Chương 2: THIẾT KẾ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ MỚI
2.2. Đề xuất quy trình hoạt động dạy học các tác phẩm Thơ mới
2.2.3. Quy trình hoạt động cho bài học về tác phẩm cụ thể
a) Mục đích của bước này là giúp HS:
53
- Huy động vốn KT và KN để chuẩn bị tiếp nhận KT và KN mới. Hoạt động này dựa trên cơ sở lập luận rằng: việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm trước đó. Cho nên, bước này còn được gọi là “kinh nghiệm” hay “trải nghiệm”.
- Tạo ra hứng thú để HS bước vào bài học mới.
b) Nội dung, hình thức khởi động - Thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát.
Một số hoạt động yêu cầu HS đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học. Các hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới.
- Trò chơi.
Một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học.
c) Lưu ý
- Mục đích của phần khởi động chỉ giúp HS hình dung lại vốn kiến thức, kĩ năng đã có, không biến thành nội dung ôn tập nặng nề.
- Với mục đích gây hứng thú, cần tránh đi quá xa chủ đề bài học hoặc quá kéo dài khiến HS mệt mỏi, sao nhãng việc tiếp thu kiến thức mới.
- Cả 2 mục đích của khởi động không chỉ dừng lại ở phần này mà vẫn tiếp tục trong suốt tiến trình của bài học. Chẳng hạn, sự hứng thú sẽ còn được sinh ra từ chính nội dung bài học; cũng vậy, những kiến thức mới sẽ giúp HS gợi lại những kiến thức cũ. Do đó, cần xác định đúng mục đích, mức độ yêu cầu.
Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
a) Mục đích của bước này giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ.
b) Nội dung và hình thức của bài tập/ nhiệm vụ:
Trong hoạt động này, các bước có thể được tiến hành theo trình tự sau:
Đọc văn bản
54
Mục này yêu cầu HS đọc, có mục Chú thích. GV cần giao nhiệm vụ cho HS đọc trước ở nhà; đến lớp chỉ đọc một đoạn hoặc bài ngắn và một vài lưu ý trong chú thích.
Tìm hiểu văn bản
Ví dụ cho văn bản là một tác phẩm Thơ mới.
Các hoạt động của HS bao gồm:
- Tìm hiểu xuất xứ (tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thời điểm xuất bản…).
- Tìm hiểu bố cục, ý chính của các đoạn/ khổ trong bài thơ - Tìm hiểu nội dung khái quát (cảm hứng chủ đạo) của bài thơ.
- Tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
- Tìm hiểu tư tưởng và phong cách nghệ thuật của tác giả Về phương pháp thiết kế hoạt động, gồm:
- Sử dụng một số câu hỏi tập hợp thành một bài tập/ nhiệm vụ lớn hơn.
- Thiết kế các bài tập trắc nghiệm, kết hợp tự luận.
- Thiết kế các hoạt động kích thích khám phá, sáng tạo.
- Các hoạt động của HS trong mục này gồm: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, một số trường hợp có thể có hoạt động chung cả lớp….
(Lưu ý: Có thể giao nhiệm vụ tự học ở nhà. Đến lớp chỉ trình bày kết quả tự học)
Bước 3: Hoạt động thực hành
a) Mục đích của hoạt động này giúp HS củng cố và rèn luyện các KN đã có, hình thành những KN mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ.
Đây là một nội dung trọng tâm khác của bài học.
Với phần Thơ mới, mục đích thực hành chính là nhằm luyện tập kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm Thơ mới.
b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ
- Nội dung thực hành bao gồm các bài tập/ nhiệm vụ hướng tới các kĩ năng sau đây:
+ Phân tích ý nghĩa, giá trị của từ ngữ.
55
+ Phân tích ý nghĩa, giá trị của hình tượng- cảm xúc.
+ Tổng hợp các ý chính để phát hiện cảm xúc chủ đạo.
+ Cảm thụ và viết các đoạn/ bài thể hiện sự cảm thụ tinh tế….
Bước 4: Hoạt động ứng dụng
a) Mục đích của hoạt động ứng dụng là giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế học tập và trong cuộc sống của các em.
b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ Các bài tập ứng dụng gồm các loại:
- Vận dụng KT, KN về Thơ mới để đọc hiểu những tác gia, tác phẩm khác trong phong trào Thơ mới,...
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng về Thơ mới để giải quyết các vấn đề cuộc sống có liên quan. Với những giá trị của Thơ mới, việc vận dụng thường giúp các em phát triển các phẩm chất sau đây:
+ Tình yêu thiên nhiên.
+ Tình yêu cuộc sống.
+ Tình yêu con người.
+ Tình yêu cái đẹp.
Bước 5: Hoạt động bổ sung
a) Mục đích của hoạt động này giúp HS tiếp tục mở rộng KT, KN.
Hoạt động này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của HS là không ngừng, do vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể.
Với phần Thơ mới, HS cần tiếp tục được bổ sung bằng việc đọc một số tác phẩm tiêu biểu trong phong trào Thơ mới, một số bài viết giới thiệu, nghiên cứu về Thơ mới (như bài của Hoài Thanh, Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam).
56
Đương nhiên, phần mở rộng bổ sung kiến thức cần được chọn lọc, định hướng rõ ràng và cũng cần giới hạn trong phạm vi yêu cầu của CT và khả năng tiếp thu của HS.
b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ
- Đọc thêm các đoạn trích, văn bản giới thiệu tác gia, tác phẩm, trào lưu Thơ mới.
- Đọc thêm các tác gia, tác phẩm trong trào lưu Thơ mới.
- Cùng người thân thực hiện một số câu hỏi, bài tập về nội dung bài học, như: đánh giá nội dung tư tưởng, tính thẩm mỹ trong các câu thơ, bài thơ,...
- Tìm đọc trên in-tơ-nét một số nội dung theo yêu cầu.
GIÁO ÁN MINH HỌA
TRÀNG GIANG Huy Cận A. MỤC TIÊU
B. CHUẨN BỊ 1. GV:
- Phiếu học tập: 50 cái - Giấy A0: 6 tờ
- Bút dạ: 6 cái
2. HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt
Bước 1: Hoạt động khởi động
Thi đọc diễn cảm một bài thơ tự chọ trong phong trào
Bước 1: Hoạt động khởi động Cách tiến hành:
- Lớp chọn Ban tổ chức gồm 1 trưởng ban và 1 thư kí.
Phân tích được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.
Phân tích được các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ.
Phát biểu cảm nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và tình yêu cái đẹp của bản thân sau khi học bài thơ.
57 Thơ mới
Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1. Đọc Tiểu dẫn (SGK) và trình bày những hiểu biết cá nhân về nhà thơ Huy Cận, tập thơ Lửa thiêng và xuất xứ bài thơ Tràng giang.
(Làm việc cá nhân. Ghi vào Phiếu học tập)
Nhiệm vụ 2. Trao đổi trong nhóm về ý nghĩa của nhan đề Tràng giang và lời đề từ của
- Mỗi nhóm chọn cử 1-2 thành viên lên đọc diễn cảm.
- Ban Giám khảo là HS cả lớp. Cả lớp giơ tay biểu quyết với từng trường hợp. Thí sinh nào được số phiếu tán thành cao nhất sẽ đoạt giải.
Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Nhiệm vụ 1:
a. Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận (1919- 2005), quê Hà Tĩnh, lớn lên vào Huế học hết trung học; 1939 ra Hà Nội học ở trường cao đẳng Canh nông.
Ông sớm tham gia cách mạng, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới.
b. Tác phẩm tiêu biểu:
Trước Cách mạng tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca.
Sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa,Chiến trường gần đến chiến trường xa...
Thơ Huy Cận hàm xúc,giàu chất suy tưởng triết lí
c. Bài thơ Tràng giang
- Xuất xứ: từ tập Lửa thiêng (1938)
- Hoàn cảnh sáng tác: Mùa thu năm 1939 khi đứng trước sông Hồng mênh mông sóng
58 bài thơ.
Nhiệm vụ 3: Nêu cảm nhận chung về âm hưởng của bài thơ
(Viết vào vở bài tập)
Nhiệm vụ 4: Phân tích 3 khổ thơ đầu, chỉ ra các hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên sông nước và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thể hiện tâm trạng của nhà thơ. (Viết vào vở bài tập ở nhà, trình bày trước lớp)
nước.
Nhiệm vụ 2.
a. Nhan đề:
- Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) gợi không khí cổ kính.
- Hiệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.
b. Lời đề từ:
- Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả
+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la + Tâm sự của cái tôi cô đơn
- Lời đề từ tạo khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.
Nhiệm vụ 3.
Âm hưởng chung của bài thơ là buồn, nỗi buồn thấm vào từng câu, từng chữ, "Suối buồn thương cứ tự trong thâm tâm chảy ra lai láng" (Hoài Thanh). Bài thơ tạo một không khí vừa cổ điển, vừa hiện đại. Huy Cận không miêu tả cảnh vật theo một trình tự nhất định.
Dường như tác giả không có ý định khắc họa một bức tranh đầy đủ về thiên nhiên mà tấc cả chỉ nhằm tô đậm ấn tượng về một nỗi buồn đìu hiu, xa vắng trải dài vô tận theo không gian và thời gian. Mỗi khổ thơ thực chất là sự triển khai khác nhau của nỗi buồn.
Nhiệm vụ 4:
a. Khổ 1:
59
- Hình ảnh :sóng gợn,thuyền, “nước song song” gợi cảnh sông nước mênh mông,vô tận,bóng con thuyền xuất hiện càng làm cho nó hoang vắng hơn
- Củi 1 cành khô >< lạc trên mấy dòng nước nói lên sự chìm nổi cô đơn, biểu tượng về thân phận con người lênh đênh, lạc loài giữa dòng đời
- Buồn “điệp điệp”: từ láy gợi nỗi buồn thương da diết, miên man không dứt
Với khổ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu và cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiếu từ láy, khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên.
b. Khổ 2:
- Cảnh sông: Cồn nhỏ lơ thơ,gió đìu hiu gợi lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp.
- Từ “đâu có” không có tiếng chợ chiều Đâu đó có tiếng chợ chiều đã vãn
Dù hiểu theo cách nào thì cảnh vật cũng tăng thêm phần vắng lặng vì đây là buổi chợ chiều đã tan.
- Âm thanh: Tiếng chợ chiều đã vãnâm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ,vắng vẻ.
- Hình ảnh: Trời sâu chót vótcách dùng từ tài tình, vừa mở ra chiều cao vô tận vừa gợi
60 Nhiệm vụ 5: Phân tích các
hình ảnh ước lệ trong khổ 4 và nói lên tâm trạng của nhà thơ.
(Viết vào vở bài tập ở nhà, trình bày trước lớp)
Nhiệm vụ 6: Thảo luận về cảm hứng chủ đạo, đặc sắc nghệ thuật và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua bài Tràng giang
(Làm việc nhóm)
ấn tượng thăm thẳm, hun hút không cùng.
- Sông dài,trời rộng><bến cô liêuSự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng gợi lên cảm giác trống vắng,cô đơn
Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, Huy Cận như muốn lấy âm thanh để xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín c. Khổ 3:
- Hình ảnh ước lệ: “bèo” để diễn tả thân phận, kiếp người chìm nổi.
- Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài của kiếp người vô định.
- Không cầu, không đò: không có sự giao lưu kết nối đôi bờ niềm khao khát mong chờ đau đáu dấu hiệu sự sống trong tình cảnh cô độc.
Ba khổ thơ biểu hiện cho niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật. Đó là một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người,mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người.
Nhiệm vụ 5:
- Hình ảnh ước lệ,cổ điển: mây, chim... vẽ lên bức tranh chiều tà đẹp hùng vĩ, êm ả,thơ mộng
- Tâm trạng: Không khói hoàng hôn.... âm hưởng Đường thi nhưng nội dung tình cảm mới.
61 Bước 3: Hoạt động thực
hành
Nhiệm vụ 1:
Giải thích ý nghĩa của câu thơ: “ Con thuyền xuôi mái nước song song”.
Nhiệm vụ 2:
Thảo luận về ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng của hình ảnh
“củi một cành khô lạc mấy dòng”
Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một trí thức bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời.
Nhiệm vụ 6:
+ Tràng giang là một bài thơ hay, bao trùm một nỗi buồn mênh mang. Đó là cái buồn thế hệ mà với Huy Cận, nỗi buồn ấy trở nên đặc biệt thấm thía, mang một giọng điệu ngậm ngùi rất riêng.
+ Nỗi buồn trong Tràng giang là nỗi "sầu vũ trụ" nhưng đó chủ yếu vẫn là nỗi buồn thương về cuộc đời, kiếp người, là nỗi sầu nhân thế.
Đằng sau tâm trạng buồn, cô đơn là niềm khao khát sự sống, khao khát sự cảm thông, hòa hợp.
+ Trong chiều sâu của cảm xúc còn là tình yêu quê hương, đất nước kín đáo mà tha thiết.
Xuân Diệu cho rằng: "Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc".
+ Bài thơ mang phong vị cổ điển từ không gian đến thời gian; từ thi liệu đến ngôn từ…, rồi cả nghệ thuật đăng đối, cách phối thanh, hòa âm,… tất cả tạo nên giọng trầm buồn
"mang mang thiên cổ sầu".
Tuy nhiên, Tràng giang vẫn là một bài thơ mới tiêu biểu bởi những hình ảnh thơ và cách dùng ngôn từ táo bạo, đặc biệt là ở cái tôi cá nhân nhà thơ, một cái tôi thuộc về một thời
62 Nhiệm vụ 3:
Viết vào vở bài tập: Lập dàn ý cho bài viết bình giảng khổ thơ cuối trong bài thơ (hoặc một khổ thơ mà em thích)
Bước 4: Hoạt động ứng dụng
Nhiệm vụ 1: Phân tích một bài thơ của Huy Cận mà em thích (trong cuốn Thi nhân Việt Nam) để thấy phong cách buồn “ảo não” nhưng vẫn chứa chan tình yêu cuộc sống của ông.
(HS làm việc cá nhân, ở nhà)
Nhiệm vụ 2:
Từ bài thơ Tràng giang của Huy Cận, em hãy viết về cảnh đẹp của quê hương em.
(Làm việc trên lớp hoặc ở nhà)
Bước 5: Hoạt động bổ sung Nhiệm vụ 1:
Đọc thêm: Lời tựa của Hoài Thanh- Hoài Chân trong
đại mới.
Bước 3: Hoạt động thực hành
Nhiệm vụ 1:
“Con thuyền xuôi mái nước song song” là hình ảnh con thuyền thả mặc mái chèo, tự trôi theo dòng nước. “Nước song song” là hai hàng nước rẽ hai bên con thuyền, có tính phi lí nhưng phù hợp để gợi nỗi buồn chia lìa, xa cách.
Nhiệm vụ 2:
“Củi một cành khô lạc mấy dòng” là ẩn dụ tượng trưng cho tâm trạng con người bơ vơ, không biết đi đâu về đâu, giống như cành củi khô giữa dòng nước xoáy. Đó là hình ảnh tâm trạng của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản đương thời, đang gặp bi kịch khủng hoảng lí tưởng.
Nhiệm vụ 3:
Yêu cầu HS biết tìm ý, chọn ý và sắp xếp các ý cho bài viết. Có thể theo các ý sau (bình giảng khổ thơ cuối):
Mở bài: Giới thiệu tác giả Huy Cận, tập Lửa thiêng, bài thơ và khổ thơ cuối của bài.
Bước 4: Hoạt động ứng dụng Nhiệm vụ 1:
HS tự chọn 01 bài thơ của Huy Cận để làm sáng tỏ nhận định về phong cách nhà thơ:
63 cuốn Thi nhân Việt Nam.
Tìm đọc và ghi vào sổ tay chùm thơ khoảng 5-6 bài mà em yêu thích trong tập thơ này.
Nhiệm vụ 2:
Hãy trao đổi với người thân về chủ đề lẽ sống của thanh niên trong thời kì 1930- 1945.
buồn nhưng vẫn yêu đời.
Nhiệm vụ 2:
Yêu cầu HS thể hiện tình yêu quê hương đất nước qua việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên hoặc nói lên cảm nghĩ của mình về quê hương thông qua cảnh đẹp thiên nhiên.
Bước 5: Hoạt động bổ sung Nhiệm vụ 1:
Yêu cầu HS đọc và ghi chép để tăng thêm vốn kiến thức về Thơ mới.
Nhiệm vụ 2
Yêu cầu người thân (ông, bà, bố mẹ…) giúp HS nhận thức về tầm quan trọng của lý tưởng, lẽ sống và kể về bi kịch của lẽ sống của thanh niên thế hệ 1930- 1945.