Một số thành tựu văn hóa Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử văn minh thế giới (Trang 64 - 77)

Chương VII. VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

7.2. Một số thành tựu văn hóa Đông Nam Á

Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lí, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Trong tính thống nhất khu vực, nền văn hóa đó có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc được phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử. Xét về cội nguồn, Đông Nam Á có những đặc điểm văn hóa chung, tạo nên tính thống nhất của cư dân toàn vùng. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung, thống nhất về mặt văn hóa vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế là chính. Là cộng đồng các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, Đông Nam Á không những bao chứa những nét tương đồng trong canh tác với hệ thống thủy lợi, mà còn có đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú trong đó bao trùm tất cả là chu trình của đời sống nông nghiệp lúa nước. Vì thế từ những truyện thần thoại đến lễ hội; từ phong tục tập quán đến âm nhạc nghệ thuật, kể cả múa hát… đều ít nhiều chịu ảnh hưởng và phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

65 7.2.1. Chữ viết

Nói về chữ viết ở Đông Nam Á, ta không thể bỏ qua vai trò rất to lớn của chữ Pali- Sanskrit, được gọi là chữ Devanagari (chữ thánh thần), ở khu vực này. Ở Ấn Độ, trên cơ sở cải biên mẫu tự Devanagari để ghi chép ngôn ngữ Ấn-Âu, chữ Sanskrit (chữ Phạn ) đã ra đời từ thế kỉ thứ VII. Tuy nhiên sau đó ở các vùng Bắc Ấn Độ, người ta đã cải biên và sáng tạo ra một hệ thống mẫu tự mới với tên gọi Pali để ghi lại tiếng nói của cư dân ở đây. So với chữ Sanskrit, chữ Pali đơn giản hơn. Chữ Pali được dùng để viết kinh phật. Sanskrit là ngôn ngữ văn học, phổ biến trong giới trí thức và học giả. Pali là ngôn ngữ phổ thông mà đông đảo quần chúng thường dùng. Vì muốn tư tưởng của mình thấm sâu vào quần chúng nhân dân nên Đức Phật đã sử dụng chữ Pali để truyền bá. Chữ Pali không phải là một hệ thống hoàn toàn mới và khác với Sanskrit, do đó người ta thường dùng cả cụm từ Pali- Sanskrit để nói về hệ thống chữ viết này.

Nói chung chữ Pali-Sanskrit vào các nước Đông Nam Á từ đầu công nguyên. Trên tấm bia Đông Yên Châu được khắc vào thế kỉ IV - V, người ta cũng thấy xuất hiện một loại chữ Chăm cổ mà hình nét giống như chữ Devanagari. Dĩ nhiên, chữ Pali-Sanskrit vào Chăm đã được cải biến đi nhiều để phù hợp với ngôn ngữ Chăm. Những thế kỉ sau đó, người Chăm đã dùng chữ viết của mình (tức là chữ Pali-Sanskrit đã được cải biến ) để ghi chép kinh thánh và trao đổi thư từ.

Chữ viết Chăm là hệ thống chữ viết để thể hiện tiếng Chăm, một ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Cộng đồng người nói tiếng Chăm phân bố chủ yếu ở Việt Nam và Campuchia với 230.000 người. Chữ Chăm là một trong những hệ thống chữ viết đầu tiên bắt nguồn từ chữ viết Brahmi ở Nam Ấn Độ khoảng năm 200. Giống như tất cả các chữ viết thuộc nhóm ngôn ngữ Brahmi, chữ Chăm ghi lại âm tiết (có chữ cái chỉ nguyên âm, nhưng các chữ cái ghi lại phụ âm có nguyên âm đi kèm luôn trong đó). Chữ này viết hàng ngang, từ trái sang phải như chữ Latinh. Cộng đồng người Chăm ngày nay có hai nhóm cách biệt nhau, người Tây Chăm ở Campuchia và người Đông Chăm ở Việt Nam. Chữ viết Chăm trong mỗi cộng đồng khác biệt nhau khá xa. Người Tây Chăm phần lớn theo đạo Hồi và ngày nay ưu chuộng dùng chữ ẢRập.

Người Đông Chăm ở Việt Nam chủ yếu theo đạo Hindu và vẫn sử dụng chữ viết riêng của họ.

Trong thời gian Đông Dương là thuộc địa của Pháp, cả hai nhóm người Chăm đều bị buộc phải chuyển sang dùng ký tự Latinh.

Hệ thống chữ viết Campuchia, hay còn gọi là chữ Khơme, có nguồn gốc từ những dạng chữ khác nhau của chữ Brabmi cổ, thuộc vùng Nam Ấn Độ. Tuy nhiên, nếu theo truyền thuyết thì chữ viết Ấn Độ được đưa vào đây sớm hơn nhiều, khoảng thế kỉ thứ II. Hệ thống chữ viết Campuchia bao gồm 33 phụ âm, 22 nguyên âm độc lập, 12 nguyên âm phụ và một số các ký hiệu dấu khác. Hầu hêt các phụ âm đều có dạng giản lược khi chúng là thành phần thứ hai trong cụm phụ âm. Dạng giản lược này được gọi là phụ âm phụ. Còn nguyên âm có thể được viết trước, sau, trên hoặc dưới phụ âm. Tấm bia cổ nhất ghi lại chữ Khơmer cổ có niên đại năm 611.

Chữ Pali-Sanskrit cũng được đưa vào các quốc gia hải đảo khá sớm. Những bi kí cổ tìm được ở Inđônêxia xác nhận rằng chữ viết ở khu vực này xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ IV.

Bảng chữ cái cổ nhất ở Jawa là thứ chữ cái theo dạng vùng nam Ấn Độ vốn có tên gọi Brahmi (chữ của Brahma, do Brahma tạo ra ). Chữ Jawa, chữ Madura đều bắt nguồn từ chữ Brahmi.

66

Với chữ Thái cổ, các nhà khoa học thường coi năm 1283 là cái mốc đánh dấu sự ra đời của nó. Sở dĩ như vậy là vì họ đã căn cứ vào một tấm bia được lập dưới thời vua Thái Ram Khăm Hẻng, trong đó có ghi : “Ngày xưa chữ Thái này không có. Năm 1205 Xaka (1283), tức năm con dê, vua Ram Khăm Hẻng có mời một ông thầy đến. Ông này đã sáng tạo ra chữ Thái này. Đó là người mà ngày nay chúng ta phải biết ơn”. Thực ra, “chữ Thái này”, theo các nhà nghiên cứu, là do những người Shan từ Miến Điện mang đến. Song công lao của Ram Khăm Hẻng là ở chỗ đã đưa chữ Thái của một bộ phận người Shan (xuống định cư ở Thái Lan) lên thành một thứ chữ chính thức của quốc gia Thái Lan. Như vậy, xét về gốc gác, chữ Thái cũng bắt nguồn từ chữ viết nam Ấn Độ như chữ Khmer, chữ Madura cổ. Nhân đây cũng cần nói thêm rằng chữ của người Shan ở bắc Miến Điện chính là Pegu cổ xuất hiện vào đầu công nguyên, trên cơ sở của chữ cổ Ấn Độ.

Chữ Miến Điện cổ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XI. Nó bắt nguồn từ chữ Môn cổ vốn có từ thế kỉ thứ IV và cũng có nguồn gốc từ chữ cổ Ấn Độ.

So với các quốc gia khác, nước Lào (với tên gọi Lạn Xạng ) xuất hiện muộn hơn. Trong mối tương quan như thế, chữ Lào xuất hiện muộn hơn các thứ chữ Đông Nam Á khác cũng là điều dễ hiểu. Theo các nhà khoa học, chữ Lào có từ năm 1353 với dấu vết còn lại là lời huấn thị của Pha Nguồn. Chữ Lào được xây dựng trên cơ sở của chữ Thái cổ, tuy nhiên, so với chữ Thái, nó đơn giản hơn nhiều.

Như vậy, các quốc gia Đông Nam Á đều xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình từ một trong hai nguồn: từ chữ Pali-Sanskrit (như các thứ chữ Khơmer, Chăm, Thái, Lào, Miến Điện, Jawa, Madura cổ ) và từ chữ Hán (như chữ Nôm của Việt Nam). Các chữ viết dân tộc này, nói chung được sử dụng cho tới hết thời kì trung cổ. Từ thế kỉ XIII, các quốc gia hải đảo Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của đạo Hồi. Từ đó văn hóa Arập thâm nhập mạnh mẽ vào khu vực này cùng với đạo Hồi. Chữ viết Arập chuyển tải nội dung Hồi giáo đã được mang vào Malaysia, Indonesia, và có ảnh hưởng đáng kể ở đây vào các thế kỉ XIV - XV. Với sự can thiệp của phương Tây vào Đông Nam Á, chữ viết của nột số quốc gia Đông Nam Á đã được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa. Các loại chữ viết này đều là chữ ghi âm, dùng con chữ Latinh nên dễ đọc, dễ nhớ. Chữ viết Malaysia, Brunei, Indonesia, Philippines và Việt Nam hiện nay đều thuộc dạng này. Trong số các chữ viết Latinh hóa này, chữ Quốc Ngữ của Việt Nam ra đời sớm nhất-khoảng đầu thế kỉ XVII, các chữ Latinh khác ở hải đảo xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XIX - XX.

7.2.2. Văn học

Trước khi nền văn học viết ra đời hàng chục thế kỉ, ở đây đã tồn tại một dòng văn học dân gian bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động cần cù và đấu tranh kiên cường của các dân tộc Đông Nam Á.

Nền văn học dân gian có một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của các cư dân Đông Nam Á. Các loại hình văn học dân gian thường xuất hiện trong các ngày hội lớn, nhỏ trong những đêm vui chơi hò hẹn của trai gái, trong lao động sản xuất và chiến đấu với thiên nhiên, kẻ thù. Vì thế nó cũng gắn bó chặt chẽ với các phong tục tập quán của cư dân; nó phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, tình cảm giữa con người với con người sống chung trong một cộng đồng, ca ngợi những đức tính quý báu của con người lao động, phản ánh những sự kiện lịch sử và những nhân vật lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng và đất nước.

67

Kho tàng văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á hết sức phong phú về thể loại.

Đó là những truyện thần thoại (như Punha-Nhu-Nhơ của người Lào, Đẻ đất, đẻ nước của người Thái, công cuộc tạo dựng đất nước của người Mông, Prea Thoong của người Khơme…), truyện truyền thuyết, truyện cổ tích. Nội dung của những truyện này thường gắn liền với quá trình tạo dựng thế giới và vũ trụ, với quá trình hình thành bản làng và các vương quốc cổ.

Các truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện trạng… không chỉ có tác dụng giải trí lành mạnh, mà còn có ý nghĩa răn đời, đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu, chế nhạo bọn vua quan và cả tầng lớp sư sãi. Thơ ca dân gian bao gồm những bài ca dao, tục ngữ, những bài hát dân ca phản ánh tình cảm của con người với thiên nhiên, với cuộc sống và cả cộng đồng.

Dòng văn học viết xuất hiện muộn hơn, nhưng phát triển nhanh và dần dần trở thành nền văn học của toàn dân tộc. Dòng văn học viết được hình thành trên cơ sở của dòng văn học dân gian và văn học nước ngoài.

Văn học nước ngoài sớm nhất có văn học Ấn Độ và Trung Quốc, về sau thêm văn học Arập và Tây Âu, các dòng văn học này đã đóng vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành dòng văn học viết Đông Nam Á. Dòng văn học viết Đông Nam Á không chỉ tiếp thu văn học Ấn Độ và Trung Quốc về mẫu tự (chữ viết) mà cả về đề tài và thể loại. Trong giai đoạn đầu, bộ phận văn học này chiếm ưu thế, song nó phát triển chủ yếu trong giới quý tộc, quan lại, vì thế được coi là văn học chính thống, cao quý, bác học hay có người gọi là văn học cung đình.

Trong quá trình phát triển, nền văn học viết có xu hướng dần dần trở về với dân tộc. Bên cạnh những đề tài, những “điển tích văn học” khai thác từ nước ngoài, những tác phẩm văn học khai thác đề tài trong nước xuất hiện ngày càng nhiều. Quang cảnh quê hương đất nước, làng bản, hình ảnh những con người gần gũi, thân thiết, những vấn đề day dứt của cuộc sống thực được mô tả trực tiếp dần dần thay thế cho những xứ sở xa xôi tưởng tượng, những nhân vật huyền thoại trong các sử thi. Dòng văn học bằng tiếng dân tộc cũng phát triển nhanh chóng, chiếm lĩnh văn đàn, thay thế cho dòng văn học bằng tiếng vay mượn. Khi ý thức dân tộc trỗi dậy, văn học viết có xu hướng tìm về với văn học dân gian. Những huyền thoại, truyền thuyết trước kia đã được văn học viết tái tạo lại, có những truyện đã được nâng lên, trở thành biểu tượng chung cho cả dân tộc. Văn học dân gian đã có tác dụng làm nền tảng cho văn học viết hình thành và ngược lại văn học viết đã tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển.

7.2.3. Tín ngưỡng - tôn giáo

Cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, cùng có chung một cơ tầng văn hóa là nông nghiệp lúa nước, cư dân Đông Nam Á có chung một số tín ngưỡng bản địa như nhau, chẳng hạn, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái linh hồn người đã mất… Cái chung nhất của tất cả các tín ngưỡng này, như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là xuất phát từ học thuyết “vạn vật hữu linh”, nghĩa là mọi vật (cả con người lẫn động thực vật, thậm chí cả những vật vô sinh) đều có linh hồn. Linh hồn biết tất cả những gì mà con người đang làm và linh hồn có thể giúp đỡ họ mọi việc ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là những lúc con người ở vào tình thế nguy nan. Vì vậy, thờ cúng các linh hồn được coi là bổn phận của con người.

- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Cuộc sống hàng ngày của con người nói chung và đặc biệt là việc sản xuất nông nghiệp nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên là điều tất yếu đối với các cư dân Đông Nam Á. Ngay từ thời xa xưa cư dân Đông Nam Á đã phát hiện ra tầm quan trọng của

68

năng lượng mặt trời đối với cuộc sống của con người. Vì vậy, ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có tục thờ mặt trời. Người ta thờ thần Mặt trời và khắc hình mặt trời vào các trống đồng, thạp đồng. Tục thờ Mặt trời cũng được ghi lại trên trống đồng Đông Sơn. Trên mặt trống, giữa trung tâm là hình mặt trời với 14 tia và cuộc sống trên trái đất xoay quanh mặt trời theo chiều ngược kim đồng hồ. Để mong sự sống sinh sôi nảy nở các dân tộc Đông Nam Á có nhiều lễ hội liên quan đến mặt trời như thả cầu lửa lên không trung, giăng đèn lồng kết hoa, đèn kéo quân, rước đèn, hội hoa đăng thả đèn trên mặt nước, hội pháo, trò chơi cướp cầu, thả diều gọi nắng,…

Gắn liền với công việc đồng áng của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á là đất và nước.

Chính vì thế, hai vị thần này được coi là tối cao và được thờ ở mọi nơi. Người ta cúng lễ thần Nước, cầu mong thần ban phát nước để đồng ruộng, cây cỏ tốt tươi. Ở Thái Lan có lễ tạ ơn Mẹ Nước vào buổi tối trăng tròn tháng 10 âm lịch hằng năm. Ở Campuchia, Thái Lan và Lào đều có lễ hội té nước. Ngay ở một số xã thuộc Hà Nội hiện vẫn có lễ hội rước nước rất linh đình.

Việc thờ cúng thần Đất vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay với nhiều hình thức khác nhau như Lễ động thổ, tục thờ Địa Mẫu,…

Ở Inđônêxia, Myanma, Lào, Campuchia,… đồng thời với việc thờ thần Nước, người ta còn thờ cả thần Sông - vị thần giữ vai trò chính trong việc cung cấp nước cho đồng ruộng.

Ngoài ra, liên quan đến nước là các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp và các hiện tượng này có tác động đáng kể đến đời sống của cư dân nông nghiệp. Do đó, các vị thần Mưa, thần Mây, thần Sấm, thần Chớp, thần Gió cũng được tôn thờ ở mọi nơi, từ vùng lục địa, rừng núi của Lào, Myanma,… đến các vùng hải đảo Inđônêxia, Malaysia, Philippin,…

Không chỉ quan tâm đến việc thờ cúng những gì liên quan trực tiếp đến việc trồng lúa nước, cư dân bản địa Đông Nam Á còn thờ cả những vị thần có vai trò quyết định đến cuộc sống của những cộng đồng cư dân ở miền rừng núi. Tại đây, các vị thần Núi, thần Rừng, thần Đá, thần Lửa, thần Suối luôn luôn được sùng bái hơn cả. Trong quan niệm của người Lào, núi, rừng, đá, lửa, suối... đều có các “Phỉ” (ma, hồn) ngự trị cho nên muốn có cuộc sống no ấm, thanh bình thì không thể không chú ý sùng bái các Phỉ đó. Tín ngưỡng này cũng có ở người Thái: đối với họ, Phỉ quyết định tất cả, do đó, Phỉ núi, Phỉ rừng, Phỉ đá, Phỉ lửa… đều được tôn thờ ở mọi nơi. Người Tày-Nùng ở Việt Nam cũng có chung tín ngưỡng thờ các Phỉ như người Thái, người Lào. Đối với họ, Phỉ có hai loại: Phỉ lành bảo vệ người, súc vật và mùa màng còn Phỉ dữ thì có thể hại người. Người Tày - Nùng thờ cúng Phỉ lành ở trong nhà hay ở các nơi công cộng như đền, chùa. Và họ chỉ cúng Phỉ dữ khi trong nhà có hoạn nạn như ốm đau, bệnh tật.

Ở nhiều vùng Đông Nam Á rất phổ biến việc dùng bùa. Trong quan niệm của người Đông Nam Á, bùa giúp con người tránh va chạm với những linh hồn độc ác.

Đối với cư dân nông nghiệp Đông Nam Á, cây lúa là tất cả cuộc sống của họ. Thần Lúa vì vậy là vị thần thiêng liêng nhất. Người Đông Nam Á có niềm tin mãnh liệt vào hồn lúa. Họ cho rằng nếu hồn lúa bay đi thì sẽ mất mùa. Trong con mắt người dân Đông Nam Á, hồn lúa rất đẹp. Với người Malaysia, hồn lúa (tiếng Malaysia là Semangat padi) được gọi một cách âu yếm là “chú bé chín tháng”, “công chúa mặt trời” hoặc “công chúa pha lê”. Người ta luôn luôn phải cầu khấn để hồn lúa ở lại với cây lúa, ở lại với xóm làng của họ. Còn ở Java (Inđônêxia) thì cây lúa được coi là hiện thân của nữ thần Dewi Sri, do đó nó thuộc “đẳng cấp” cao hơn hẳn các cây lương thực khác. Ở Thái Lan, thần Lúa được rước vào các nhà kho và giữ “ngài” ở đó đến tận mùa sau.

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử văn minh thế giới (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)