Đề xuất một số biện pháp hình thành KNM cho SV Sư phạm mầm non

Một phần của tài liệu Một số biện pháp Một số biện pháp hình thành kĩ năng mềm cho SV Sư phạm Mầm non (Trang 36 - 44)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ TRÀ VINH

3.2 Đề xuất một số biện pháp hình thành KNM cho SV Sư phạm mầm non

3.2.1. Người dạy chủ động

Các Thầy/Cô giảng dạy các môn học liên quan đến kỹ năng mềm cần chú ý và khai thác mạnh mẽ hơn nữa ngôn ngữ không lời cũng như ngôn ngữ của cơ thể trong quá trình giảng dạy nhằm làm cho tiết học trở nên sinh động hơn. Đặc biệt, nếu có ngoại hình ưa nhìn, cách ăn mặc, nói năng lịch sự và có thể thể hiện được cá tính, sự năng động, thông minh qua phong cách thì rất tốt.

- Trong quá trình giảng dạy, môn học nào có ít nhất 2 thầy/ cô cùng đảm nhiệm thì có thể kết hợp hai người cùng dạy một lớp sẽ rất tốt. Điều đó sẽ tạo ra một điều mới lạ cho SV và hai thầy/ cô có thể trợ giúp, thay đổi cho nhau trong khi giảng. Như vậy, thầy không bị mệt và trò cũng không kịp chán vì sự đổi mới là liên tục. Nhưng cách này, có thể hơi khó vì ở Việt Nam chưa có kiểu dạy kết hợp đó, ngoài ra còn cần sự phân công, dàn dựng rất công phu của hai thầy/cô cũng như sự kết hợp ăn ý giữa họ.

- Một trong những phương pháp giảng dạy tích cực là khuyến kích người học phát biểu ý kiến và quan điểm của mình một cách nghiêm túc, hạn chế tâm lý e sợ trong SV. Thái độ bắt lỗi khi người khác mắc sai lầm, thậm chí là phê bình nặng nề làm cho người học sợ sai, ngại nói ra ý kiến, quan điểm của mình và nguy hiểm hơn nó sẽ trói buộc sự sáng tạo của người học. Cho nên, khi nhận xét SV, người thầy/cô nên tránh sử dụng những từ ngữ có ý phê bình một cách rõ ràng và nên đứng ở góc độ SV để hiểu họ và làm cho họ hiểu, qua đó giúp SV đi đúng hướng vấn đề đang trao đổi. Tất nhiên vẫn có những SV cá biệt, cứng đầu hoặc có thái độ không tốt đòi hỏi người thầy phải biết kiềm chế và kiên trì hơn trong quá trình giảng dạy.

- Không như những môn học khác, những môn học liên quan đến kỹ năng mềm bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi tâm trạng, cả tâm trạng của người dạy cũng như người học. Vì vậy, đòi hỏi người dạy phải thực sự khỏe mạnh, tâm trạng vui vẻ, nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy và có một phong cách giảng dạy nhiệt huyết lôi cuốn được SV tham gia một cách sôi nổi và nhiệt tình. Nói chung, mọi phương pháp giảng dạy đều nhằm mục đích khơi dậy tinh thần học và tự học của SV. Nếu người dạy có thêm ngoại hình ưu nhìn thì hiệu quả dạy và học sẽ tăng lên rất nhiều.

- Sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy như Powerpoint, Video clip, Internet,… để truyền đạt kiến thức sinh động, phong phú hơn là chỉ có phấn trắng, bảng đen và thuyết trình đơn điệu. Có kiến thức lý luận và các tình huống thực tế tương đối rộng và phong phú cùng với cách diễn đạt dễ hiểu, vui nhộn, hấp dẫn nhằm cuốn hút người học tham gia, kết hợp nhiều phương pháp giảng

dạy khác nhau và đặc biệt chú ý dạy học dựa trên vấn đề cũng như các phương pháp giảng dạy tích cực khác nhằm phát huy tính chủ động của SV.

3.2.2. Hoạt động quản lý, đào tạo

- Trang bị cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo môi trường dạy và học đạt hiệu quả tốt, như nâng cấp đường truyền Internet để có thể khai thác thông tin qua mạng ngay trong khi giảng dạy khi có vấn đề cần làm rõ; phong phú hóa các đầu sách tham khảo liên quan đến “kỹ năng mềm” trên thư viện và có tính cập nhật hơn.

- Sắp xếp số lượng SV dưới 40/ 1lớp để đảm bảo về thời gian và khả năng bao quát của GV. Khắc phục hiện tượng tâm lý của SV lợi dụng lớp đông mà chà trộn đi muộn, về sớm, nghỉ học, nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học,…

- Trên bảng điểm nên có cột tính điểm về thái độ và cột tính điểm cho kỹ năng mềm của SV ngoài cột điểm kiểm tra và điểm thi chỉ đánh giá đơn thuần về kiến thức – kỹ năng cứng của SV.

3. 2.3. Người dạy tích cực – người học tích cực Với biện pháp này người giảng có thể thực hiện như sau:

(1) Mỗi ngày một vấn đề: Trước khi ra về GV có thể đưa ra một câu hỏi nhỏ có liên quan đến môn học. Câu hỏi có thể đóng nhằm bắt buộc SV hiểu đúng các khái niệm, ý nghĩa mà người GV muốn SV phải nhớ. Hay một câu hỏi mở mà SV có thể tìm lời giải đáp từ người thân, bạn bè, trên mạng Internet,...

trước khi gv vào lớp học. Và giải quyết câu hỏi đó trước khi ra về.

   Ví dụ với môn kĩ năng tiếp cận và phát triển nghề nghiệp, GV có thể chuẩn bị một số câu hỏi giúp SV tự tìm câu trả lời trước khi vào lớp học:

        Một công việc tốt là như thế nào?

        Công việc có thể ở những nơi nào?

        Bạn có những năng lực gì nổi trội?

Với các dạng câu hỏi mở trên, giúp sinh không chỉ giúp SV tiếp thu thêm kiến thức, mà còn giúp các bạn rèn luyện các kĩ năng thuyết trình, tìm kiếm tài liệu, tự học,...

(2) Sử dụng các câu chuyện mang tính giáo dục kĩ năng đời sống. GV có thể sử dụng các câu chuyện này để vừa giáo dục cho SV về đạo đức vừa cung cấp thêm cho SV kiến thức cách xử lý, phán đoàn, hành động trong cuộc sống.

Thông qua các câu chuyện GV có thể dễ dàng truyền đạt, SV dễ dàng tiếp thu tránh được sự nhàm chán, khó hiểu.

   Câu chuyện 1: Có một người vào thi để xin việc làm trong một công ty nọ, khi đi dọc hành lang đến phòng thi, anh thấy có mấy tờ giấy vụn dưới đất, liền cúi xuống nhặt lấy và bỏ vào thùng rác. Người phụ trách thi vấn đáp vô tình trông thấy từ xa, đã quyết định nhận anh ta vào làm việc cho công ty. Hóa ra để được trọng dụng thật là đơn giản, chỉ cần tập những thói quen tốt.

     Câu chuyện 2: Có một cậu bé vào tập việc trong một tiệm sửa xe đạp, có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư, cậu bé không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp. Những người đang học việc khác cười nhạo cậu bé đã dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức. Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, cậu bé liền được người khách nhận đưa về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao. Hóa ra để thành đạt trong đời thật đơn giản, chỉ cần cố gắng chịu thiệt thòi một chút…

   Câu chuyện 3: Có một em bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ rất đẹp!” Bà mẹ hỏi: “Ơ, sao con lại khen mẹ như thế?” Em bé trả lời: “Bởi vì hôm nay mẹ… không nổi giận như mọi ngày!”. Hóa ra muốn có một vẻ đẹp khả ái cũng thật đơn giản, chỉ cần không nổi giận là được.

(3) Lồng ghép vào các môn học

   Thông qua tích hợp giáo dục KNM vào bài trên lớp, đặc biệt đối với những môn học có tiềm năng giáo dục KNM. GV có thể sáng tạo lồng ghép, khai thác những nội dung KNM trong các bài học cụ thể.

   Ví dụ với môn học Kĩ năng tiếp cận và phát triển nghề nghiệp chúng ta nên lòng ghép vào đó các kĩ năng mềm cần thiết cho SV. Giúp SV ý thức tầm quan trọng của kĩ năng mềm cần có và cũng như những phương pháp thiết thực để rèn luyện những kĩ năng đó.

Quán triệt cách tiếp cận KNM trong quá trình dạy học, giáo dục. GV cần sử dụng các Phương pháp dạy học tích cực thông qua đặt người học vào tình huống đa dạng và chứa đựng nhiều cách lựa chọn để thực hiện các giải quyết vấn đề để thực hành cách giải quyết vấn đề. Trong đó người học phải sử dụng những kỹ năng phê phán, kĩ năng ra quyết định ra quyết định, kĩ năng giải quyết, chia sẽ ý tưởng sống,…

   (4) Sử dụng các dạng bài tập kiểm tra.

   Trong quá trình giảng dạy, thay vì GV nói, hãy để cho SV được tự mình ra các vấn đề, các hoạt thông qua đó SV có thể vừa học vừa rèn luyện cho

Chủ đề / Bài

học Các KNM lồng ghép (có thể) Phương pháp lồng ghép

1.Tầm quan trọng của kỹ năng mềm và định hướng về nghề nghiệp.

2. Hồ sơ tìm việc

3. Phỏng vấn tuyển dụng 4. Kĩ năng lập kế hoạch và viết báo cáo.

5. Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở

+ Kỹ năng thuyết trình

+ Kỹ năng tìm kiếm tài liệu, đọc hiểu và ghi nhớ tài liệu

+ Kỹ năng làm việc đọc lập và làm việc hợp tác.

+ Kỹ năng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán.

+ Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

+ Kỹ năng đàm phán và giải quyết xung đột

+ Kỹ năng quản lý bản thân + Kỹ năng quản lý sự thay đổi.

- Tự tin mạnh dạng trao đổi đổi và thể hiện suy nghĩ của bản thân.

- Tham gia hoạt động nhóm, trao đổi ý kiến với bạn, với nhóm.

- Tự tin giới thiệu về bản thân mình.

- Tìm kiếm các trang web uy tinh và độ tin cậy, cách thao tác trên internet, chủ động tìm kiếm các tài liệu tham khảo.

- Hướng dẫn SV cách quản lý, lập kế hoạch hoạt động của bản thân cho phù hợp.

mình một số kĩ năng mềm như sau:

   Kĩ năng lắng nghe: thể hiện mức độ nắm bắt thông tin và hiểu vấn đề người khác nói; trả lời chính xác những gì người khác hỏi.

   Bài tập phát triển:

   (1) Lắng nghe một câu chuyện, một thông tin trên báo đài,... Sau đó kể lại cho cô và cả lớp cùng nghe.

   (2) Một bạn đọc tài liệu giáo trình, câu chuyện rồi đặt một số câu hỏi có liện quan đến nội dung vừa đọc cho một số bạn trả lời.

   (3) Nghe giảng, sau đó tóm tắc lại nội dung bài giảng của GV.

   Kĩ năng thuyết trình: thể hiện khả năng nói dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc. Kết hợp với ngữ điệu và cử chỉ phù hợp với nội dung.

   Bài tập phát triển:

   (1) Đọc một thông tin cho cả lớp nghe, hoặc kể lại một câu chuyện trước lớp.

   (2) Đọc tài liệu và diễn giảng cho cả lớp cùng nghe.

   (3) Miêu tả một bạn trong lớp mà không nói trước người đó là ai.

   (4) Thuyết trình nội dung bài học. Ví dụ môn chương trình giáo dục mầm non GV có thể cho SV tự mình thuyết trình về các chủ đề sau: Trình bày một số chương trình giáo dục mầm non trên thế giới, tình hình và đặc điểm của chương trình giáo dục mầm non Việt Nam,...

   (5) Mô tả cách thực hiện cách nấu một món ăn, cách làm một bộ đồ chơi,...

   Kĩ năng tư duy sáng tạo: Khả năng liên kết các thông tin, và đưa ra hướng giải quyết mới lạ, độc đáo,...

   Bài tập phát triển:

   (1) Trong vòng 5 phút các SV hãy đưa ra một ý tưởng để một giải quyết tình huống của GV đưa ra. Ví dụ hãy cho biết cách xử lý của em khi có kẻ xấu lẻn vào trường giả dạng là phụ huynh đón trẻ, hãy đưa ra các cách giúp trẻ không lười ăn,...

   (2) Ở trường mầm non A đang tổ chức lễ hội trằng rằm, các em hãy

thiết kế lễ hội cho trường,...

   Kĩ năng lập kế hoạch: thể hiện kĩ năng thực hiện cho một hoạt động nào đó của bản thân hay cả lớp. Kế hoạch mang tính khả thi cao và cụ thể ở mức độ có thể hiểu và làm.

   Bài tập phát triển:

   (1) Hãy lập kế hoạch cho một chuyến đi chơi của các bạn trọng lớp, nhóm.

   (2) Lên kế hoạch tổ chức thi đấu thể thao giao hữu trong SV (các SV tham gia góp tiền tổ chức và trao giải)

   Kĩ năng làm việc nhóm: thể hiện khả năng hợp tác với các bạn trong lớp.

   Bài tập phát triển:

   (1) Cùng với các bạn trong nhóm cùng thực hiện cho công tác thuyết trình.

   (2) Phối hợp với vài bạn tạo thành nhóm tự học.

3.2.4. Tổ chức thực hiện giáo dục KNM thường xuyên

   - Tổ chức các chủ đề về KNM thông qua con đường ngoại khóa dưới hình thức câu lạc bộ, hoạt động tự chọn. Những hoạt động này có thể do GV tổ chức hoặc do chính HS tự tổ chức, GV chỉ là người cố vấn, quan sát và hổ trợ khi cần thiết.

   - Tổ chức định hướng nghiên cứu có hệ thống về KNM. Mục đích Cung cấp cho SV những kiến thức ban đầu về KNM, vai trò của KNM với sự thành công của mỗi người, đặc biệt là đối với nghề SP, để góp phần kích thích SV tích cực và chủ động tìm hiểu cũng như đầu tư cho việc tìm hiểu về KNM một cách hệ thống. SV tìm hiểu thông tin và thực hiện một bài viết với chủ đề

“KNM và nghề SP” trong hồ sơ tuyển chọn SV tham dự khóa học miễn phí tại cơ sở đào tạo. Nghe chuyên đề dưới hình thức trao đổi, thảo luận nhóm - chia sẻ quan niệm và trò chơi nhận thức “KNM - Hành trang của SV SP” tại cơ sở đào tạo. Tổ chức cho SV quan sát các đoạn phim ngắn (video clip) và các thông

điệp nén dưới dạng thông tin cần ghi nhớ hoặc tóm tắt (show card) để bình luận và đánh giá ở các buổi nói chuyện trước khóa học, khóa huấn luyện. SV thực hiện bài thu hoạch có sản phẩm sau khi nghe chuyên đề và gửi về Ban tổ chức.

Ban tổ chức sẽ xem xét và đánh giá để làm cơ sở tuyển chọn.

   - Tổ chức thường xuyên khóa huấn luyện về KNM cho SV. Mục đích Hình thành những kiến thức cơ bản về KNM để dần hình thành những KNM một cách bài bản, hệ thống thông qua quá trình SV trải nghiệm và dần dần tự huấn luyện. Tác động đến nhận thức của SV về vai trò của KNM. Kích thích thái độ tích cực - chủ động tìm hiểu của SV về những KNM cần thiết trong nghề SP để chủ động rèn luyện. Tiếp cận các tình huống có liên quan, các hoạt động nhằm giúp SV phát hiện ra “mấu chốt”, “thao tác” hay những “công cụ”

của từng KNM.

- Lồng ghép huấn luyện KNM cho SV thông qua hoạt động ngoại khóa . Mục đích góp phần nâng cao nhận thức về KNM và tích lũy những kiến thức cơ sở có liên quan đến KNM và ứng dụng trong nghề Sư phạm Mầm non. Tích lũy những mô hình hay những thao tác có liên quan đến các KNM cụ thể để hình thành KNM một cách khoa học. Kích thích thái độ tích cực - chủ động tìm hiểu về những KNM cần thiết trong nghề Sư phạm Mầm non để nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng cũng như định hướng về khả năng ứng dụng của chúng trong thực tiễn nghề nghiệp, chuyên môn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp Một số biện pháp hình thành kĩ năng mềm cho SV Sư phạm Mầm non (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w