta thường đọc thơ Bác gửi cho các cháu để…Bác
c) Bác Hồ rất…các cháu thiếu nhi
Bài 17: Nêu những việc làm của học sinh trường em trong dịp kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. Viết một câu để nói về mỗi việc làm đó.
Bài 18: Điền từ chỉ nghề nghiệp của những người sau vào chỗ trống:
a) Những người chuyên cày cấy để làm ra lúa gạo là…
b)Những người chuyên khám và chữa bệnh là…
c) Những người chuyên dạy học là…
Bài 19: Viết những công việc mà em biết người ở mỗi nghề thường làm vào ô trống sau:
a) Thợ may…….
b)Thợ điện…
c) Công an…
d)Công nhân….
Bài 20: Đặt 1 đến 3 câu nói về một nghề mà em thích.
HỆ THỐNG BÀI TẬP LỚP 3
Bài 21: Ghi chữ Đ vào ô trống trước từ chỉ gộp nhiều người trong gia đình a. cha mẹ b. con cháu c. Con gái d. anh họ e. em trai g. anh em h. chú bác i. chị cả Bài 22: Tìm các thành ngữ theo yêu cầu sau:
a) Thành ngữ tục ngữ chỉ tình cảm hoặc công lao của cha mẹ đối với con cái b)Thành ngữ tục ngữ chỉ tình cảm trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ Bài 23: Điền tiếp từ ngữ vào từng dòng sau để hoàn thành các thành ngữ.
a. Nhường cơm...
b. Bán anh em xa...
Bài 24: Tìm và viết lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về quê hương Bài 25: Những từ gạch chân trong các câu dưới đây có nghĩa là gì?
a. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông b. Ai vô Nam Bộ
c. Tiền Giang, Hậu Giang Ai vô thành phố
Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.
Bài 26: Nối tên dân tộc với miền có người của dân tộc đó sinh sống.
Tày Nùng Ê - đê Khơ - me Ba - na Dao
Bài 27: Điền tiếp vào chỗ trống các từ thích hợp
a. Những nơi thường tập trung đông người ở thành phố: quảng trường, rạp hát, siêu thị...
b. Những nơi thường tập trung đông người ở nông thôn: đình, nhà văn hóa...
Bài 28: Gạch dưới những từ nói về hoạt động bảo vệ Tổ quốc: bảo vệ, gìn giữ, xây dựng, chiến đấu, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo, chống trả, đánh.
Bài 29: a.Ghi tên một lễ hội ở quê em vào chỗ trống:...
b.Gạch tên các hoạt động có trong lễ hội nói trên: Dâng hương, chơi cờ,đua thuyền, thi chọi gà, thi nấu cơm, thi đấu vật, hát chèo, hát ví, hát cải lương, hát vọng cổ, chơi đu, chơi xổ số.
Bài 30: Khoanh tròn vào chữ cái trước tên các nước giáp với nước ta:
a. Nga b. Trung Quốc c. Lào c. Thái Lan e.Campuchia g. Singapo Bài 31: Điền tiếp vào chỗ trống các từ mà em biết:
a. Từ ngữ chỉ các sự vật làm đẹp bầu trời: mây, sao...
b. Từ ngữ chỉ các sự vật làm đẹp biển cả: sóng, cá...
HỆ THỐNG BÀI TẬP LỚP 4 +Dạng bài tập nhận dạng từ
* Chủ điểm nhân hậu - đoàn kết
Bài 32. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp: Tự hào, tự chủ, tự trọng,tự, tự kiêu,tự ti, tự cao, tự phụ tự giác, tự vệ, tự ti
a. Hành động, tính chất tốt b. Hành động, tính chất xấu
Bài 33. Ghi lại 5 từ có tiếng “trung”:
a. Với nghĩa là “ở giữa”:
b.Với nghĩa là hết lòng vì ai đó, vì cái gì đó không hay đổi:
*Chủ điểm ước mơ
Bài 34. Gạch bỏ từ không đồng nghĩa với ước mơ trong từ sau:
a. ước muốn, ước mong, mong ước, ước vọng, ước nguyện, nguyện ước, ước lượng.
b. mơ ước, mơ mộng, mơ hồ, mơ tưởng.
* Chủ điểm ý chí - nghị lực
Bài 35. Em hãy ghép những vế câu bên trái với nội dung thích hợp ở bên phải:
a. chớ thấy sống cả mà ngã tay chèo 1.khuyên người ta giữ đúng mục tiêu đã chọn
b.có công mài sắt có ngày nên kim
2. khuyên người ta không sợ bắt đầu từ bàn tay trắng, bởi như vậy mà làm nên sự nghiệp mới đáng kính, đáng trọng.
c.hãy lo bền chí câu cua, dù ai câu trạch câu rùa mặc ai.
3.nhận định rằng phải vất vả mới có lúc hưởng sự nhàn nhã.
d.lửa thử vàng, gan nan thử sức 4. khuyên người ta không sợ vất vả, gian nan bởi nó giúp ta vững vàng hơn.
e.nước lã mà vã nên hồ ,
tay không mà nỗi cơ hồ mới ngoan. 5.khẳng định có ý chí nhất định sẽ thành công.
g.có vất vả mới thanh nhàn, không dưng ai dễ cầm tàn che cho
6.khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
Bài 36. Tìm:
a)5 từ có tiếng “kiên”:
b)5 từ có tiếng “quyết”:
* Chủ điểm đồ chơi- trò chơi.
Bài 37. Gạch bỏ từ ngữ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại và đặt tên cho nhóm từ.
a. Nhiệt tình, ham thích, say mê, mê, thích, hay, say sưa, yêu thích, hăng hái.
b. Nhanh tay, nhanh mắt, khỏe mạnh, dũng cảm, khéo léo, gìn giữ, đồ chơi, nắm luật chơi, phối hợp bạn chơi, phải biết nhường nhịn.
Bài 38. Hãy tìm những từ chỉ hoạt động thường gặp ở trẻ em.
Mẫu: vui chơi, nhảy dây...
* Chủ điểm tài năng
Bài 39. Gạch bỏ tiếng tài không thuộc nhóm nghĩa trong mỗi dãy từ sau:
a.tài giỏi, tài ba, tài sản, tài đức, tài trí, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, tài hoa, tài tử.
b.tài chính, tài khoản, tài sản, tài hoa, gia tài, tài vụ, tiền tài, tài lộc.
Bài 40. Tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa, với từ tài năng: kém cỏi, tài ba
* Chủ điểm sức khỏe:
a. Không thuộc nhóm chỉ hoạt động có lợi cho sức khỏe:
tập thể dục, nghỉ mát, khiêu vũ, đánh bóng bàn, nhảy dây, hút thuốc, bơi lội, đá bóng.
b.Không thuộc nhóm chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh:
rắn rỏi, săn chắc, khéo léo, vạm vỡ, cường tráng, dẻo dai, cân đối, nhanh nhẹn
*Chủ điểm cái đẹp Bài 42. Tìm các từ
a. có tiếng đẹp đi trước b. có tiếng đẹp đi sau
Bài 43. Em hãy liệt kê những từ có nghĩa giống/ gần giống nghĩa của từ xinh đẹp.
M: xinh xắn, kháu khỉnh,...
Bài 44. Những từ nào nói về đặc điểm ngoại hình và tính cách của trẻ em khi nói về vẻ đẹp trong các phát ngôn sau đây:
- Em tôi trông kháu lắm, nó có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng mịn.
- Nó rất nghịch ngợm, hay bắt chước lời nói của người lớn.
Bài 45. Ghi lại 4 từ
a. Tả vẻ đẹp vóc dáng con người b. Tả vẻ đẹp khuôn mặt con người *Chủ điểm dũng cảm.
Bài 46. Hãy tìm những từ trái nghĩa với từ dũng cảm:
Bài 47. Em hãy ghi lại 3 thành ngữ nói về dũng cảm:
* Chủ điểm du lịch - thám hiểm:
Bài 48. Ghi năm địa danh ở nước ta thu hút được nhiều khách tham quan du lịch *Chủ điểm lạc quan – yêu đời:
Bài 49. Nối từng nhóm từ với nghĩa của “ lạc ” cho thích hợp:
a. Lạc hậu, lạc điệu, lạc đề, sai lạc, thất lạc.
1. “ lạc ” có nghĩa là “ vui mừng”
b. Liên lạc, mạch lạc 2. “ lạc ” có nghĩa là “ rớt lại, sai ” c. Lạc quan, lạc thú. 3. “ lạc ” có nghĩa là mạng lưới nối liền.
Bài 50 Ghi lại:
a. Năm từ ghép tổng hợp có tiếng vui:
b. Bốn từ ghép phân loại có tiếng vui và một tiếng chỉ bộ phận của cơ thể người:
c. Ba từ láy có tiếng vui:
+ Dạng bài tập luyện sử dụng từ
*Chủ điểm nhân hậu - đoàn kết
Bài 51. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
(hoà thuận, hoà mình, hoà nhã, hoà giải)
a.Mọi người trong gia đình nói năng phải...
b.Gia đình em sống rất ...
c. Sống phải... với mọi người xung quanh.
d. Mẹ em luôn ... những vụ xích mích giữa mấy chị em.
Bài 52. Dựa vào truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu em hãy viết một câu kể lại lời nói của Dế Mèn tỏ rõ lòng yêu thương và tấm lòng hào hiệp giúp đỡ kẻ gặp khó khăn?
Bài 53. Đặt câu với mỗi từ: cưu mang, đùm bọc, che chở
Bài 54 . Dùng mỗi thành ngữ sau và đặt một câu: máu chảy ruột mềm, lá lành đùm lá rách, môi hở răng lạnh, nhường cơm sẻ áo.
* Chủ điểm trung thực- tự trọng:.
Bài 55. Em hiểu như thế nào trong các thành ngữ sau: thật như đếm, thẳng như ruột ngựa, cây ngay không sợ chết đứng, ruột để ngoài da.
Bài 56. Đặt một câu với các thành ngữ trên
* Chủ điểm ước mơ
Bài 57. Đặt một câu có từ “ước mơ” là danh từ chỉ khái niệm, và một câu có từ ước mơ là động từ chỉ trạng thái con người.
Bài 58. Viết hai câu để nói về ước mơ của em
* Chủ điểm ý chí - nghị lực:
Bài 59. Em hãy viết một đoạn văn nói về nghị lực vươn lên trong cuộc sống của một người mà em biết.
Bài 60.Trong câu:
Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền
Quyết chí ắt làm nên.
Từ bền có nghĩa gì? Những từ nào cũng nghĩa với từ bền?
* Chủ điểm đồ chơi- trò chơi.
Bài 61. Viết đoạn văn 4-5 câu giới thiệu về một trò chơi mà em yêu thích.
* Chủ điểm tài năng
Bài 62. Tìm và ghi lại 4 thành ngữ có tiếng “tài”
Bài 63. Tìm những từ ngữ chỉ trí tuệ để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Những người trí thức làm việc ở trường đại học là các...
b. Những người trí thức làm việc ở bệnh viên là các...
c. Những người trí thức làm việc ở viện nghiên cứu là các...
* Chủ điểm cái đẹp
Bài 64. Đặt 2 câu với từ “đẹp”
Bài 65. Viết 3-4 câu văn tả vẻ đẹp của một cái cây. Gạch dưới từ ngữ nói về vẻ đẹp đó.
* Chủ điểm dũng cảm.
Bài 66. Em hãy kể lại cho các bạn nghe về câu chuyện dũng cảm mà em đã chứng kiến
* Chủ điểm du lịch-thám hiểm:
Bài 67. Chọn 1 trong 3 từ phong cảnh, quang cảnh, thắng cảnh điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:
a. Qua ô cửa sổ tao tàu… núi non hiện ra thật hùng vĩ trước mắt tôi.
b. …ở cửa ở Thành Phố Hồ Chí Minh vào buổi sáng sớm thật đông vui, thật nhộn nhịp.
c. Vịnh Hạ Long là một …của nước ta.
Bài 68. Nơi để mọi người vào nghỉ ngơi, ngắm cảnh và dạo chơi: có 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C.
Đáp án :Công viên
Bài 68.Tìm từ có tiếng thám ghi vào trong ô trống phù hợp:(đáp án đã thể hiện sẵn) a.Thăm dò bầu trời:
b.Gián điệp tìm kiếm và truyền tin:
c.Thăm dò, khảo sát những nơi xa lạ, có nhiều khó khăn, có thể nguy hiểm:
d. Dò xét nghe ngóng tình hình:
* Chủ điểm lạc quan – yêu đời:
Bài 69. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: lạc quan, lac hậu, lạc đề, liên lạc, thất lạc
a.Bài văn đã bị điểm kém vì đã viết …
b.Từ khi có điện thoại chúng ta …với nhau thật dễ dàng c.Cần phải đấu tranh chống các tập quán …
d.Cần giữ gìn cẩn thận không để hồ sơ bị … e.Chị ấy sống rất …yêu đời.
Bài 70. Đặt câu với các từ:
Tham quan, quan tâm
HỆ THỐNG BÀI TẬP LỚP 5 + Dạng bài nhận dạng từ, tìm từ, giải nghĩa từ
*Chủ điểm Việt Nam- Tổ Quốc
Bài 71: Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu:
a) Thợ + x ( VD: Thợ mọc, thợ điện...)
b)x + viên ( VD: Giáo viên, phát thanh viên...) c) Nhà + x ( VD nhà văn, nhà sử học...)
d)x + sĩ ( VD: bác sĩ, thi sĩ...)
*Chủ điểm Cánh chim hòa bình
Bài 72: Dựa vào nghĩa của tiếng hòa chia các từ sau thành hai nhóm; nêu nghĩa của hòa trong mỗi nhóm: hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận, hòa vốn.
Bài 73: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Hữu nghị, hữu ái, hữu cơ, hữu dụng, hữu ý.
a) Tình …giai cấp
b)Hành động đó là…chứ không phải vô tình
d)Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn e) Cuộc đi thăm …của Chủ tịch nước
*Chủ điểm Con người với thiên nhiên
Bài 74: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: thiên bẩm, thiên chức, thiên hạ, thiên tài.
a) Không sợ…chê cười ư?
b)Chú bé này có…về âm nhạc c) …làm mẹ của người phụ nữ d)Nguyễn Huệ là một…quân sự
* Chủ điểm giữ lấy màu xanh
Bài 75: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: môi trường, môi sinh, sinh thái, hình thái.
a) …là môi trường sống của sinh vật
b) Vùng khí hậu phù hợp với đặc tính…của cây lúa
c) …là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được d)Mô-da sinh ra và lớn lên trong…âm nhạc
*Chủ điểm vì hạnh phúc con người
Bài 76: Ghép các tiếng sau vào trước hoặc sau tiếng phúc để tạo nên các từ ghép: Lợi, đức, vô, hạnh, hậu, lộc, làm, chúc, hồng
Bài 77: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ ở cột A A B
1. Phúc hậu
a) Quyền lợi vật chất mà Nhà nước hoặc đoàn thể mang lại cho người dân (ăn, ở, chữa bệnh…)
2. Phúc lợi b)Có lòng thương người, hay làm điều tốt chi người khác
3. Phúc lộc c) Điều tốt lành để lại cho con cháu 4. Phúc đức d)Gia đình yên ấm, tiền của dồi dào
*Chủ điểm Người công dân
Bài 78: Tìm những từ có tiếng công có nghĩa là “thuộc về nhà nước, chung cho mọi người” trong các từ dưới đây:
Công chúng, công viên, công an, công cộng, công nghiệp, công nghệ, công quỹ, công sở, công ti, dân công, gia công, lao công.
Bài 79: Tìm những từ có tiếng công có nghĩa là “không thiên vị” trong các từ dưới đây: Công nhân, công cụ, công tác, công bằng, bất công, công lí, công minh, công nông, công phu, công trình, công tâm, công trường.
*Chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình
Bài 80: Tìm các từ trong đó, tiếng an có nghĩa là “yên, yên ổn” trong các từ dưới đây:
An khang, an nhàn, an ninh, an-bom, an-pha, an phận, an tâm, an toàn, an cư lạc nghiệp, an-đê-hít.
Bài 81: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp ở cột A
A B
1. Bảo vệ a) Giữ bí mật của nhà nước, của tổ chức 2. Bảo mật b)Được giữ kín không để lộ ra cho người
ngoài biết
3. Bí mật c)Chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn được nguyên vẹn
*Chủ điểm Nhớ nguồn
Bài 82: Tìm lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ở cột A A B
1.Truyền thống a) Phổ biến rộng rãi
2. Truyền tụng
b) Lối sống và nếp sống nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
3. Truyền bá c) Truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca
ngợi
Bài 83: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: truyền ngôi, truyền cảm, truyền khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng.