Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm
3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức tương ứng với 4 khẩu phần thí nghiệm, khối ở đây là 3 lần lặp lại ở 3 thời điểm khác nhau, cách nhau 1 tháng. Mỗi đơn vị thí nghiệm là 1 con cừu.
Khẩu phần thí nghiệm với 4 nghiệm thức được trình bày như sau:
Nghiệm thức 1 (BDD): bổ sung bánh dầu dừa (tính trên vật chất khô ăn vào).
Nghiệm thức 2 (ĐNLT): bổ sung đậu nành ly trích (tính trên vật chất khô ăn vào).
Nghiệm thức 3 (BDD+ure): bổ sung bánh dầu dừa và urê (tính trên vật chất khô ăn vào).
Nghiệm thức 4 (ĐNLT+ure): bổ sung đậu nành ly trích và urê (tính trên vật chất khô ăn vào).
Thức ăn cho khẩu phần cơ bản là cỏ lông tây (80%) và cỏ đậu lá nhỏ (20%). Thức ăn bổ sung sao cho lượng CP ăn vào cố định ở mức 6,5 gCP/kg thể trọng. Urê bổ sung được tính bằng một phần ba lượng CP của cỏ đậu và bánh dầu dừa hoặc đậu nành ly trích trong khẩu phần.
3.3.2 Cách tiến hành thí nghiệm
Cỏ đậu và cỏ lông tây được cắt ngắn khoảng 2 – 3 cm, đảm bảo thức ăn bổ sung và cỏ đậu phải ăn hết. Cừu được cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần đầu cho ăn vào lúc 8 giờ, phần còn lại cho ăn vào 17 giờ. Mỗi lần cho ăn, thức ăn bổ sung được cho ăn trước, sau đó cho ăn cỏ đậu và cuối cùng cho ăn cỏ lông tây. Cừu được cho uống nước tự do. Trọng lượng cừu được cân đầu thí nghiệm, sau đó định kỳ 2 tuần/ lần và cân vào cuối thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành trong 12 tuần, mẫu thí nghiệm tiêu hóa được thu thập vào tuần thứ 6 để đem đi phân tích các chỉ tiêu.
Phương pháp lấy mẫu: các mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn thừa, phân và nước tiểu sẽ được thu thập trong 7 ngày liên tục của thí nghiệm. Đối với mẫu thức ăn ăn vào, mẫu thức ăn thừa, sau khi thu, mẫu được cắt nhỏ (1 - 2cm) và sấy ở nhiệt độ 55 – 60oC trong 8 - 12 giờ, sau đó nghiền mịn qua lỗ rây 1 mm rồi phân tích.
27
Nước tiểu thu toàn bộ hàng ngày và xử lý bằng 14% dung dịch H2SO4 10% sao cho pH nhỏ hơn 3,0. Nước tiểu được phân tích nitơ ngay trong ngày bằng phương pháp Kjeldahl.
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Thành phần dưỡng chất của thực liệu: vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM), đạm thô (CP), khoáng tổng số (Ash) theo AOAC (1990) và xơ trung tính (NDF) theo Van Soest (1991).
Mức tiêu thụ các dưỡng chất thức ăn được tính theo công thức:
Lượng dưỡng chất tiêu thụ = lượng dưỡng chất thức ăn trước khi cho ăn - lượng dưỡng chất thức ăn còn thừa.
Các thông số dạ cỏ: pH, acid béo bay hơi (VFA), nồng độ nitơ dạng ammonia (NH3) của dịch dạ cỏ. Mẫu dịch dạ cỏ được lấy bằng ống thông thực quản, lấy vào lúc trước khi cho ăn (0 giờ) và sau khi ăn 3 giờ để xác định pH và hàm lượng NH3. Mỗi lần lấy 50 ml dịch dạ cỏ trên mỗi cừu thí nghiệm đựng trong bình, đậy kín rồi đem lên phòng thí nghiệm để phân tích trong ngày. Giá trị pH dịch dạ cỏ được đo bằng pH kế. Nồng độ N-NH3 được xác định bằng phương pháp Kjeldahl. Nồng độ acid béo bay hơi dịch dạ cỏ được xác định theo phương pháp chưng cất (Barnet and Reid, 1957).
Năng lượng trao đổi (ME) của khẩu phần ăn được tính theo đề nghị của Bruinenberg et al., (2002).
Nếu DOM/DCP < 7, thì ME = 14,2 x DOM + 5,9 x DCP Nếu DOM/DCP >= 7, thì ME = 15,1 x DOM
Trong đó: DOM: chất hữu cơ tiêu hóa được, DCP: protein thô tiêu hóa được.
Tỉ lệ tiêu hoá vật chất khô (DMD), vật chất hữu cơ (OMD), protein thô (CPD). Tỉ lệ tiêu hoá các dưỡng chất được xác định bằng cách ghi nhận lượng dưỡng chất thức ăn tiêu thụ và lượng dưỡng chất bài thải theo phân (McDonald et al., 2002). Phương pháp lấy mẫu, xử lý mẫu và phân tích mẫu phân là tương tự như mẫu thức ăn.
Tỉ lệ tiêu hoá dưỡng chất = [(Lượng dưỡng chất tiêu thụ - Lượng dưỡng chất bài thải theo phân)/ Lượng dưỡng chất tiêu thụ] x 100
Tăng trọng được xác định bằng cách cân 2 ngày liên tiếp vào sáng sớm trước khi cho ăn lúc đầu thí nghiệm, sau đó định kỳ 2 tuần/ lần và cân vào cuối thí nghiệm.
28
Tăng trọng trong ngày được tính theo công thức sau:
Tăng trọng/ngày = (Thể trọng cuối thí nghiệm - Thể trọng đầu thí nghiệm)/số ngày thực hiện thí nghiệm.
3.3.4 Xử lí số liệu
Số liệu được xử lý trên bảng tính Excel và phân tích phương sai theo mô hình General Linear Model của chương trình Minitab 13.21 (2000). So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bởi phương pháp Tukey của chương trình Minitab13.21.
29
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN