Chương 2: Cơ sở lí luận
2.8 Thức ăn trong thí nghiệm
Tên khoa học: Bracharia multica
Loại cỏ thân bò trên mặt đất, rễ nhiều, thân dài 0,6 - 2,0 m, lá to bản, có lông. Giống cỏ này có nguồn gốc từ Châu Phi. Chúng thuộc giống cỏ đa niên, giàu protein, dễ trồng, chịu được đất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lông tây được nhập trồng ở Nam Bộ từ năm 1887 tại các cơ sở nuôi bò sữa, nay đã trở thành cây mọc tự nhiên ở khắp hai miền Nam Bắc (Nguyễn Thiện, 2003). Sau 1,5 - 2 tháng trồng thì có thể thu hoạch lứa đầu.Từ đó cứ khoảng 30 ngày thì thu hoạch được một lần, trừ mùa khô phải hơn hai tháng mới cắt được nên thu hoạch lúc cỏ cao 50 - 60 cm và khi thu hoạch thì nên cắt cách mặt đất 5 - 10 cm. Cỏ lông tây rất thích hợp trồng ở các vùng đồng bằng, năng suất cỏ thay đổi nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt (Nguyễn Thiện, 2003). Chúng ta có thể trồng cỏ lông tây ở đất bùn lầy, đất ruộng, đất bãi, bờ đê, ven hồ ao, bờ sông suối. Có thể sử dụng cỏ lông tây cho gia súc ăn dưới dạng cỏ tươi hoặc phơi khô (Nguyễn Thiện, 2003).
Bảng 2.7: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây
Thực liệu Thành phần hoá học, % DM
DM CP EE CF NDF Tro
Cỏ lông tây 1 18,7 13,7 6 23,1 59,2 11,3
Cỏ lông tây 2 18,5 9,5 3,7 25,7 67,1 10,2
Nguồn: (1) TrươngThanh Trung,2005. (2) Đào Tiến Đức, 2000. DM: vật chất khô; CP: protein thô;
EE: béo thô; CF: xơ thô; NDF: Chiết chất không đạm;
2.8.2 Cỏ đậu
Cỏ họ đậu là một loài thực vật rất quan trọng bao gồm 3 họ phụ: họ phụ muồng, họ phụ trinh nữ và họ phụ đậu. Cỏ họ đậu như so đũa, Bình linh, Stylo, Kudzu, đậu biếc, đậu ma… Có hàm lượng dưỡng chất cao (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2005). Đây là nguồn thức ăn cung cấp đạm tốt cho thỏ. Cỏ đậu nước ta thường giàu protein thô, vitamin, giàu khoáng Ca, Mg, Zn, Cu, Fe, nhưng ít P, K Hơn cỏ hòa thảo. Tuy vậy hàm lượng protein thô ở cỏ đậu trung bình là 167gam/kg chất khô, xấp xỉ trung bình cỏ đậu nhiệt đới, thấp hơn giá trị trung bình ôn đới (175 gam/kg chất khô) (Viện chăn nuôi quốc gia, 1995).
Ưu điểm của cỏ đậu sử dụng làm thức ăn gia súc là sự cộng sinh với vi sinh vật trong nốt sần ở rễ nên có thể sử dụng được Nitơ trong không khí nên thức ăn giàu protein, vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng mà không bón nhiều
21
phân. Nhược điểm cơ bản của cỏ đậu làm thức ăn gia súc chứa chất khó tiêu hay độc tố làm gia súc ăn không dược nhiều. Bởi vậy, Cần thiết phải sử dụng phối hợp với cỏ hòa thảo để nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn (Viện chăn nuôi quốc gia, 1995).
2.8.3 Bánh dầu dừa
Việt Nam là một trong những nước sản xuất nhiều dừa và các sản phẩm từ dừa.Cơm dừa khô là phần cùi dừa của trái dừa đem sấy khô theo cách thức thủ công haybằng thiết bị chuyên dụng. Sản phẩm này có giá trị vì là nguyên liệu chế ra dầu dừa,làm bánh, mứt, kẹo và phụ phẩm có thể làm thức ăn chăn nuôi gia súc hay làm phânbón. Trong quá trình chiết xuất lấy dầu thì thu được khoảng 70% dầu và 30% bãdừa. Phụ phẩm này được ép thành bánh dùng làm thức ăn cho gia súc.Protein trong bánh dầu dừa thuộc loại kém nhất trong các protein thực vật. Chứa19% - 21% CP chất lượng không cao, thấp về Lysine, Histidine đồng thời hàm lượngxơ trong bánh dầu dừa cao 13% đây là điều hạn chế của bánh dầu dừa khi dùngtrong khẩu phần cho gia súc độc vị. Bánh dầu dừa có đặc tính hút đường cao đến50% trọng lượng của nó, đặc tính này được sử dụng để phối hợp các khẩu phần cómật đường (Lưu Hữu Mãnh, 1999).
2.8.4 Đậu nành ly trích
Đậu nành ly trích còn được gọi là bánh dầu đậu nành hay khô dầu đậu nành. Đây là loại thực liệu dùng để bổ sung chất đạm khá tốt cho gia súc.
Bảng 2.8: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của đậu nành ly trích Thành phần hóa học (%)
ME (MJ/kg DM)
Chỉ tiêu DM CP EE CF NFE
Giá trị 89,00 44,70 1,50 5,10 31,20 12,35
DM: vật chất khô; CP: protein thô, EE: béo thô, CF: xơ thô, NFE: chiết chất không đạm; CP, EE, CF, NFE được tính trên % DM; ME: năng lượng trao đổi.
Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia, 1995
2.8.5 Urê
Công thức hóa học: H2N - CO - NH2, urê sử dụng cho trâu bò ăn thường là có nguồn gốc từ phân bón. Dê, cừu nói riêng và động vật nhai lại nói chung có khả năng sử dụng nguồn đạm phi protein thay thế một phần protein thực trong khẩu phần, urê là một trong những nguồn cung cấp chất đạm phi protein rẻ tiền mà vi sinh vật ở dạ cỏ của dê có khả năng sử dụng để tổng hợp thành protein cho vi sinh vật, vi sinh vật khi xuống dạ múi khế sẽ là nguồn cung cấp protein cho vật chủ.
Khi vào dạ cỏ, urê bị phân hủy thành amoniac (NH3) và khí carbonic
22
(CO2) nhờ enzyme do vi sinh vật sống trong dạ cỏ tiết ra. Amoniac sẽ là nguồn cung cấp chất đạm cho vi sinh vật tổng hợp thành đạm protein của vi sinh vật.
Một phần amoniac được hấp thu vào máu đến gan, tại gan, amoniac được chuyển hóa thành urê. Một phần urê được thải ra ngoài qua nước tiểu, một phần theo nước bọt trở lại dạ cỏ, tại đây, vi sinh vật sử dụng tiếp tục trở lại.
Liều dùng: Đối với gia súc nhai lại chưa quen sử dụng urê thì phải có thời gian làm quen bằng cách mỗi ngày cho ăn một ít và tăng dần đến mức độ cho phép đối với từng loài gia súc. Urê được sử dụng không quá 1% (tính trên vật chất khô) trong khẩu phần hay 1/3 tổng số protein của khẩu phần (Ensminger & Olentime, 1994).
Liều ngộ độc: Do urê dùng làm thức ăn cho trâu bò thường là dạng tinh thể chứa 44 - 46%N, cũng có dạng dung dịch chứa 400 g urê/lít hoặc 184 g nitơ/lít. Sử dụng urê không hợp lý hoặc quá liều có thể gây ngộ độc urê. Liều 30 g urê/100 Kg thể trọng cho uống 1 lần/ngày có thể gây chết hay ngộ độc mạnh nếu con vật nhịn đói hoặc ăn ít thức ăn gluxit dễ lên men như bột, đường. Nếu urê dùng với khẩu phần giàu ngũ cốc thì liều độc trên 50g/100 Kg thể trọng (Lê Đức Ngoan et al,, 2005).
23