Mục đích xây dựng hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Các dạng bài tập bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh tiểu học thông qua phân môn luyện từ và câu (Trang 50 - 94)

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỂ TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

3.1 Mục đích xây dựng hệ thống bài tập

Là người Việt Nam sử dụng thuần thục ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là việc thiết thực.

Môn Tiếng Việt ở các cấp học nói chung, ở tiểu học nói riêng, phân môn Luyện từ và câu giúp cho học sinh hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Môn Tiếng Việt tập trung thể hiện ở bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đây là những kỹ năng quan trọng để học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Đồng thời là cơ sở để học sinh tiếp thu và học tốt các môn học khác ở các lớp trên. Thông qua việc dạy và học, tiếng việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.

Các ôn học ở tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn diện học sinh phải kể đến Luyện từ và câu, một phân môn chiếm thời lượng khá lớn trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn... song song tồn tại với các môn học khác.

Tuy nhiên, việc bồi dưỡng tư duy cho HS thông qua phân môn LTVC còn hạn chế, và bởi những lí do khác nhau mà việc chú trọng phát triển tư duy cho HS còn chưa cao.

Bởi vậy, trên cơ sở tiếp cận những tài liệu, những công trình có liên quan, đề tài thực hiện với mục đích xây dựng một hệ thống các bài tập để tăng cường rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh một cách toàn diện về hình thức cũng như nội dung làm tài liệu tham khảo cho GV và HS khi dạy và học phân môn Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học.

Qua hệ thống bài tập này, HS làm giàu được vốn từ biết cách luyện sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác nhau, luyện được các thao tác tư duy để từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Hệ thống bài tập sẽ giúp các em củng cố lại kiến thức của mình và giúp các em có được một vốn từ phong phú để tự tin trong giao tiếp.

3.3.1 Nguyên tc xây dng h thng các dng bài tp trong phân môn “Luyn t và câu” Tiếng vit Tiu hc

-Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp;

-Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống;

-Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình;

-Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và đảm bảo tính sáng tạo của học sinh;

-Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa;

-Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi;

+ Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp

Tích hợp trong dạy học Luyện từ và câu thể hiện ở những yêu cầu cơ bản như sau:

- Trong dạy học luyện từ và câu, hai mảng kiến thức và kĩ năng về từ và câu cần được gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng và cùng hướng tới đích sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp.

- Ở bậc tiểu học, lần đầu tiên ngôn ngữ trở thành đối tượng quan sát, tìm hiểu của các em. Vì vậy để nắm bắt được các nội dung cơ bản về từ và câu, HS cần sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát đây là điều khó khăn đối với HS tiểu học. Để giảm bớt độ khó cho HS trong quá trình tiếp nhận, kiến thức về từ và câu được xây dựng theo hướng đồng tâm: các kiến thức và kĩ năng về từ và câu của lớp trên bao hàm kiến thức kĩ năng về từ và câu của các lớp dưới nhưng cao hơn và sâu hơn. Ở lớp 2, 3 các kiến thức về từ và câu chỉ đưa ra một số dấu hiệu để HS nhận biết thông qua các bài tập chứ không đưa ra khái niệm, thuật ngữ. Đến lớp 4, 5 HS được tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm và bắt đầu được tiếp xúc với các thuật ngữ.

Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và các lớp nói riêng được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Tất cả các phân môn trong SGK Tiếng Việt đều có quan hệ chặt chẽ lấy chủ điểm của các tuần làm điểm xuất phát cho các phân môn.

Phân môn Luyện từ và câu cũng không nằm ngoài mối quan hệ đó. Tiết luyện từ và câu có nội dung liên quan đến chủ điểm được học, và kiến thức về từ được mở rộng, hệ thống xung quanh chủ điểm đó.

SGK sắp xếp khá phù hợp khi để học sinh tìm hiểu về từ loại, mới đến câu. Kiến thức các em được tích lũy từ thấp đến cao. Bởi vậy bài tập trong đề tài cũng được xây dựng theo các dạng bài ở trong SGK từ dễ đến khó.

+ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hiểu theo nghĩa chung, hệ thống là các chỉnh thể các yếu tố có liên quan đến

nhau, tác động và qua lại lẫn nhau.

Trong phạm vi đề tài này, tính hệ thống của bài tập thể hiện ở mối quan hệ và liên hệ giữa các bài tập cả về hình thức lẫn nội dung. Chẳng hạn, về mặt hình thức, hệ thống bài tập được chia theo các nhóm, các kiểu, các dạng…một cách nhất quán về mặt nội dung theo chủ đề của SGK.

+ Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình

Mục đích của đề tài này là xây dựng hệ thống bài tập để làm tài liệu tham khảo cho việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt vì vậy, hệ thống luôn bám sát nội dung chương trình môn học, và phải đảm bảo mức độ kiến thức cần đạt khi học xong nội dung chương trình. Tóm lại nguyên tắc đảm bảo nội dung chương trình thể hiện ở chỗ các bài tập không những tuân thủ nội dung chương trình môn học mà còn đảm bảo sự phù hợp về kiến thức trong chương trình.

+ Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và đảm bảo tính sáng tạo của học sinh Tính vừa sức của học sinh ở đây được hiểu là hệ thống đưa ra phải phù hợp với trình độ tri thức cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Nếu bài tập quá dễ sẽ không kích thích tính tư duy sáng tạo cho các em. Ngược lại nếu bài tập quá khó các em sẽ không đủ kiến thức để giải quyết yêu cầu của bài tập.

Để có thể ứng dụng vào dạy học hệ thống bài tập không thể không dựa vào nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và tính sáng tạo cho HS.

+ Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Bất cứ một công trình nào dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải kế thừa thành tựu của người đi trước.

Kế thừa ở đây được hiểu là tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã có.Theo cách hiểu đó đề tài của tôi tiếp thu có chọn lọc của những tác giả trước đó.

+ Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Muốn đạt được mục đích đã đặt ra, hệ thống bài tập phải có tính khả thi, nghĩa là chúng là một hệ thống bài tập có thể vận dụng trong thực tế dạy học và đem lại hiệu quả như mong muốn.

3.2 Xây dng mt s dng bài tp để bi dưỡng năng lc tư duy cho hc sinh Tiu hc qua phân môn Luyn t và câu

* Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng bồi dưỡng năng lực tư duy của học

xin đưa ra một số dạng bài tập nhằm tăng cường rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh Tiểu học như sau:

Để tiện cho việc trình bày và do hạn chế bởi dung lượng của đề tài tôi không miêu tả riêng từng kiểu bài tập cụ thể mà gộp tất cả các kiểu bài tập này trình bày theo 4 dạng bài cơ bản, theo từng chủ điểm trong SGK.

-Dạng bài mở rộng vốn từ

-Dạng bài về vận dụng từ vào văn cảnh, từ loại.

-Dạng bài về câu và dấu câu.

Ở lớp 2, lớp 3 chỉ có 1 tiết/tuần, nội dung kiến thức bài học có sự lồng ghép đan xen vào nhau khó tách biệt rạch ròi bởi vậy, chúng tôi xây dựng một hệ thống bài tập chung gồm nhiều tiểu dạng bài khác nhau theo từng chủ điểm trong SGK.

Ở lớp 4 và lớp 5, dạng bài mở rộng vốn từ được học trong một tiết riêng biệt, vì thế chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập theo 2 kiểu sau:

+ Dạng bài nhận dạng từ, hệ thống từ + Dạng bài tập luyện sử dụng từ 3.3.1 Dng bài m rng vn t

Trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học, loại bài tập “Mở rộng vốn từ” có vị trí rất quan trọng. Loại bài này có nhiều kiểu, hình thức khác nhau nhưng có chung một mục đích là giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, hệ thống hóa vốn từ của bản thân.

Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm, môn Luyện từ và câu cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng lớp, nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

HỆ THỐNG BÀI TẬP LỚP 2 Bài 1: a) Viết tiếp các từ có tiếng “học” vào chỗ trống

Học tập, học sinh, trường học………

b) Viết tiếp những từ có tiếng “tập” vào chỗ trống Tập chép, bài tập, luyện tập………..

Bài 2: Chọn một từ “học”, “tập” đã tìm được ở bài tập trên và đặt câu với từ đó.

Bài 3: Những câu sau đã đánh dấu các từ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các từ trong từng câu để tạo ra nhiều câu mới.

a) Nhân/dịp/sinh nhật/Thu/, Nga/tặng/Thu/quyển truyện tranh/

b)Chủ nhật/Khánh/cùng/bố mẹ/đi thăm/ông bà/ngoại/

Bài 4:

a) Viết tên các ngày trong tuần vào chỗ trống………

b) Viết tên các tháng trong năm vào chỗ trống………

c) Đọc rồi viết lại những yêu cầu sau vào chỗ trống - Ngày tháng năm sinh của em………..

- Ngày Quốc Khánh của nước ta………..

Bài 5: Đọc các từ sau: cô, dì, bác, cậu, mợ, thím, chú, bà nội, ông ngoại. Sắp xếp vào chỗ trống cho phù hợp:

a) Họ nội………..

b)Họ ngoại………

Bài 6: Tìm và viết các từ vào chỗ trống theo yêu cầu sau:

a) Từ chỉ đồ dùng để nấu ăn ở nhà……….

b)Từ chỉ đồ dung để phục vụ cho việc ăn uống trong nhà………

c) Từ chỉ đồ dung phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí trong nhà…………..

Bài 7: Gạch chân dưới những từ chỉ công việc bạn nhỏ làm giúp bà trong đoạn văn sau:

Hôm nay bà đau lưng, không dậy được như mọi ngày. Em trở dậy mới hiểu mọi công việc còn nguyên. Em làm dần từng việc: quét nhà, thả gà, cho lợn ăn. Mặt trời vừa lên cao, nắng bắt đầu chói chang, em phơi quần áo, rải rơm ra sân phơi. Xong việc ngoài sân, em vào nhóm bếp, nấu cháo cho bà. Mùi rơm cháy thơm thơm. Em thấy trong lòng xôn xao một niềm vui.

Bài 8: Tìm từ phù hợp điền vào chỗ trống a) Cha mẹ rất…con cái

b)Trong nhà, các con phải…cha mẹ c) Cha mẹ thường…con lẽ phải, điều hay.

Bài 9: Viết tên những công việc em thường làm để giúp cha mẹ ở nhà:

a) Vào buổi sáng trước khi đi học: ………

b)Vào buổi chiều hoặc tối, sau khi đi học về………

Bài 10: Ghép các tiếng sau với nhau để tạo thành từ chỉ tình cảm giữa anh chị em

Bài 11: Đặt câu với một từ mà em ghép được ở trên Bài 12: Nối tên mùa với đặc điểm từng mùa cho phù hợp Mùa xuân học sinh bắt đầu năm học mới

Mùa hạ trăm hoa đua nở, tiết trời ấm áp Mùa thu tiết trời giá lạnh, cây trụi lá

Mùa đông học sinh được nghỉ học, mọi người nghỉ tránh nóng bức Bài 13: Nối tên chim với cách đặt tên loài chim đó cho phù hợp:

Chim tu hú

Chim đa đa Chim gõ kiến

Chim cú mèo Chim sâu

Chim vành khuyên Chim bói cá Chim cuốc

Bài 14: Viết tên các loài chim theo yêu cầu sau:

a) Những loài chim có giọng hát hay: ………

b)Những loài chim biết cách bắt chước tiếng nói của người…………..

c) Những loài chim hay ăn quả chín trên cây……….

Bài 15: Nhà em trồng những loại cây nào? Em hãy kể tên các cây đó.

Bài 16: Điền những từ chỉ tình cảm vào từng ô trống cho phù hợp:

a) Các cháu thiếu nhi rất…Bác Hồ.

b)Mỗi dịp Tết trung thu, các cháu thiếu nhi và nhi đồng nước ta thường đọc thơ Bác gửi cho các cháu để…Bác

c) Bác Hồ rất…các cháu thiếu nhi

Bài 17: Nêu những việc làm của học sinh trường em trong dịp kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. Viết một câu để nói về mỗi việc làm đó.

Bài 18: Điền từ chỉ nghề nghiệp của những người sau vào chỗ trống:

a) Những người chuyên cày cấy để làm ra lúa gạo là…

b)Những người chuyên khám và chữa bệnh là…

c) Những người chuyên dạy học là…

Bài 19: Viết những công việc mà em biết người ở mỗi nghề thường làm vào ô trống sau:

a) Thợ may…….

b)Thợ điện…

c) Công an…

d)Công nhân….

Bài 20: Đặt 1 đến 3 câu nói về một nghề mà em thích.

HỆ THỐNG BÀI TẬP LỚP 3

Bài 21: Ghi chữ Đ vào ô trống trước từ chỉ gộp nhiều người trong gia đình a. cha mẹ b. con cháu c. Con gái d. anh họ e. em trai g. anh em h. chú bác i. chị cả Bài 22: Tìm các thành ngữ theo yêu cầu sau:

a) Thành ngữ tục ngữ chỉ tình cảm hoặc công lao của cha mẹ đối với con cái b)Thành ngữ tục ngữ chỉ tình cảm trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ Bài 23: Điền tiếp từ ngữ vào từng dòng sau để hoàn thành các thành ngữ.

a. Nhường cơm...

b. Bán anh em xa...

Bài 24: Tìm và viết lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về quê hương Bài 25: Những từ gạch chân trong các câu dưới đây có nghĩa là gì?

a. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông b. Ai vô Nam Bộ

c. Tiền Giang, Hậu Giang Ai vô thành phố

Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.

Bài 26: Nối tên dân tộc với miền có người của dân tộc đó sinh sống.

Tày Nùng Ê - đê Khơ - me Ba - na Dao

Bài 27: Điền tiếp vào chỗ trống các từ thích hợp

a. Những nơi thường tập trung đông người ở thành phố: quảng trường, rạp hát, siêu thị...

b. Những nơi thường tập trung đông người ở nông thôn: đình, nhà văn hóa...

Bài 28: Gạch dưới những từ nói về hoạt động bảo vệ Tổ quốc: bảo vệ, gìn giữ, xây dựng, chiến đấu, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo, chống trả, đánh.

Bài 29: a.Ghi tên một lễ hội ở quê em vào chỗ trống:...

b.Gạch tên các hoạt động có trong lễ hội nói trên: Dâng hương, chơi cờ,đua thuyền, thi chọi gà, thi nấu cơm, thi đấu vật, hát chèo, hát ví, hát cải lương, hát vọng cổ, chơi đu, chơi xổ số.

Bài 30: Khoanh tròn vào chữ cái trước tên các nước giáp với nước ta:

a. Nga b. Trung Quốc c. Lào c. Thái Lan e.Campuchia g. Singapo Bài 31: Điền tiếp vào chỗ trống các từ mà em biết:

a. Từ ngữ chỉ các sự vật làm đẹp bầu trời: mây, sao...

b. Từ ngữ chỉ các sự vật làm đẹp biển cả: sóng, cá...

HỆ THỐNG BÀI TẬP LỚP 4 +Dng bài tp nhn dng t

* Ch đim nhân hu - đoàn kết

Bài 32. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp: Tự hào, tự chủ, tự trọng,tự, tự kiêu,tự ti, tự cao, tự phụ tự giác, tự vệ, tự ti

a. Hành động, tính chất tốt b. Hành động, tính chất xấu

Bài 33. Ghi lại 5 từ có tiếng “trung”:

a. Với nghĩa là “ở giữa”:

b.Với nghĩa là hết lòng vì ai đó, vì cái gì đó không hay đổi:

*Ch đim ước mơ

Bài 34. Gạch bỏ từ không đồng nghĩa với ước mơ trong từ sau:

a. ước muốn, ước mong, mong ước, ước vọng, ước nguyện, nguyện ước, ước lượng.

b. mơ ước, mơ mộng, mơ hồ, mơ tưởng.

* Ch đim ý chí - ngh lc

Bài 35. Em hãy ghép những vế câu bên trái với nội dung thích hợp ở bên phải:

a. chớ thấy sống cả mà ngã tay chèo 1.khuyên người ta giữ đúng mục tiêu đã chọn

b.có công mài sắt có ngày nên kim

2. khuyên người ta không sợ bắt đầu từ bàn tay trắng, bởi như vậy mà làm nên sự nghiệp mới đáng kính, đáng trọng.

c.hãy lo bền chí câu cua, dù ai câu trạch câu rùa mặc ai.

3.nhận định rằng phải vất vả mới có lúc hưởng sự nhàn nhã.

d.lửa thử vàng, gan nan thử sức 4. khuyên người ta không sợ vất vả, gian nan bởi nó giúp ta vững vàng hơn.

e.nước lã mà vã nên hồ ,

tay không mà nỗi cơ hồ mới ngoan. 5.khẳng định có ý chí nhất định sẽ thành công.

g.có vất vả mới thanh nhàn, không dưng ai dễ cầm tàn che cho

6.khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.

Bài 36. Tìm:

a)5 từ có tiếng “kiên”:

b)5 từ có tiếng “quyết”:

* Ch đim đồ chơi- trò chơi.

Bài 37. Gạch bỏ từ ngữ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại và đặt tên cho nhóm từ.

a. Nhiệt tình, ham thích, say mê, mê, thích, hay, say sưa, yêu thích, hăng hái.

b. Nhanh tay, nhanh mắt, khỏe mạnh, dũng cảm, khéo léo, gìn giữ, đồ chơi, nắm luật chơi, phối hợp bạn chơi, phải biết nhường nhịn.

Bài 38. Hãy tìm những từ chỉ hoạt động thường gặp ở trẻ em.

Mẫu: vui chơi, nhảy dây...

* Ch đim tài năng

Bài 39. Gạch bỏ tiếng tài không thuộc nhóm nghĩa trong mỗi dãy từ sau:

a.tài giỏi, tài ba, tài sản, tài đức, tài trí, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, tài hoa, tài tử.

b.tài chính, tài khoản, tài sản, tài hoa, gia tài, tài vụ, tiền tài, tài lộc.

Bài 40. Tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa, với từ tài năng: kém cỏi, tài ba

* Ch đim sc khe:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Các dạng bài tập bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh tiểu học thông qua phân môn luyện từ và câu (Trang 50 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)