Dạng bài tập về câu và dấu câu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Các dạng bài tập bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh tiểu học thông qua phân môn luyện từ và câu (Trang 79 - 94)

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỂ TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

3.3. Xây dựng một số dạng bài tập để bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu

3.3.3 Dạng bài tập về câu và dấu câu

H THNG BÀI TP LP 2 Bài 1: Nối mỗi câu sau với mẫu câu của nó:

Cô giáo là mẹ của em ở trường Cái gì – là gì?

Bút chì là một đồ dùng học tập Con gì – là gì?

Con trâu là của cải của nhà nông Ai – là gì?

Bài 2: Đặt một câu theo từng yêu cầu sau a) Câu có mẫu Ai - là gì?

b)Câu có mẫu cái gì Cái gì - là gì?

c) Câu có mẫu Con gì - là gì?

Bài 3: Viết tiếp ý của em vào chỗ trống để mỗi dòng sau thành câu a) Bạn thân của em là...

b)...là giáo viên

c) Đồ chơi em thích là...

d)Món ăn em thích là...

Bài 4: Viết 1 câu theo mẫu Ai (cái gì - con gì) - là gì:

a) Giới thiệu nghề nghiệp của bố hoặc nghề nghiệp của mẹ em:

b)Giới thiệu người em yêu quý nhất trong gia đình:

c) Giới thiệu cuốn sách hoặc truyện em thích:

Bài 5: Gạch chân bộ phận làm gì? Trong các câu sau:

a) Cô giáo ôm Chi vào lòng.

b)Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo.

c) Bố tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đóa màu tím đẹp mê hồn.

Bài 6: Viết tiếp các câu theo mẫu Ai làm gì?

a) Mẹ ……….

b)Chị ……….

c) Em ……….

d)Anh chị em ………

Bài 7: Em đặt dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mỗi câu sau:

a) Thầy đặt thời gian biểu cho cả lớp: sáng sớm dậy tự học bài buổi tối ôn lại bài vừa học.

b)Thầy xem vở của từng bạn lắc đầu không nói gì c) Tấm lòng thầy sáng như mặt trời bao la như biển cả.

Bài 8: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống Thấy mẹ đi chợ về Hà nhanh nhảu hỏi:

- Mẹ có mua quà cho con không Mẹ trả lời:

- Có! Mẹ mua rất nhiều quà cho chị em con Thế con làm xong việc mẹ giao chưa

Hà buồn thiu:

- Con chưa làm xong mẹ ạ

Bài 9: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai làm gì?

Thầy giáo lớp em là giáo viên giàu kinh nghiệm.

Bài dạy của thầy rất sinh động.

Trong giờ học, thầy thường tổ chức các hoạt động

Bài 10: Viết 3 đến 4 câu theo mẫu Ai – làm gì nói về những việc mẹ làm để chăm sóc con.

Bài 11: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào từng ô trống trong đoạn văn sau cho phù hợp:

Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh Tuấn chỉ Ngôi sao Chổi như một vệt sáng dài trên sân trời mênh mông

Bé Hà thắc mắc:

- Thế trời cũng quét sân hả anh

- Trời bắt chước em đưa vài nhát chổi ấy!-Anh Tuấn trả lời hóm hỉnh Bài 12: Điền xinh hoặc mi, hoặc thng, hoặc khe vào chỗ trống a) Cô bé rất ...

b) Con voi rất ...

c) Quyển vở còn ...

d) Cây cau rất...

Bài 13 : Viết tiếp các từ :

a) Từ chỉ đặc điểm về tính tình của con người: tốt, ...

b) Từ chỉ đặc điểm về màu sắc của đồ vật: đỏ, ...

c) Từ chỉ đặc điểm về hình dáng của người, vật: cao, ...

Bài 14: Đọc những câu sau:

a) Mái tóc của bà em bạc phơ b)Tính mẹ em rất hiền

c) Dáng người chị gái em thon thả d)Dáng đi của em bé hấp tấp

Dùng câu hỏi AiThế nào? Để tách mỗi câu thành 2 bộ phận và điền từng bộ phận đó vào chỗ trống trong bảng

Ai thế nào ?

- Dáng đi của em bé - ...

- ...

hấp tấp

...

...

Bài 15: Viết các câu tỏ ý khen ngợi theo mẫu : M : - Ngôi nhà rất đẹp.

- Ngôi nhà đẹp quá !

- Ngôi nhà mới đẹp làm sao a) Cô giáo em rất trẻ

Bài 16. Bộ phận gạch chân trong câu sau trả lời câu hỏi nào dưới đây?

Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam

a. Bộ phận gạch dưới trả lời cho câu hỏi Ai?

b. Bộ phận gạch dưới trả lời cho câu hỏi Là gì?

c. Bộ phận gạch dưới trả lời cho câu hỏi Làm gì?

Bài 17: Chọn một cặp từ trái nghĩa và đặt theo mẫu câu Ai thế nào Bài 18: Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi sau :

a) Khi nào trẻ em đón Tết trung thu b) Khi nào học sinh kết thúc năm học?

b)Em thường quét dọn nhà cửa giúp mẹ khi nào?

Bài 19: Dùng cụm từ khi nào hoặc tháng nào, ngày nào để đặt câu hỏi cho bộ phận câu gạch dưới trong mỗi câu sau.

a) Hồi tháng ba, lớp tôi đi thăm viện bảo tàng b)Tháng sáu chúng em sẽ được nghỉ hè c) Ngày mai chúng em sẽ đến thăm cô giáo cũ

Bài 20: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than vào từng ô trong đoạn văn sau cho phù hợp:

Đêm đông, trời rét cống tay Chú mèo mướp nằm lì bên bếp tro ấm, luôn miệng kêu: “Ôi, rét quá Rét quá ” Mẹ dậy nấu cơm và bảo: “Mướp đi ra đi Để chổ cho mẹ đun nấu nào

Bài 21: Trả lời câu hỏi sau và viết câu trả lời vào vở em a) Loài chim thường làm tổ ở đâu?

b)Ngôi trường của em ở đâu?

c) Nhà em ở đâu?

Bài 22: Dùng cụm từ ở đâu để đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:

a) Chiếc bảng đen được treo ở chính giữa bức tường đối diện với chỗ ngồi của học sinh.

b)Trong vườn trường,mấy tốp học sinh đang vun tưới cây.

c) Chúng em đi chơi ở công viên.

Bài 23: Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy để điền vào từng chỗ trống trong đoạn văn sau.

Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính nết khác nhau Cò thì ngoan ngoãn chăm chỉ học tập sách vở sạch sẽ luôn được thầy yêu bạn mến Còn Vạc thì lười biếng suốt ngày chỉ nằm ngủ.

Bài 24: Trả lời câu hỏi sau?

a) Con thỏ chạy như thế nào?

b)Con gấu có dáng đi như thế nào?

c) Con hổ trông như thế nào?

d)Con voi trông như thế nào?

Bài 25: Dùng cụm từ như thế nào để đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân dưới trong câu sau.

a) Con ngựa phi nhanh như bay b)Con sóc chuyền cành rất nhanh c) Con cáo rất khôn ngoan

d)Con khỉ khôn gần như người

Bài 26: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi vì sao trong mỗi câu sau:

- Khi có bão, thuyền bè không được ra khơi vì nguy hiểm - Tàu thuyền không đi lại trên đoạn sông này vì nước cạn.

Bài 27: Câu sau đây còn thiếu mất dấu phẩy? Hãy điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu:

Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ vừa quen thuộc mờ mờ ảo ảo.

Bài 28: Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi sau vào chỗ trống:

- Người ta trồng bạch đàn để làm gì?

- Người ta trồng mận để làm gì?

Bài 29: Dùng cụm từ để làm gì để đặt câu hỏi về mục đích của các công việc sau.

a) Các bạn học sinh trồng cây ở sân trường b)Các bạn học sinh quét lá rụng ở sân trường

c) Cô giáo dẫn học sinh ra vườn trường học về các loại cây.

Bài 30: Tách đoạn văn sau thành 3 câu ghi dấu chấm vào chổ kết thúc từng câu.

Bác ra đến ngoài thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào Bác tươi cười bế một em gái nhỏ nhất lên và cho em quả táo mọi người bấy giờ mới hiểu và cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác.

H THNG BÀI TP LP 3

Bài 31: Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì (hoặc là ai)? Trong câu sau:

- Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc em ở gia đình - Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học - Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại.

Bài 32: Tìm từ ngữ điền vào chỗ trống để những dòng sau thành câu có mô hình Ai (cái gì, con gì) là gì?

- Hoa phượng là…….

- Con trâu là ………

- ………..là những đồ dùng học sinh luôn phải mang đến lớp

Bài 33: Đặt 3 câu có mô hình Ai - là gì? để nói về những người trong gia đình em:

Bài 34: Ghi dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a) Trong giờ tập đọc chúng em được nghe cô giáo giảng bài luyện đọc đúng và đọc hay.

b)Lớp chúng em đi thăm Thảo Cầm Viên Công Viên Đầm Sen vào chủ nhật vừa qua.

c) Bạn Hưng lớp 3B vừa nhận được 2 giải thưởng lớn: giải nhất cờ vua cho học sinh tiểu học của quận giải nhì chữ đẹp trong kì thi viết chữ đẹp của học sinh tiểu học toàn tỉnh.

Bài 35: Điền bộ phân trả lời cho câu hỏi Ai? Hãy trả lời cho câu hỏi Làm gì vào chỗ trống:

a. Các bạn học sinh trong cùng một lớp………..

b. ………..góp sách vở giúp các bạn vùng lũ.

Bài 36: Dùng mỗi từ sau để đặt một câu có mô hình Ai làm gì?

a. Chạy nhanh như ngựa phi

b. Hăng say làm việc trên cánh đồng vào ngày mùa c. Bơi lội tung tăng

Bài 37: Dùng dấu / để ngăn cách bộ phân trả lời cho câu hỏi Cái gì? và bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? Trong các câu sau.

a. Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm b. Cặp cánh chích bông nhỏ xíu

c. Cặp mỏ chích bông bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.

Bài 38: Điền tiếp các từ vào chỗ trống để hoàn thành câu theo mô hình Ai làm gì?

a. Những làn gió từ sông thổi vào………..

b. Mặt trời lúc hoàng hôn……….

c. Ánh trăng đêm Trung thu………

Bài 39: Đặt 2 câu có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau

Bài 40: Viết những câu văn có hình ảnh so sánh để tả các cảnh vật sau ở nông thôn:

lũy tre, cánh đồng lúa, những con bò.

Bài 41: Đọc đoạn văn sau và chép vào ô thích hợp.

Đồng cỏ Ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp đầu xuân. Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút, trật trùng những đám mây trắng. Anh Giáo đứng bên đồng cỏ đã lâu lắm. Đàn bê ăn quanh quẩn bên anh.

Câu có mô hình Ai (cái gì, con gì) - làm gì?

Câu có mô hình Ai (cái gì, con gì) - thế nào?

... ...

Bài 42: Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống cho phù hợp

Trần Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân trời vừa rạng sáng Quốc Toản mình mặc áo bào màu đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên một con ngựa trắng phau theo sau Quốc Toản là người tướng già và sáu trăm dũng sĩ nón nhọn giáo dài đoàn quân hăm hở ra đi trong tiếng chiêng trống rập rình.

Bài 43.Trả lời câu hỏi Khi nào? Bao giờ? Lúc nào? Và viết câu trả lời vào vở.

a. Khi nào lớp em tổ chức kết nạp đội viên mới?

b. Em biết đọc bao giờ

c. Lúc nào em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Bài 44: Những dấu phẩy trong đoạn sau có thể dùng để ngăn cách các bộ phận chính của câu (bộ phận trả lời các câu hỏi Ai (hoặc cái gì, con gì? làm gì (hoặc là gì thế nào)? Không

Trong một trận đánh, quân giặc đã bắt được một em bé chừng 10 tuổi tay cầm lựu đạn.

Trước những đòn đánh đạp dã man của giặc, em chỉ biết im lặng. Khi bọn giặc dẫn em đến trước đám đông yêu cầu em chỉ mặt người chỉ huy, em cương quyết không chỉ mặt ai. Sau nhiều lần bị tra tấn. Em bé đã anh dũng hi sinh.

Bài 45: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi đâu?

a.Các em nhỏ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình b. Ngoài vườn, hoa hồng và hoa loa kèn đang nở rộ c. Bầy chim sẻ đang ríu rít trò chuyện trong vòm lá.

Bài 46: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân dưới a. Khi còn bé, Anh-xtanh rất tinh nghịch

b. Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài

c. Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện

Bài 47: Đặt câu nói về mỗi sự việc sau và nguyên nhân của từng sự việc sau:

a. Em bé bị ngã

b. Bạn Hùng được chọn đi thi cờ vua ở trường c. Lớp 3A hoãn tổ chức hội vui học tập

Bài 48: Đặt câu hỏi Để làm gì? Cho bộ phận gạch chân sau:

a. Đội đồng diễn đang tích cực tập luyện để trình diễn Hội Khỏe Phù đổng b. Hưng chăm con gà nòi để chuẩn bị cho hội chọi gà vào ngày mai.

c. Hai chị em Hoa ăn cơn sớm để đi xem phim.

Bài 49: Điền tiếp vào chỗ trống bộ phận câu chỉ phương tiện trong mỗi câu sau:

a. Chúng em quét nhà bằng...

b. Chủ nhật trước lớp chúng em đi tham quan bằng...

c. Loài chim làm tổ bằng...

Bài 50: Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp

Học sinh trường em đã làm được nhiều việc tốt để hưởng ứng tuần lễ bảo vệ môi trường trồng cây ở vườn trường diệt bọ gậy ở bể nước chung.

H THNG BÀI TP LP 4 Bài 51: Đặt câu hỏi cho từng bộ phận được gạch chân sau:

a) Dưới ánh nắng chói chang, Bác nông dân đang cày ruộng.

b)Bà cụ ngồi bán những con búp bê khâu bằng vải vụn.

a) Tự hỏi mình về một người trong rất quên nhưng không nhớ tên b)Một dụng cụ học tập cần tìm mà chưa thấy

c) Một công việc mẹ dặn mà quên chưa làm.

Bài 53 : Đặt câu hỏi cho từng bộ phận in đậm cho từng câu dưới đây : a) Giữa vườn lá um tùm bông hoa đang dập dờn trước gió

b) Bác sĩ Ly là một người đức độ hiền từ mà nghiêm nghị c) Chủ nhật tuần tới mẹ sẽ cho con đi chơi

d) Bé rất ân hận vì không nghe lời mẹ.

Bài 54: Trong từng câu thơ sau mục đích câu hỏi dùng Để làm gì?

a) Anh chị nói nhỏ một chút có được không?

b)Sao bạn chịu khó thế?

c) Sao con hư thế nhỉ?

d)Cậu làm như thế là đúng à?

e) Mình làm như vậy mà sai à ?

Bài 55: Nối từng bộ phận chủ ngữ với bộ phận vị ngữ cho thích hợp để tạo thành câu Ai là gì?

a. Các em bé trong bộ đồng đồng phục

1.Vừa uống rượu vừa trò chuyện

b. Đêm ấy, quanh bếp lửa hồng mọi người

2.Đang chơi đá cầu

c. Trên sân trường, các bạn nam 3.Đang tung tăng tới trường

Bài 56: Dùng dấu (/) để tách CN và VN trong câu sau và VN trong câu sau là cụm ĐT hay ĐT.

a) Em bé cười

b)Cô giáo đang giảng bài.

c) Đàn cá chuối con tranh nhau đớp tới tấp.

Bài 57 : Đặt 2 câu Ai làm gì? Trong đó một câu VN là ĐT, một câu VN là cụm ĐT.

Bài 58 : Tìm các câu kể Ai như thế nào? Rồi gạch dưới bộ phận VN ?

Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi qua làng. Một cành lá gãy cũng đầy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng cao, tròn xoe. Cây hồi giòn, dễ gãy hơn cả cây khế.

Bài 59: VN trong câu kể Ai làm gì được tìm trong bài tập trên biểu thị nội dung gì?

Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành.

Bài 60: Đặt ba câu kể trong ba tình huống em tự chọn với bạn mình

Bài 61:Viết đoạn văn viết về buổi lao động lớp em và gạch chân dưới mẫu câu Ai là gì?

Bài 62: Hãy ghi lại 4 câu cách đặt câu khiến khác nhau để yêu cầu một người nào đó dừng lại

Bài 63: Đặt câu khiến cho hai trường hợp dưới đây:

a) Xin phép cô cho vào lớp khi đến muộn b)Hỏi một người qua đường đến bến xe.

Bài 64: Chuyển các câu kể sau thành câu cảm.

a) Chợ có rất nhiều cá b)Chữ bạn Tuấn viết rất đẹp

Bài 65: Viết tiếp vào chỗ trống để nhận xét mỗi câu cảm sau bộc lộ cảm xúc gì ? a) Ôi, bà, bà, bà đến Hoa ơi

b)Eo ơi, con chuột kinh quá!

Bài 66: Gạch dưới bộ phận trạng ngữ của các câu sau

a) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò vui vẻ.

b)Suốt từ sáng đến tối, tôi và bà tôi đúng trên boong tàu, dưới bầu trời trong sáng, giữa đôi từ sông Von-ga.

c) Đến mùa rét, khi cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ, bác Lê lo sợ không ai mướn mình làm việc.

Bài 67: Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ mục đích trong bài trên.

Bài 68: Thêm trạng ngữ chỉ địa điểm cho hai câu sau:

a) …, Mặt Trời vừa nhô lên đỏ ửng cả một phương.

b)…, Người đi lại như mắc cửi

Bài 69: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho hai vế sau:

a)…, nhà thiên văn học Ga-Li-Lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-pec-nich

b) … cách mạng tháng 8 thành công

Bài 70: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho 2 câu sau:

b)… chúng ta phải đánh răng thường xuyên

Bài 71: Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau:

a) Bằng tài năng của mình, các nghệ sĩ đã chinh phục được khán giả b)Để dựng trại, lớp tôi đã chọn một khoảng đất bằng phẳng

c) Bằng một giọng trầm và ấm, con bìm bịp báo hiệu mùa xuân đến Bài 72 : Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho hai vế câu sau:

a)… Trần Đăng Khoa đã viết nên những bài thơ về cảnh vật thiên nhiên rất sinh động b)… Trần Bình Trọng đã thét lên “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”.

Bài 73: Dấu hai chấm trong các câu sau có tác dụng gì?

a) Sự vật xung quanh tôi hôm nay có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học b)Bố dặn bé Lan: “Con phải học xong rồi mới được đi chơi đấy”

Bài 74: Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, và dấu chấm cảm vào đoạn văn sau cho thích hợp:

Sân ga ồn ào…nhộn nhịp…đoàn tàu đã đến

…Bố ơi…bố đã nhìn thấy mẹ chưa…

…Đi lại gần nữa đi…con A…Mẹ đã xuống kia rồi…

Bài 75: Em hãy viết một đoạn văn nói về ước mơ của em trong đó sử dụng dấu ngoặc kép

H THNG BÀI TP LP 5

Bài 76: Vạch ranh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập trên.

Xác định CN, VN trong từng vế.

Có thể tách từng vế trong bài tập trên thành các câu đơn được không? Vì sao?

Bài 77: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu:

a) Bích Vân còn học bài…

b)Nếu trời mưa to…

c) …, còn bố em là bộ đội d)…, nhưng Nam vẫn đến lớp.

Bài 78: Tìm từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống

a) Gió thổi ào ào cây cối nghiêng ngã bụi cuốn mù mịt một trận mưa ập tới

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Các dạng bài tập bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh tiểu học thông qua phân môn luyện từ và câu (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)