CẤU TRÚC NỘI BỘ CỦA BỘ PHẬN MARKETING

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai hoạt động marketing của các doanh nghiệp dược phẩm trong nước những năm gần đây (Trang 31 - 34)

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

3.2. CẤU TRÚC NỘI BỘ CỦA BỘ PHẬN MARKETING

Cấu trúc nội bộ của bộ phận Marketing ở các doanh nghiệp rất đa dạng tuỳ thuộc vào từng đặc điểm, quy mô, phạm vi kinh doanh, điều kiện khả năng của doanh nghiệp về nhân sự, tài chính... của doanh nghiệp.

Bộ phận Marketing trong trường hợp nằm trong phòng kinh doanh, chủ yếu triển khai hoạt động tiếp thị sản phẩm theo địa bàn kiêm nhiệm cả bán hàng, nắm bắt tình hình thị trường, thị hiếu của khách hàng để báo cáo về phòng kinh doanh, chưa có sự chuyên môn hoá.

Đối với các doanh nghiệp đã thành lập phòng Marketing độc lập, cấu trúc nội bộ bài bản hơn với chức năng nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: Naphaco, Traphaco, Xí nghiệp dược phẩm TW I...

+ Phòng Marketing của công ty CPDP Nam Hà tại Hà Nội được phân thành các bộ phận như sau:

- Bộ phận văn phòng tổng hợp: có trách nhiệm tổng hợp, phân tích số liệu và thông tin về thị trường, khách hàng, theo dõi tiến độ công việc...

- Bộ phận hậu cần: cung cấp các phương tiện, vật dụng cần thiết cho bộ phận tiếp thị trực tiếp.

- Bộ phận tài chính kế toán: cân đối ngân sách chi phí cho Marketing

25

- Bộ phận quảng cáo tuyên truyền: đảm nhiệm việc thiết kế, in ấn quảng cáo, tuyên truyền trên báo đài, truyền hình, panô, áp phích...

- Bộ phận tiếp thị trực tiếp: triển khai theo vùng (mỗi vùng từ 3- 5 tỉnh)

Tại văn phòng đại diện của công ty ở thành phố Hồ Chí Minh có một bộ phận Marketing chủ yếu làm công tác tiếp thị trực tiếp miền Nam, chịu sự quản lí của phòng Marketing ở Hà Nội.

+ Xí nghiệp dược phẩm TW I có phòng Marketing chủ yếu tập trung vào một số việc:

- Hoạt động tiếp thị sản phẩm tại Hà Nội

- Xây dự ng và điều chỉnh giá, tỷ lệ chiết khấu sản phẩm.

- Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động quảng cáo tuyên truyền ở hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.

- Kiêm việc làm hồ sơ đăng kí xuất khẩu và thực hiện xuất khẩu.

Thực tế nhân sự phòng Marketing của các doanh nghiệp còn ít và mỏng nên sự phân chia các bộ phận chỉ mang tính chất tương đối. Tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể, giữa các bộ phận luôn có sự luân chuyển qua lại để hỗ trợ cho nhau.

Như vậy, có thể thấy cấu trúc nội bộ của phòng Marketing các doanh nghiệp dược phẩm trong nước chủ yếu tổ chức theo chức năng Marketing.

Hình 3.3: Cấu trúc nội bộ của bộ phận Marketing theo chức năng

ư u điểm của cấu trúc theo chức năng là các hoạt động Marketing được phân định rõ ràng, không chồng chéo giữa các bộ phận, chuyên môn hoá công việc cho từng bộ phận. Tuy nhiên, nhược điểm là chương trình kế hoạch Marketing đề ra khi thực hiện có thể không phù hợp trong từng hoàn cảnh điều kiện cụ thể về thời gian, khu vực, sản phẩm... Muốn khắc phục hạn chế nhược điểm này đòi hỏi phòng Marketing phải có sự nghiên cứu kĩ càng và toàn diện về thị trường, về sản phẩm của doanh nghiệp, dự đoán được mọi tình huống có thể xảy ra để từ đó đưa ra chương trình khả thi nhất. Trong trường hợp chương trình đề ra không thích hợp, cần nhanh chóng có những quyết định sửa đổi để tránh và hạn chế hậu quả rủi ro.

Ngoài cách thức tổ chức theo chức năng marketing trên, hiện nay một số doanh nghiệp đã học hỏi áp dụng cách thức tổ chức phòng Marketing theo kiểu Marketing sản phẩm của các hãng nước ngoài, tức là một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm sẽ được một người chịu trách nhiệm quản lí thực hiện tất cả các vấn đề Marketing liên quan đến sản phẩm ấy.

•^fVí dụ : Công ty TNHH Đô Thành chia sản phẩm thành hai nhóm thuốc OTC và thuốc kê đơn, mỗi nhóm thuốc sẽ do một lãnh đạo nhóm sản phẩm phụ trách.

Cách thức này khắc phục được nhược điểm của cách tổ chức theo chức năng Marketing, tuỳ vào từng điều kiện cụ thể người lãnh đạo sản phẩm sẽ linh hoạt xây dựng và áp dụng các chiến lược Marketing tối ưu nhất. Mô hình đó như sau:

Hình 3.4: Cấu trúc nội bộ phòng Marketing theo sản phẩm.

27

Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp áp dụng cách thức này. Vì rõ ràng cấu trúc nội bộ theo Marketing sản phẩm đòi hỏi phải có nguồn nhân lực mạnh, hiểu biết đầy đủ toàn diện về Marketing, có năng lực quản lí, năng động, nhạy bén... Đây là yếu tố quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đầu tư, đào tạo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai hoạt động marketing của các doanh nghiệp dược phẩm trong nước những năm gần đây (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)