VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ
VINH
2.1. Vài nét về Bộ môn Sư phạm mầm non, khoa Sư phạm
Khoa Sư phạm được thành lập theo Quyết định số 680/QĐ-ĐHTV ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Trà Vinh, có chức năng và nhiệm vụ sau: Khoa Sư phạm thuộc Trường Đại học Trà Vinh có nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đáp ứng nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Trà Vinh và các tỉnh khác trong cả nước đồng thời thực hiện công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa giáo viên trong tỉnh. Bước đầu Khoa Sư phạm đã đào tạo đáp ứng nhu cầu các cấp cho tỉnh nhà.
Ngoài ra, Khoa còn có nhiệm vụ đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ Cao đẳng, Đại học, bồi dưỡng chuẩn hóa và bồi dưỡng thường
xuyên cho giảng viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực khoa học giáo dục
Hiện nay, Khoa quản lý ba bộ môn: Bộ môn Sư phạm Nhạc – Họa, Bộ môn Sư phạm Tiểu học, Bộ môn Sư phạm Mầm non
Về tình hình số lượng sinh viên trong Bộ môn Sư phạm mầm nom, Khoa Sư phạm trong năm học 2014 -2015 như sau:
STT LỚP SỈ SỐ DÂN TỘC GHI CHÚ 1 CA12MN 35 7 2 CA12MNA 32 4 3 CA13MN 47 11 4 CA13MNA 33 4 5 CA14MN 41 6 6 DA11MN 35 16 7 DA12MNA 35 8 8 DA12MNB 34 12 9 DA13MNA 38 13 10 DA13MNB 40 16 11 DA14MNA 36 8
12 DA14MNB 26 9
2.2. Thực trạng kĩ năng mềm của sinh viên Sư phạm Mầm non
2.21. Nhận thức của SV về KNM
Để có những nhận xét đánh giá tương đối chính xác về thực trạng vấn đề, tiểu luận đã thực hiện một số khảo sát, điều tra như sau: Thực trạng về KNM của SV Sư phạm Mầm non trong những năm gần đây.
Dựa vào phiếu khảo sát (bảng 1 và 2) ta thấy hầu hết các bạn SV đều thấy vai trò của KNM (trên 40 SV ).
Bảng 1: Những KNM cần thiết cho SV khi đang đi học:
Kỹ năng Mức độ cần thiết
Rất cần Cần Không cần
Kỹ năng học và tự học 70% 30% 0%
Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân 35% 65% 0% Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm 38% 62% 0%
Kỹ năng đàm phán 40% 60% 0%
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc 43% 57% 0%
Kỹ năng lắng nghe 55% 45% 0%
Kỹ năng thuyết trình 70% 30% 0%
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 63% 37% 0%
Kỹ năng giải quyết vấn đề 45% 55% 0%
v Kỹ năng làm việc nhóm 60% 40% 0%
Nhận xét: Qua bảng nhận xét đánh giá, ta nhận thấy KNM đối với SV khi khi đang đi học rất cần thiết, hầu như không có KNM nào không cần thiết. Xét về mức độ trung bình chung tất cả các KNM đều cần thiết đối với SV Sư phạm mầm non. Trong đó có thể nhận thấy:
+ KN học và tự học chiếm tỉ số rất cao. Điều này chứng tỏ SV cũng ý thức được không phải mỗi ngày chăm chỉ đến lớp và nghe giảng bài thôi là đủ. Để có kiến thức các bạn cần có cho mình KN học và tự học.
+ KN thuyết trình cũng được SV chọn là kĩ năng cần thiết nhất khi còn đang đi học. Bởi qua phương pháp trò chuyện các bạn cho rằng KN thuyết trình giúp các bạn không chỉ rèn luyện KN làm việc nhóm, tự học mà còn giúp các bạn tự tin thể hiện khả năng của mình trước đám đông. Nhiều bạn chia sẽ rằng các bạn cảm thấy tự tin hơn sau mỗi lần được thuyết trình trước mặt thầy cô và
bạn bè.
+ KN lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân, KN giải quyết vấn đề, KN lập kế hoạch và tổ chức công việc chiếm tỉ số thấp nhất trong bảng xếp hạng. Qua phương pháp đàm thoại cùng với SV thì các bạn lí giải vì các KNM tuy cũng cần thiết song các bạn nhân thấy rằng nhóm KN này cần thiết hơn khi ra trường. Còn hiện tại, các bạn cho rằng tập trung vào việc học tập, tích cực hoạt động trong các phong trào đoàn, chi hội và tránh xa các tệ nạn xã hội là cần thiết hơn hết.
Bảng 2: Những KNM cần thiết cho SV khi ra trường làm việc:
Kỹ năng Mức độ cần thiết
Rất cần Cần Không cần
Kỹ năng học và tự học 33% 67% 0%
Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân
45% 55% 0%
Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm 45% 55% 0%
Kỹ năng đàm phán 43% 57% 0%
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc 65% 35% 0%
Kỹ năng lắng nghe 45% 55% 0%
Kỹ năng thuyết trình 35% 65% 0%
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 63% 37% 0%
Kỹ năng giải quyết vấn đề 63% 37% 0%
v Kỹ năng làm việc nhóm 35% 65% 0%
Nhận xét: Sau khi đi làm, tầm quan trọng của KNM đối với các bạn SV cũng có sự thay đổi rõ rệt:
+ KN lập kế hoạch và tổ chức công việc, KN giao tiếp và ứng xử, KN giải quyết vấn đề được SV đánh giá cao khi đi làm. Vì lợi ích của các KNM này giúp cho SV sắp xếp được các công việc một cách khoa học, giảm tải khối lượng công việc cao của GVMN, việc giao tiếp ứng xử trong giai đoạn cũng phải nghệ thuật hơn do môi trường và đối tượng giao tiếp được mở rộng, đặc biệt khi giao tiếp với trẻ. Giải quyết các vấn đề xảy ra được SV đánh giá cao, bởi hằng ngày người GVMN cần xử lý rất nhiều vấn đề xoay quanh công việc chăm sóc và giáo dục trẻ (đặc thù hoạt động của GVMN)
+ KN học và tự học, KN làm việc nhóm, KN thuyết trình có tỉ sổ lựa chọn thấp hơn so với khi còn đang đi học do môi trường làm việc thay đổi. Tuy
nhiên, tỉ số của các KNM này chỉ giảm xuống và mức độ cần thiết vẫn khá cao . Do đó, có thể thấy nhận thức của SV về tầm quan trọng của KNM.
Nhận xét chung: Hầu hết SV đều ý thức được tầm quan trọng của KNM với việc học tập và làm việc. Tất cả các KNM đều được SV đánh giá rất cao ở cả hai mức độ là cần thiết và rất cần thiết khi còn đi học và sau khi làm việc.
Từ phiếu khảo sát, các SV cũng giải thích được vì sao KNM lại có ý nghĩa với việc học và làm vệc. Các SV của khoa Sư phạm trường đại học Trà Vinh cũng nhận thức được KNM rất quan trọng vì nó là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Có KNM giúp con người hoàn thiện mình hơn trong một số mối quan hệ, giúp cho người ta thêm tự tin, mạnh mẽ, lạc quan hơn, dễ dàng vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Ngoài ra, các bạn SV cũng nhận thấy được có KNM trong tay giúp các tự tin thể hiện năng lực thật sự của mình và thành công hơn trong công việc.
2.2. Năng lực về KHM của SV Sư phạm mầm non
Điều tra năng lực KNM của SV: Dựa trên khả năng tự đánh giá của SV về KNM của bản thân mình dựa phiếu điều tra trên 40 SV (ngẫu nhiên) cho thấy:
+ Thuận lợi: Hầu hết các SV đều có kiến thức về các kỹ năng mềm này, và cũng từng tập huấn và rèn luyện các KNM mềm.
+ Hạn chế: dù các bạn SV đều biết các KNM nhưng đa số các bạn SV cho biết là chưa thực sự tự vào bản thân mình dù các có biết nhưng 85% SV