Thành phần hóa học các thực liệu dùng trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung bánh dầu dừa, đậu nành ly trích và urê đến thức ăn và dưỡng chất ăn và tăng trọng của cừu ở 3 tháng tuổi (Trang 41 - 48)

Chương 4 Kết quả thảo luận

4.1 Thành phần hóa học các thực liệu dùng trong thí nghiệm

Thành phần dưỡng chất của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm được trình bày trong Bảng 4.1

Bảng 4.1: Thành phần dƣỡng chất (% DM) các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm

Thực liệu DM OM CP NDF Ash ADF EE

ME (MJ/kg DM) Cỏ lông tây 16,2 89,9 11,1 62,3 10,1 39,2 - 8,52

Cỏ đậu lá nhỏ 15.5 91,8 19,6 48,9 8,2 38,6 - 9,87 Bánh dầu dừa 87,2 83,6 20,3 56,4 16,4 43,5 9,0 12,8 Đậu nành ly

trích 89,5 92,9 43,2 26,1 7,1 - - 12,7

Urê 100 - 288 - - - - -

Ghi chú: DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, NDF: xơ trung tính, Ash: khoáng tổng số, ME: năng lượng trao đổi.

Bảng 4.1 cho thấy cỏ lông tây có hàm lượng DM 16,2%, kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Hiếu Thuận (2008) là 16,4 % và Nguyễn Thị Kim Đông và ctv (2008) là 16,6%, nhưng thấp hơn kết quả của Nguyễn Bảo Ngọc (2013) là 19,2%. Hàm lượng protein thô (CP) của cỏ lông tây là 11,1 %, giá trị này cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Hải (2014) là 10,6 %, và Nguyễn Bảo Ngọc (2013) là 9,04 %. Điều này có thể giải thích bởi sự khác nhau của giai đoạn phát triển của cỏ lông tây cũng như thời điểm thu hoạch. Hàm lượng NDF của cỏ lông tây trong thí nghiệm là 62,3 % thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Minh Kiệt (2012) là 63,1% và Huỳnh Hoàng Thi (2013) là 65,1 %.

Qua bảng trên cho thấy đậu lá nhỏ có vật chất khô dùng trong thí nghiệm là 15,5% cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Điền (2007) là 14,0 %, nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Thạch Thị Chên (2012) là 18,3 %.

Lượng đạm thô của cỏ đậu là 20,3 % cao hơn kết quả nghiên cứu của Võ Thành Dũng (2008) là 19,4 %, và kết quả nghiên cứu Thạch Thị Chên (2012) là 19,5 %.

Hàm lượng DM của bánh dầu dừa trong thí nghiệm là 87,2 % thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Hoàng Sơn (2011) là 89,4 %. Đạm thô có trong bánh dầu dừa của thí nghiệm có giá trị là 20,3 % thấp hơn kết quả

30

nghiên cứu của Võ Thành Dũng (2008) và của Lê Hoàng Sơn (2011) cùng là 21,3%, nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thu Thảo (2011) là 19,2%.

Hàm lượng vật chất khô (DM) và đạm thô (CP) có trong đậu nành ly trích dùng cho thí nghiệm lần lượt là 89,5% và 43,2%, giá trị CP cao hơn nghiên cứu của Võ Hoàng Lam (2010) là 88,7 % và 42,4 %.

Qua kết quả thành phần hóa học của thực liệu cho thấy cỏ lông tây và cỏ đậu lá nhỏ dùng làm thức ăn cung cấp chất xơ; bánh dầu dừa, đậu nành ly trích là thức ăn cung cấp chất đạm.

4.2. Lƣợng thức ăn và thành phần dƣỡng chất của các khẩu phần dùng trong thí nghiệm

Bảng 4.2: Lƣợng thức ăn và dƣỡng chất tiêu thụ của cừu trong thí nghiệm

Chỉ tiêu Nghiệm thức

P SEM

BDD ĐNLT BDD+urê ĐNLT+urê Lƣợng tiêu thụ, kg DM/con/ngày

Cỏ lông tây 0,420 0,448 0,403 0,430 0,197 0,013 Cỏ đậu lá nhỏ 0,096 0,107 0,090 0,089 0,118 0,005

Bánh dầu dừa 0,142 - 0,082 - 0,001 0,007

Đậu nành ly trích - 0,059 - 0,039 0,004 0,008

Dƣỡng chất tiêu thụ, g/con/ngày

DM 657a 613a 580ab 562b 0,050 19,2

OM 584 555 513 503 0,510 17,3

CP 102 103 100 101 0,983 4,79

NDF 274a 225b 232b 207b 0,010 8,07

CP/DM, % 15,5b 16,8ab 17,3ab 18,1a 0,047 0,500

Năng lƣợng trao đổi

ME, MJ/ngày 5,65 5,25 5,83 5,54 0,760 0,386

ME, MJ/kgW0.75 0,534 0,561 0,569 0,596 0,677 0,035

Ghi chú: BDD, ĐNLT, BDD+urê, ĐNLT+urê : khẩu phần bổ sung bánh dầu dừa, đậu nành ly trích, bánh dầu dừa + urê, đậu nành ly trích + urê; a, b,ab các giá trị cùng hàng mang mủ chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

31

657a

613a

580ab 562b

102 103 100 101

0 100 200 300 400 500 600 700 800

BDD ĐNLT BDD+urê ĐNLT+Ure

g/con/ngày

Nghiệm Thức

DM CP

5.65

5.25

5.83

5.54

4.9 5.0 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 5.6 5.7 5.8 5.9

BDD ĐNLT BDD+urê ĐNLT+urê

Năng lượng trao đổi MJ/ngày

Nghiệm Thức

ME, MJ/Ngay

Hình 4.1: Lượng DM và CP tiêu thụ của cừu thí nghiệm

Qua Bảng 4.2 và Hình 4.1 cho thấy hàm lượng DM tiêu thụ cao nhất ở nghiệm thức BDD là 657 g/con/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức ĐNLT+urê là 562 g/con/ngày, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Phạm Vũ Minh (2008) trình bày, cừu có lượng DM ăn vào khoảng 570–578 g/con/ngày. Hàm lượng CP tiêu thụ dao động từ 100 g/con/ngày đến 103 g/con/ngày, và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng CP tiêu thụ trong thí nghiệm phù hợp với Phạm Vũ Minh (2008) với CP tiêu thụ ở mức từ 75 đến 110 g/con/ngày.

.

Hình 4.2: Lượng ME tiêu thụ của cừu thí nghiệm

Bảng 4.2 thể hiện hàm lượng NDF cao nhất ở nghiệm thức BDD là 274 g/con/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức ĐNLT+urê là 207 g/con/ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mật thống kê (P<0,05). Năng lượng trao đổi tiêu thụ

32

hàng ngày (MJ/con/ngày) (Bảng 4.2 và Hình 4.2) thay đổi trong khoảng 5,25–

5,83 MJ/con/ngày và khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở các nghiệm thức(P>0,05). Khi tính ME trên đơn vị khối lượng trao đổi thì năng lượng trao đổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05), lần lượt ở nghiệm thức BDD là 0,534 MJ/kgW0,75, ĐNLT là 0,561 MJ/kgW0,75, BDD+urê là 0,569 MJ/kgW0,75 và ở nghiệm thức ĐNLT+urê là 0,596 MJ/kgW0,75.

Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy được khi bổ sung bánh dầu dừa và đậu nành ly trích vào khẩu phần nuôi cừu tăng trưởng giúp cải thiện lượng dưỡng chất tiêu thụ. Trong đó nghiệm thức BDD cho lượng dưỡng chất tiêu thụ cao nhất.

4.3 Tỉ lệ tiêu hóa các dƣỡng chất (%), cân bằng nitơ và tăng trọng của cừu trong thí nghiệm

Bảng 4.3: Tỉ lệ tiêu hóa các dƣỡng chất, cân bằng nitơ và tăng trọng của cừu trong thí nghiệm

Chỉ tiêu Nghiệm thức

P SEM

BDD ĐNLT BDD+urê ĐNLT+urê Tỉ lệ tiêu hóa, %

DM 62,8b 63,2ab 77,9a 74,5a 0,042 3,40

OM 63,6b 64,8ab 78,4a 75,8a 0,042 3,31

CP 83,3b 84,9ab 90,9a 91,5a 0,024 1,59

NDF 50,2 43,9 68,3 61,2 0,058 5,19

Lƣợng tiêu hóa, g

DM 413 389 453 419 0,562 30,8

OM 371 360 403 382 0,709 26,7

CP 84,7 87,5 91,3 92,8 0,662 4,89

NDF 138 99,7 159 127 0,171 16,2

Cân bằng nitơ, g/con/ngày

Nitơ tiêu thụ 16,3 16,5 16,1 16,2 0,981 0,761

Nitơ thải ra 6,86 7,36 4,93 4,65 0,052 0,631

Nitơ tích lũy 9,40 9,10 11,1 11,6 0,477 1,26

Nitơ tích

lũy/kgW0,75 0,880 0,973 1,04 1,22 0,517 0,158

Tăng trọng của cừu trong thí nghiệm

Khối lượng đầu, kg 13,8 12,8 13,2 13,3 0,518 0,421 Khối lượng cuối, kg 23,2 21,2 18,9 18,9 0,076 1,06 Tăng trọng, kg/ngày 0,105a 0,092ab 0,064b 0,062b 0,024 0,008

Ghi chú: BDD, ĐNLT, BDD+urê, ĐNLT+urê : khẩu phần bổ sung bánh dầu dừa, đậu nành ly trích, bánh dầu dừa + urê, đậu nành ly trích + urê; a, b,ab các giá trị cùng hàng mang mủ chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

33

62.8b 63.2ab

77.9a 74.5a

83.3b 84.9ab 90.9a 91.5a

63.6b 64.8ab

78.4a 75.8a

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

BDD ĐNLT BDD+urê ĐNLT+urê

Tỉ lệ tiêu hóa, %

Nghiệm thức

DM CP OM

Hình 4.3: Tỉ lệ tiêu hóa CP, DM, OM của cừu trong thí nghiệm

Bảng 4.3 và Hình 4.3 thấy rằng tỉ lệ tiêu hóa DM cao nhất ở nghiệm thức BDD+urê là 77,9 % và thấp nhất ở nghiệm thức BDD là 62,8 % và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05). Tỉ lệ tiêu hóa CP cao nhất ở nghiệm thức ĐNLT+urê là 91,5 % và thấp nhất ở nghiệm thức BDD là 83,3%, khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05).

Lượng nitơ tiêu thụ và nitơ tích lũy giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng nitơ tiêu thụ dao động từ 16,1 đến 16,5g/con/ngày. Lượng nitơ tích lũy nằm trong khoảng 9,1–11,6 g/con/ngày.

Lượng nitơ tích lũy thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đông Hải (2008) trình bày là 8,83–13,2 g/con/ngày và cao hơn Phạm Vũ Minh (2008) trình bày kết quả là 5,50–5,62 g/con/ngày. Nitơ tích lũy trên trọng lượng trao đổi ở các nghiệm thức dao động từ 0,880–1,04 g/kgW0,75 và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Tăng trọng bình quân hằng ngày của cừu trong thí nghiệm giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tăng trọng ở các nghiệm thức BDD, ĐNLT, BDD+urê và ĐNLT+urê lần lượt là 0,105, 0,092, 0,064 và 0,062 kg/con/ngày. Phạm Vũ Minh (2008) trình bày kết quả tăng trọng của cừu ở khoảng 0,068–0,074 kg/con/ngày thì kết quả ở nghiệm thức bổ sung bánh dầu dừa và đậu nành ly trích trong thí nghiệm này là cao hơn.

34

4.4. Giá trị pH, hàm lƣợng ammonia (N-NH3) và axit béo bay hơi (VFA) dịch dạ cỏ

Bảng 4.4 pH, N-NH3 và axit béo bay hơi dịch dạ cỏ của cừu trong thí nghiệm

Chỉ tiêu Nghiệm thức

P SEM

BDD ĐNLT BDD+urê ĐNLT+urê pH

0 giờ 7,30ab 7,10b 7,30a 7,30a 0,005 0,033

3 giờ 6,80 6,90 7,00 7,00 0,208 0,061

N-NH3 , mg/100ml

0 giờ 20,3 19,6 22,4 23,1 0,604 2,04

3 giờ 38,2a 33,3ab 31,3b 36,8ab 0,021 1,21 VFA, àmol/ml

0 giờ 58,0 67,5 63,5 65,0 0,397 3,72

3 giờ 95,8ab 82,8a 95,3b 95,5b 0,005 1,73

Ghi chú: BDD, ĐNLT, BDD+urê, ĐNLT+urê : khẩu phần bổ sung bánh dầu dừa, đậu nành ly trích, bánh dầu dừa + urê, đậu nành ly trích + urê; a, b,ab các giá trị cùng hàng mang mủ chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Bảng 4.4 trình bài sự thay đổi các thông số dịch dạ cỏ của cừu trước và sau khi cho ăn 3 giờ ở các nghiệm thức. Ở thời điểm sau khi cho ăn 3 giờ pH dịch dạ cỏ của cừu trong thí nghiệm ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Kết quả về các thông số dịch dạ cỏ của cừu trong các nghiệm thức được trình bày trong Bảng 4.4. Giá trị pH ở thời điểm 0 giờ dao động từ 7,10 đến 7,30 và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05). pH dịch dạ cỏ ở thời điểm 3 giờ sau khi ăn dao động từ 6,8 – 7,0 và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Theo Cotta and Hespell (1986) chỉ ra rằng vi khuẩn phân giải protein hoạt động tốt khi pH từ 5,5-7,0, nên không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa các dưỡng chất.

Nồng độ N-NH3 tại thời điểm 0 giờ biến động từ 19,6 đến 23,1mg/100ml, chưa nhận thấy được sự khác biệt về mặt thống kê (P>0,05).

Nồng độ N-NH3 tại thời điểm 3 giờ có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05), nồng độ N-NH3 trong thí nghiệm tại thời điểm 3 giờ sau ăn cao nhất ở nghiệm thức BDD là 38,2 mg/100ml và thấp nhất ở nghiệm thức BDD+urê là 31,3 mg/100ml.

Lượng axit béo bay hơi ở các nghiệm thức thời điểm 0 giờ lần lượt là 58,0; 67,5; 63,5; 65,0 mmol/l và không có ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức

35

(P>0,05). Sau khi cho ăn 3 giờ thì nồng độ axit béo bay hơi trong dịch dạ cỏ tăng ở cỏc nghiệm thức, cao nhất là nghiệm thức BDD (95,8 àmol/ml), BDD+urờ (95,3 àmol/ml), ĐNLT+urờ (95,5 àmol/ml) và thấp ở nghiệm thức ĐNLT (82,8 àmol/ml )và sự khỏc biệt này ở cỏc nghiệm thức là cú ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Nhìn chung khi bổ sung bánh dầu dừa, đậu nành ly trích và urê vào khẩu phần của cừu tăng trưởng thì làm cải thiện thông số dịch dạ cỏ, đảm bảo hệ vi sinh vật hoạt động tốt.

Tóm lại, khi bổ sung bánh dầu dừa, đậu nành ly trích và urê trong khẩu phần nuôi dưỡng cừu tăng trưởng cho thấy khẩu phần bánh dầu dừa giúp cải thiện lượng dưỡng chất ăn vào, thông số dịch dạ cỏ và tăng trọng của cừu thí nghiệm.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung bánh dầu dừa, đậu nành ly trích và urê đến thức ăn và dưỡng chất ăn và tăng trọng của cừu ở 3 tháng tuổi (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)