Những thành tựu chính của văn minh Ấn Độ

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử văn minh thế giới (Trang 39 - 47)

Chương V. VĂN MINH ẤN ĐỘ

5.3. Những thành tựu chính của văn minh Ấn Độ

Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ được sáng tạo từ thời Harappa-Mohenjo Đaro thuộc nền văn minh sông Ấn. Hơn 3000 con dấu có khắc chữ đồ họa được phát hiện ở đây. Khoảng thế kỉ V TCN, Ấn Độ xuất hiện chữ Kharosthi, tiếp đó là chữ cổ Brami. Thời kỳ Asoka (thế kỷ III TCN), văn bia hầu hết được viết bằng loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, chữ Phạn (Sanskrit) ra đời và được nghiên cứu tường tận và tiêu chuẩn hóa khá chặt chẽ trong bộ Văn pháp của Panini…

Nhiều ngôn ngữ hiên nay đang lưu hành ở Ấn Độ như Hindi, Bengal, Urdu… là biến thái của ngôn ngữ “bác học” trên. Tuy không còn là tiếng nói phổ thông nữa, tiếng Sanskrit vẫn được giới quý tộc ưu chuộng… Kinh điển Phật giáo được viết bằng chữ Pali nhưng ngày nay nó không được dùng như một phương tiện giao tiếp nữa…

5.3.2. Văn học

Đi cùng với chữ viết là một nền văn học Ấn đầy sắc thái, một kho tàng văn học vô cùng phong phú. Các tác phẩm hầu hết đều chép bằng tiếng Phạn, bao gồm các bộ kinh tôn giáo, sử thi và cả thơ ca chữ tình.

a. Kinh Vêda

Từ Veda vốn xuất phát từ “vid” nghĩa là trí thức, hiểu biết. Veda là bộ kinh cầu nguyện, là tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ấn Độ. Bộ kinh này có hai nguồn gốc: một là người Ấn Độ tin đây là do thần thánh ban cho nên chân lý của Veda mang tính chất tuyệt đối, thiên khải;

do đó Veda trọng nghi thức tế lễ; hai là, Veda là bộ sách thâu lượm, sưu tập, ghi chép, ca ngợi những câu ca về thiên nhiên, nghi lễ, tập tục…

Thời gian ra đời: hầu hết mọi người đều cho rằng là vào khoảng 1.500 - 1.000 năm BC đến thế kỷ V BC. Kinh Veda vốn được viết bằng tiếng nói của bộ lạc miền Đông Punjap, sau được chỉnh lý và viết bằng tiếng Phạn. Đây được đánh giá là tài liệu sớm nhất về tư duy và trí tuệ con người.

Cấu tạo của Kinh Veda gồm bốn phần là: Rig Veda (là cơ bản nhất, cổ nhất trong bốn bộ kinh Veda, đó là những trí thức thánh ca, ca tụng thần linh), Sama Veda, Yajua Veda (tập hợp những lễ thức hiến tế, dùng trong nghi thức khấn tế), Atacva Veda, bao gồm 10.562 câu thơ phản ánh tình hình người Aryan tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ thị tộc; cuộc đấu

40

tranh với thiên nhiên; những khúc ca cầu nguyện; những bài chú đề cập đến mọi mặt của đời sống

Thánh kinh Upanishad là bộ kinh quan trọng thứ hai sau kinh Veda, đưa đạo Bàlamôn phát triển lên thành học thuyết tôn giáo.

Kinh Tam tạng của đạo Phật gồm ba bộ là: Kinh tạng ghi lại những lời dạy của Đức Thích Ca; Luật tạng nêu các quy định về tôn giáo; Luận tạng bàn luận về giáo lý.

b. Sử thi

- Sử thi Mahabharata

Hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn học Ấn Độ cổ đại là hai bộ Sử thi Mahabharata Ramayana, phản ánh nhiều mặt của xã hội Ấn Độ.

Mahabharata ra đời vào khoảng thế kỷ V TCN, được bổ sung liên tiếp, nhiều người viết và đến thế kỷ V thì hoàn thành; vốn chỉ là một bài ca có tính chất tự sự, rồi qua thời gian nhiều chi tiết mới được thêm vào để rồi ngày nay trở thành bản trường ca dài nhất thế giới, bao gồm 110.000 câu thơ đôi… Chủ đề của bộ sử thi nói về cuộc đấu tranh giữa hai dòng họ Kaudavas và Pandava nhằm tranh giành quyền cai quản đất Kuru Ksitra… Trong Mahabharata có đủ hết ngụ ngôn, truyện thần tiên, truyện tình… Nó được tu sĩ Bàlamôn dùng giảng cho dân chúng luật Manu, các quy tắc Yoga, các phép tắc luân lý và cái đẹp của Niết bàn…

Đặc điểm của bộ sử thi này là: 1 - Là tác phẩm nói về sức mạnh toàn năng của Dharma, nghĩa là bình đẳng, bác ái, công bằng. Cuộc đấu tranh giữa Dharma và tư tưởng sau đó… Kết quả là chiến thắng của dòng họ Pandava là chiến thắng của đạo đức, bình đẳng, công lý; 2 - Là tấm gương đa diện phản chiếu mọi mặt xã hội cổ đại Ấn Độ “Cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nhìn thấy ở Ấn Độ”; 3 - Cấu trúc độc đáo và phức tạp.

- Sử thi Ramayana

Thời gian ra đời hầu hết đều cho rằng tác phẩm ra đời vào khoảng thế kỷ III TCN và hoàn chỉnh vào thế kỷ IV SCN.

Về tác giả: người soạn thành thơ sớm nhất là Vanmiki.

Về nội dung: Ramayana có nghĩa là chiến công của Hoàng tử Rama, bao gồm 7 cuốn, 24.000 câu thơ đôi (Sloka), được cấu trúc thành 500 đoạn. Tác phẩm tập trung ca ngợi những chiến công và đề cao đạo đức của Hoàng tử Rama, kể lại thiên tình sử đầy trắc trở giữa hoàng tử Rama tuấn tú và nàng công chúa Sita kiều diễm, đồng thời là sự phát triển của xã hội người Aryan. Nó không chỉ phản ánh những ngành nghề, việc làm ăn, sinh sống, phong tục cưới xin, mà còn là một cuộc triển lãm các nhân vật trong huyền thoại của người Ấn... Người Ấn coi Ramayana là một thánh ca vì sau khi đọc nó, họ đã làm tròn bổn phận của kẻ tu hành, tâm hồn họ vì thế trở nên cao thượng hơn…

Nếu sử thi Mahabharata nói lên khát vọng tâm linh cao cả mang tính chất tôn giáo-triết học thì sử thi Ramayana thể hiện những tâm hồn trong sạch và nồng cháy yêu thương, che chở, an ủi…

- Một số tác phẩm khác

41

Thế kỷ IV, dưới thời vương triều Phật giáo Gupta-Bắc Ấn, một trong những thời kỳ hoàng kim của văn hóa Ấn, xuất hiện nhà thơ, nhà viết kịch Kalidasa với tác phẩm nổi tiếng Sakuntala. Vở kịch mô tả cuộc tình duyên trắc trở giữa Sakuntala và nhà vua Ddussyanta…

Nội dung trữ tình, tính nhân đạo và ngôn ngữ trong sáng của vở kịch đã chinh phục người đọc thuộc mọi thế hệ.

Văn học Ấn Độ đặc biệt phong phú về ngụ ngôn. Có thể nói rằng đa số ngụ ngôn lưu hành khắp thế giới đều có gốc tích từ Ấn Độ. Tập ngụ ngôn nổi danh nhất là tập Panchatantra (Năm phương pháp) chứa một số ngụ ngôn mà người châu Âu và châu Á rất thích. Bộ Hitopadesha (Lời khuyên tốt)… phỏng theo bộ Panchatantra, có kết luận luân lý hoặc nhắc một quy tắc cai trị đất nước…

Nền văn học Ấn Độ có rất nhiều truyện bằng văn vần. Có các tác phẩm nổi tiếng:

Brihatkatha (Truyện dài) của Gumadhya, Kathasaritzagara (Đại cương của các dòng sử) của Somadeva, Vetalapanchavimchatika

Thi hào lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ thời Trung đại là Tulsi Da với tác phẩm chính là trường ca tôn giáo Ramacharita-Manasa…

5.3.3. Tôn giáo

Trong thời Cổ và Trung đại, sinh hoạt tâm linh của người Ấn Độ chịu sự chi phối của 3 tôn giáo lớn: Bàlamôn giáo (hay còn gọi là Ấn giáo hoặc Hinđu giáo), Phật giáo và Hồi giáo.

a. Đạo Bàlamôn

Những nguyên lý căn bản của Ấn giáo là kết quả của nỗ lực tìm tòi chân lý của các nhà hiền triết (Rishi). Trong thời kỳ đầu, Ấn giáo được gọi là Bàlamôn giáo hay Veda giáo. Đến những thế kỷ VIII-IX, Hinđu giáo chính thống được hình thành, tiếp tục phát triển những vấn đề Bàlamôn giáo đặt ra.

Vào những thế kỉ đầu của thiên niên kỉ I TCN, do sự phát triển của xã hội có giai cấp và do sự không bình đẳng về giai cấp ngày càng sâu sắc, các tín ngưỡng dân gian đã tập hợp thành đạo Bàlamôn.

Đạo Bàlamôn là một tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama, thần sáng tạo thế giới. Cũng có nơi cho thần Siva, thần phá hoại, hoặc thần Visnu, thần bảo vệ là thần cao nhất.

Trong giáo lí đạo Bàlamôn có một nội dung rất quan trọng, đó là thuyết luân hồi; theo đó, con người là một bộ phận của Brama mà Brama tồn tại vĩnh hằng, cho nên con người tuy có sống có chết, nhưng linh hồn thì còn mãi mãi và sẽ luân hồi trong nhiều kiếp khác nhau.

Về mặt xã hội, đạo Bàlamôn là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ, gồm 4 đẳng cấp: Braman (Bàlamôn), Kysatơria, Vaisya và Suđra.

Đạo Bàlamôn đã truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỉ. Đến khoảng thế kỉ VI TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một tôn giáo mới là đạo Phật thì đạo Bàlamôn bị suy thoái trong một thời gian dài.

b. Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo)

Khoảng thế kỉ VIII-IX, nhân sự suy sụp của Phật giáo, đạo Đạo Bàla môn bổ sung nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, nghi thức tế lễ…, gọi là Đạo Hinđu.

42

Đối tượng sùng bái chủ yếu của Đạo Hinđu vẫn là ba thần Brama, Visnu và Siva. Ngoài ra, còn có các vị thần là các loài động vật như khỉ, bò rắn, hổ, cá sấu… Đạo Hinđu cũng chia thành hai phái là phái thờ thần Visnu và phái thờ thần Siva.

Đạo Hinđu cũng chú trọng thuyết luân hồi. Kinh thánh của đạo, ngoài các tập Vê đa và Upanishad, còn có Mahabharata, Ramayana, Bhagavad Gita và Purana.

Đạo Hinđu cũng hết sức chú trọng sự phân chia đẳng cấp. Thời kì này, ngoài 4 đẳng cấp cũ (varna) còn có nhiều đẳng cấp nhỏ mới gọi là jati.

Hinđu còn tạo ra những nguyên tắc, đạo lý, những luật lệ và hình phạt… Tóm lại nó định ra một cách tỉ mỉ những nguyên tắc Hinđu cho mọi lĩnh vực của đời sống vật chất, tinh thần, nghệ thuật, xã hội…

Trong suốt chiều dài lịch sử, đạo Bàlamôn - Đạo Hinđu là tôn giáo chủ yếu ở Ấn Độ. Nó được truyền bá sang nhiều nước Đông Nam Á, nhất là Campuchia từ thời Ăngco về trước.

c. Đạo Phật

Đạo Phật ra đời vào thế kỷ VI TCN ở vùng Bắc Ấn Độ, giáp Nepal, do Hoàng tử Siddharta Gotama sáng lập. Chân lý về nỗi khổ đau và sự giải thoát nỗi khổ đau chính là điều trăn trở của Phật giáo mà mục đích cuối cùng là chỉ ra cho con người con đường chấm dứt mọi khổ đau… Phật giáo giải thích luân hồi là khổ. Từ đó, Phật đề ra “Tứ diệu đế”: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.

Chân lý của Phật giáo còn đề cao từ bi hỉ xả, làm điều thiện trong cuộc sống hàng ngày để đi tới giác ngộ, được siêu thoát nơi cõi Niết bàn, tức là trạng thái con người sống thư thái…

Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết “duyên khởi”;

theo đó, mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Từ đó. Đạo Phật chủ trương “vô tạo giả”, tức là không có vị thần tối cao nào tạo ra vũ trụ.

Về mặt xã hội, đạo Phật chủ trương mọi chúng sinh đều được bình đẳng trước Đạo pháp, không tán thành chế độ phân biệt đẳng cấp; đồng thời mong muốn một xã hội có ông vua đạo đức, dùng pháp trị, đức trị…

Đạo Phật không cần nghi thức cúng bái và cũng không có tầng lớp thầy cúng.

- Sự phát triển của đạo Phật ở Ấn Độ

Sau khi Phật tịch, đạo Phật được truyền bá nhanh chóng ở miền Bắc Ấn Độ. Để soạn thảo giáo lí, quy chế và chấn chỉnh về tổ chức, từ thế kỉ V - III TCN, đạo Phật đã triệu tập 3 đại hội ở nước Mađaga. Sau đại hội lần thứ ba, đạo Phật trước tiên được truyền sang Xri Lanca, sau đó là Myanma, Thái Lan, Indonexia…

Đến Đại hội lần thứ tư, khoảng thế kỷ X SCN, Phật giáo được chia thành nhiều gia phái khác nhau, trong đó nổi lên 3 trường phái chính: Tiểu thừa, Đại thừa và phái Mật Tông… Cũng từ đây, các nhà sư càng được khuyến khích ra nước ngoài truyền đạo, do đó, đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ sang Trung Á và Trung Quốc…, trở thành quốc giáo của nhiều nước châu Á: Xri Lanca, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào.

c. Đại Jain (Jainisme, Kỳna)

43

Đạo Jain chủ trương không thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ không phải do một đấng hóa công nào sáng tạo ra, nhưng lại thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại. Đồng thời họ cũng cho rằng vạn vật đều có linh hồn và cũng tán thành thuyết luân hồi. Chỉ có những linh hồn hoàn hảo nhất mới chấm dứt được luân hồi và lên cõi Niết bàn.

Những quan niệm về thế giới và nhân sinh của đạo Jain đã chống lại uy quyền của kinh Vêđa, chống lại Bàlamôn và cả chế độ đẳng cấp.

Do là một tôn giáo khắt khe và có phần kỳ quặc nên đạo Jain không được truyền bá rộng rãi, song vẫn tồn tại suốt chiều dài lịch sử Ấn Độ.

d. Đạo Xích (Sikh)

Dựa trên giáo lí của đạo Hindu và đạo Hồi, cuối thế kỉ XV-XVI, ở Ấn Độ xuất hiện một giáo phái mới gọi là đạo Xích.

Đạo Xích chỉ tin vào một vị thần tối cao duy nhất, chống việc thờ các tượng thần…

Kinh thánh của đạo là Gran Sahep.

Về mặt xã hội, đạo Xích chống chế độ đẳng cấp, thực hiện sự khoan dung và yêu mến mọi người, coi trọng sự mến khách…

Đến thế kỉ XVII, đạo Xích được bổ sung yếu tố vũ trang để đối phó với nạn khủng bố các tín đồ của nó.

5.3.4. Nghệ thuật a. Nghệ thuật kiến trúc

Song hành với tôn giáo là một nền nghệ thuật thấm đượm chất men tôn giáo, phản ánh trung thành thế giới tâm linh của con người Ấn Độ và tạo nên cảm giác về một nền văn minh bí ẩn và đầy quyến rũ của phương Đông vốn đã lắm huyền bí.

Ấn Độ là một nền kiến trúc lớn trên thế giới. Và có lẽ không nơi nào trên thế giới có nhiều công trình kiến trúc tôn giáo như Ấn Độ. Những công trình kiến trúc tôn giáo xuất hiện sớm nhất phải kể đến những công trình của Phật giáo, kế đó là kiến trúc Hinđu giáo tồn tại song hành. Đến thế kỷ XII, những công trình kiến trúc Hồi giáo mới xuất hiện.

- Kiến trúc Phật giáo

Hai loại công trình đáng chú ý hơn cả là Stupa và chùa (taiya).

Stupa là kiến trúc Phật giáo đặc trưng ở Ấn Độ. Đó là loại hình thờ thánh tích, một hình thức mộ táng những cũng đồng thời là tháp. Đây là nơi đặt thánh tích, di cốt (xá lị). Kiến trúc nguyên thủy của stupa có dạng một cái nấm hình bán cầu, trong có một căn phòng nhỏ chứa di cốt của Phật…

Điển hình stupa còn tồn tại đến ngày nay là Stupa Sanchi được xây dưới triều vua Ashoka. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, là tác phẩm của nhiều thế hệ người Ấn sùng đạo Phật. Đầu tiên, stupa được xây bằng gạch, sang thế kỷ II được ốp thêm đá…

Trên một nền kiến trúc vuông vức là một bán cầu khối đặc khổng lồ bằng gạch và đá, hình một cái bát úp sấp, chỏn hơi dẹt…

44

Ứng với bốn phương đông, tây, nam, bắc là bốn cổng làm bằng đá, mỗi cổng bao gồm hai cột đứng thẳng đỡ ba xà ngang hơi cong bắc ngang, biểu tượng của tam thế trong giáo lý nhà Phật…

Được chạm khắc nhiều nhất vẫn là hình ảnh huyền thoại về nhà Phật; bánh xe pháp luân, những tín đồ sống khổ hạnh, ăn uống đạm bạc, cởi trần tự hành hạ về thể xác… Cũng ở trên cổng phía đông, nơi có gốc cây bồ đề mà Phật tổ giác đạo còn có chạm nổi một nữ thần… Hai bên cây chéo của cổng, bên cạnh những cú voi cong vòi sống động cũng nhìn thấy những pho tượng đắp nổi đẹp tuyệt vời của những tiên nữ khỏa thân… Đây được coi là một bảo tàng nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ.

Chùa (taitya) gồm hai dạng: chùa nổi và chùa hang.

Các chùa nổi của Ấn Độ cho ta thấy rất rõ ảnh hưởng của thế giới phương Tây, đặc biệt là của Hy Lạp và Ba Tư.

Từ sau thời Gupta, nhờ tiến bộ của kỹ thuật xây cất bằng đá, rất nhiều đền nổi đã được kiến tạo, trong đó hai đặc tính có thể được nói là trái ngược nhau đồng thời tồn tại. Chùa hang là những công trình được đào ngầm trong các vách đá. Xưa nhất trong loại chùa này là hai công trình ở Barabar do Asoka tạo để ghi nhớ công ơn các tu sĩ.

Nổi tiếng nhất trong các chùa hang là chùa hang Ajanta. Nằm ở miền trung Ấn, phức hợp Ajanta gồm 30 chùa, trong đó có những công trình được tạo ra từ thời vương triều Andra. Hầu hết những chùa hang còn lại là sản phẩm của vương triều Phật giáo Gupta.

Những ngôi chùa được đục khoét sâu trong lòng hang đá, có bàn thờ Phật, đại sảnh để làm lễ. Mỗi hang là một công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật cao.

Các hang ở Ajanta chứa đầy những bức họa đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo. Chi chít trên vòm hang và đáy hang là những bức vẽ màu… Hang 27 nổi tiếng với bức bích họa miêu tả một người phụ nữ và một đứa trẻ có khuôn mặt khao khát hướng đến sự giải khát…

Ngoài ra, còn phải kể đến rất nhiều phù điêu mô tả cuộc sống nhiều mặt của những người dân Ấn đương thời. Nét vẽ, nét chạm khắc sắc sảo, màu rất tươi, rất hiện thực. Đặc biệt trang phục và trang sức của các nhân vật được miêu tả khá chi tiết.

- Kiến trúc Hinđu giáo

Các công trinh kiến trúc đạo Hinđu được xây dựng khắp nơi trên đất Ấn. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XI là thời kỳ phát triển cực thịnh của kiến trúc Hinđu giáo cả ở miền Nam và miền Bắc. Nhiều tháp Hinđu được tạc bằng đá nguyên khối theo tinh thần của thời Ajanta và đều tuân theo những nguyên tắc chuẩn về kiến trúc của Hinđu giáo. Trên tổng thể, các tháp Hinđu đều bao gồm: tháp cổng (Gopura), tiền sảnh (Madapam), đại sảnh (Mahamanda), tháp thờ (Shikhara-Vimana). Tháp thường có bình đồ hình múi hay hình vuông, hình chữ nhật, dáng tháp thu nhỏ dần, tầng trên lặp lại giống tầng dưới có hình chóp nhọn hay hình cầu…

Một trong những kiến trúc Hinđu nổi tiếng nhất của Ấn Độ là cụm đền tháp Khajuraho ở miền Trung Ấn được xây dựng trong khoảng thời gian từ 900 - 1150. Tất cả có 85 đền đài trải rộng giữa những hồ nước và cánh đồng. Một số ngôi đền do giáo phái Jaina xây dựng. Trong số này đẹp nhất có thể kể đến: đền Lakshmara thờ thần Vishnu, đền Vishvanatha thờ thần Shiva.

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử văn minh thế giới (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)