8.2.1. Cơ sở hình thành nền văn minh La Mã cổ đại
Bán đảo Italia, nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại nằm ở Nam Âu là một dải đất dài và hẹp, duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải, có hình dáng như chiếc ủng. Phía bắc có dãy Alpes như bức tường thành tự nhiên ngăn cách bán đảo với lục địa châu Âu. Ba mặt còn lại giáp biển.
Trên lục địa có dãy Apennines chạy dọc bán đảo từ tây bắc xuống đông nam.
Bán đảo Italia có nhiều đồng bằng, tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, cũng như những đồng cỏ thuận lợi cho chăn thả gia súc. Trong lòng đất lại chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim. Bán đảo Ý lớn gấp 3 lần bán đảo Hy Lạp nhưng nó không bị chia cắt thành những vùng biệt lập như Hy Lạp mà là một đơn vị địa lý thuận lợi cho sự thống nhất về mặt lãnh thổ và chính trị. Bờ biển ở phía nam bán đảo có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè trú ẩn khi thời tiết xấu. Do điều kiện địa lí như vậy nên bán đảo Italia có điều kiện tiếp xúc với những nền văn minh phát triển sớm ở phương Đông.
Về dân cư, cư dân chủ yếu và cũng là thành phần dân cư sớm nhất (thiên niên kỷ II TCN) trên bán đảo Ý là người Ý (Italotes). Trong đó, bộ phận sống ở vùng đồng bằng Latinh gọi là người Latinh; riêng bộ phận người Latinh dựng lên thành La Mã được gọi là người La Mã. Đầu thế kỷ V TCN, người Etrusque từ Tiểu Á đã tới chiếm vùng đất giữa 2 con sông Arno và Tibre, người Hy Lạp và người Celt cũng dần di cư tới đây.
85
8.2.2. Sơ lược quá trình phát triển lịch sử La Mã 8.2.2.1. Thời kỳ vương chính (VIII - VI TCN)
Đây là thời mạt kỳ của chế độ thị tộc La Mã, lúc này La Mã là nơi cư ngụ của 3 bộ lạc người Latinh nhưng quyền cai trị lại thuộc về người Etrusque. Nhà nước do vua (Rex) đứng đầu nhưng thực quyền nằm trong tay Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân.
8.2.2.2. Thời kỳ cộng hòa (VI - I TCN)
Đây là thời kỳ người La Mã hoàn toàn làm chủ bán đảo Italia. Từ bán đảo này, La Mã vươn ra bá chủ thế giới Địa Trung Hải, Catharge, Syria, Macedonia lần lượt bị La Mã chinh phục. Các cuộc chinh chiến đã đem lại cho La Mã nguồn của cải và nô lệ, thúc đẩy kinh tế phát triển. Thời kỳ này kinh tế Latiphundia chiếm vị trí trọng yếu trong sự tồn tại của thể chế cộng hòa La Mã.
Chế độ cộng hòa quý tộc La Mã dần dần được dân chủ hóa, người Pleb (bình dân) đã có những quyền lợi nhất định. Tuy nhiên, chế độ nô lệ La Mã thì lại vô cùng khắc nghiệt, vì vậy mà nô lệ đã nhiều lần nổi dậy, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa của Spartacus (năm 73 - 71 TCN).
8.2.2.3.Thời kỳ đế chế (I - V SCN)
Cuối thế kỷ I TCN, xã hội La Mã khủng hoảng, các tướng lĩnh với khuynh hướng sử dụng bạo lực ngày càng chiếm ưu thế. Chính vì vậy các chế độ độc tài đã dần xuất hiện. Chế độ Tam hùng I do Caesar, Pompey và Crassus lập nên, nhưng sau đó Caesar âm mưu thiết lập nền độc tài cá nhân nên bị giết năm 44 TCN. Sau đó, Tam hùng II xuất hiện với các thế lực của Antonius, Lepidus và Octavius. Thế lực của Octavius dần lớn mạnh và đã thiết lập nên một đế chế “khoác áo cộng hòa”. Thời đại Octavius là thời kỳ hoàng kim của đế chế La Mã, ông là người sáng lập nên vương triều Julius Claudius và được suy tôn là hoàng đế Augustus (Đấng chí tôn).
Từ thế kỷ III TCN, đế chế La Mã bước vào thời kỳ suy vong, chế độ nô lệ, Latiphundia dần tan rã cùng với sự tấn công của Giecman đã làm cho đế chế La Mã sụp đổ. Năm 395, đế chế La Mã chia thành 2: đế chế Tây La Mã đóng đô ở Rome và đế chế Đông La Mã đóng đô ở Constantinople (đế chế Byzantium). Nhưng đến năm 476, Tây La Mã bị người Giecman xâm chiếm còn Đông La Mã thì tồn tại đến năm 1453 mới bị người Thổ tiêu diệt.
8.2.3. Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh La Mã cổ đại
Người La Mã không chỉ kế thừa nền văn minh của người Hy Lạp mà còn có những sáng tạo riêng, độc đáo, đóng góp đáng kể vào nền văn minh nhân loại và cùng với văn minh Hy Lạp, trở thành cơ sở của văn minh Tây Âu sau này.
8.2.3.1. Chữ viết
Chữ viết xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII - VII TCN do người Etrusque sáng tạo ra (có khoảng 9000 dòng chữ đã được tìm thấy), song đến nay người ta đọc được thứ chữ này.
Người La Mã có chữ viết vào khoảng thế kỷ VI TCN, đó là chữ Latinh được tạo ra trên sơ sở văn tự Hy Lạp và bổ sung thêm một vài nét mới. Quá trình hoàn thiện chữ viết Latinh tiếp tục được thực hiện khi người La Mã xâm chiếm Hy Lạp. Sau đó, trong quá trình lan truyền sang Tây Âu, bảng chữ cái Latinh được bổ sung thêm 3 chữ nữa - J, U và W.
86
Với hệ thống chữ đơn giản, khoa học, và tiện lợi, chữ Latinh ngày càng phổ biến và là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại. Các nhà khoa học ngày nay dùng các từ Latinh để quy ước về động, thực vật, khoáng vật và các bộ phận cơ thể con người.
8.2.3.2. Văn học
Văn học La Mã chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn học Hy Lạp, lấy văn học Hy Lạp làm kiểu mẫu để sáng tạo nên nền văn học của mình. Nhìn chung, văn học La Mã thực tế hơn, không giàu tưởng tượng như văn học Hy Lạp.
- Thơ:
Catullus (84 - 54 TCN) nhà thơ được biết đến với những bài thơ tình nồng cháy, biểu lộ những cảm xúc nội tâm dằn vặt của chính tác giả.
Publius Vergilius (70 - 19 TCN) là nhà thơ lớn nhất trong "thời kỳ hoàng kim" của văn học La Mã (100 TCN - 40). Tác phẩm chính là bản anh hùng ca Aeneid được sáng tác trong suốt 10 năm (vẫn còn dang dở khi ông qua đời), gồm 12 quyển, viết về một anh hùng huyền thoại của thành Trojan là Aeneas đã vượt biết bao gian khó trước khi xây dựng thành La Mã.
Thông qua nhân vật này ông ca ngợi Augustus, người được ông xem là hậu duệ xứng đáng của Aeneas. Vergilius được xem là “Homer của La Mã”.
+ Livy với tác phẩm Từ lúc tạo dựng thành, kể về lịch sử La Mã bằng những vần thơ chan chứa tình cảm yêu nước.
- Văn xuôi, kịch nghệ:
Kịch: với nhiều tác gia bi, hài kịch lớn như Novius vừa là nhà soạn kịch, vừa là nhà thơ, ông là tác giả của sử thi Cuộc chiến tranh Puních hay Plautus (254-184 TCN) một hài kịch gia xuất sắc.
Văn xuôi: nổi bật lên tên tuổi của Marcus Tulius Cicero, nhà văn, nhà chính khách, nhà hùng biện xuất chúng với những tác phẩm như : Bàn về hùng biện, Nhà hùng biện. Ông đã làm cho văn học La Mã trở nên nhuần nhuyễn, lưu loát. Một tác giả khác cũng là một chính khách đồng thời là nhà văn tiêu biểu: Julius Caesar (102-44 TCN) với tác phẩm Bình phẩm về cuộc chiến tranh ở xứ Gaule được đánh giá cao nhờ những miêu tả chính xác và lời văn mạnh mẽ.
8.2.3.3. Sử học
La Mã đã xuất hiện nhiều nhà sử học với những phương pháp viết sử riêng.
Fabius (254 - 200 TCN), là người mở đầu cho việc viết sử La Mã, nhưng ông viết bằng chữ Hy Lạp
Cato (234 - 149 TCN), tác giả cuốn Nguồn gốc, bộ sử đầu tiên viết bằng tiếng Latinh, biên soạn theo vấn đề.
Đến thế kỷ II TCN, xuất hiện nhà sử học nổi tiếng Polibius (201 - 120 TCN) với bộ Thông sử, gồm 40 tập. Ông quan tâm đến tính chính xác của sự kiện cũng như nguyên nhân xảy ra sự kiện.
Thời Augustus thì Tutus Livius (59 - 17 TCN) được xem là nhà sử học xuất sắc nhất.
Ông nổi tiếng với bộ Lịch sử La Mã, dài 142 chương, viết lịch sử 8 thế kỉ của La Mã. Ngoài ra, còn phải kể đến Plutarch (46 - 125), là nhà viết tiểu sử xuất sắc, tác giả của 200 cuốn sách, giá
87
trị là cuốn Tiểu sử các danh nhân Hy Lạp - Ba Tư. Trong tác phẩm đó, ông dựng lại 46 nhân vật danh tiếng Hy Lạp - La Mã. Tacitus (55 - 125), nhà sử học nghiên cứu không chỉ lịch sử La Mã mà còn quan tâm đến các bộ tộc xung quanh, các bộ lạc Giécman. Vì thế, các tác phẩm của ông, nổi tiếng là Xứ Giécman, có giá trị lớn để nghiên cứu lịch sử La Mã và các dân tộc láng giềng.
8.2.3.4. Tôn giáo
Người La Mã nguyên thủy theo đa thần giáo, về sau, khi tiếp nhận tôn giáo của Hy Lạp, người La Mã cũng sáng tạo ra một hệ thống thần linh với đặc điểm, chức năng tương đương như: Jupiter-Zeus, Minerva-Athena, Venus-Aphrodite, Neptune-Poseidon, Heracles- Hecquyn…
Đặc điểm của tôn giáo La Mã thời kỳ đầu là mang đậm tính chính trị và ít nhân bản hơn người Hy Lạp, được sử dụng để bảo vệ nhà nước và tăng thêm sức mạnh cho nó. Thần linh của người La Mã ít gần gũi, hòa nhập với con người và không xung đột với nhau như các thần Hy Lạp.
Về sau, dưới thời Đế chế, người La Mã chuyển từ tôn giáo đa thần sang tôn giáo độc thần - Kitô giáo
Đạo Kitô ra đời ở đế quốc Đông La Mã, vùng Palestin, do một người Do Thái là Jesus Christ sáng lập. Theo truyền thuyết, Jesus là con của đức chúa Trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria, sinh ra ở Bethleem. Thuở nhỏ, Jesus đi theo Do Thái giáo, những dần dần ông không đồng tình với nhiều quan niệm của tôn giáo này. Ông quyết tâm sáng tạo ra một tôn giáo mới. Năm 30 tuổi, ông tự nhận là thiên sứ và bắt đầu truyền đạo ở vùng Jerusalem. Ông tuyên truyền sự bình đẳng và lên án sự tàn ác của chính quyền La Mã, nên ông bị bắt và bị xử tội. Mùa xuân năm 29, vào ngày thứ năm của tuần lễ, Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá, ông chết lúc 33 tuổi. Theo truyền thuyết, sau khi chết được ba ngày, ông sống lại và truyền giáo được 40 ngày sau đó bay lên trời. Các tín đồ của ông tiếp tục truyền đạo khắp nơi.
Kitô giáo khuyên can con người nhẫn nhục chịu đựng ở hiện tại và sẽ được hưởng hạnh phúc ở thiên đàng sau khi sang thế giới bên kia. Ông lên án sự giàu có của giai cấp chủ nô và cho rằng chúng lên thiên đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim. Chính tư tưởng này đã giúp Jesus có được sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ.
Giáo lý Thiên chúa giáo chịu nhiều ảnh hưởng của Triết học khắc kỉ và nhiều yếu tố của tôn giáo phương Đông cổ đại, đặc biệt là mượn nhiều tư tưởng từ đạo Do Thái nên có tính hỗn hợp. Kinh thánh của nó gồm Cựu ước và Tân ước. Cựu ước nói về việc tạo dựng đất trời vạn vật của Chúa, Tân ước thì nói về quá trình truyền đạo của Chúa. Luật lệ của đạo Kitô thể hiện trong 10 điều răn.
Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những công xã vừa mang tính chất tôn giáo, vừa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đến thế kỉ II, các công xã Kitô dần phát triển thành Giáo hội.
Khi mới ra đời, đạo Kitô bị các hoàng đế La Mã và bọn quí tộc địa phương đàn áp rất tàn bạo. Vụ đàn áp đẫm máu nhất là vụ đàn áp vào năm 64, dưới thời hoàng đế Neron bạo chúa.
Nhưng số người theo đạo Kitô không những không giảm mà ngày càng tăng lên. Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc “vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời” tức là tôn giáo không dính dáng đến chính trị. Thấy đàn áp mãi không có tác dụng, các hoàng đế La Mã
88
nghĩ tới biện pháp cùng chung sống. Năm 311, hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngưng đàn áp các tín đồ Kitô. Năm 313, đạo Kitô được hoàng đế La Mã công nhận là hợp pháp. Năm 337, hoàng đế La Mã lúc đó là Constantinus đã gia nhập đạo Kitô. Cuối thế kỉ IV, hoàng đế Theodosius công nhận Công giáo là quốc giáo.
8.2.3.5. Triết học
Triết học La Ma chịu ảnh hưởng sâu đậm từ triết học Hy Lạp với 2 học thuyết nổi bật:
thuyết Epicurus và thuyết Khắc Kỷ.
Học thuyết Epicurus: Đại diện tiêu biểu nhất là Lucretius (98 - 55 TCN), tác giả cuốn
"Về bản chất sự vật". Trong đó, ông đã đề xướng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật như: quan điểm về thế giới vật chất gồm những hạt nhỏ không thể chia cắt được tạo nên, thế giới vô cùng tận, đưa ra nhận định thiên tài về nguồn gốc loài người là từ động vật và quá trình tiến hóa của xã hội loài người. Tuy vậy, Lucretius vẫn chấp nhận sự tồn tại của thần linh nhưng thần linh theo ông không phải là lực lượng sáng tạo hay cai quản vũ trụ.
Học thuyết Khắc Kỉ: Phái Khắc Kỉ nhấn mạnh đến bổn phận, kỉ luật tự giác và phục tùng trật tự tự nhiên của sự vật, vì vậy phù hợp với đạo đức truyền thống của người La Mã. Môn đồ cuồng nhiệt và nổi tiếng nhất của thuyết này là Cicero (106 - 43 TCN). Ông cho rằng con người lý tưởng là con người biết dựa vào lý trí để tránh sự tác động của sự âu sầu hay đau đớn.
Cicero là người đề cao cá nhân, xem chính quyền, nhà nước là khế ước giữa con người với con người.
Trong tác phẩm Chế độ cộng hòa, ông đề xuất một thứ luật có tính công bằng vĩnh cữu và nằm ở vị thế cao hơn các luật lệ do nhà nước ban hành. Luật này là sản phẩm của một trật tự tự nhiên trong thế giới và được lí trí của con người phát hiện ra. Nó là nguồn gốc của một số quyền của con người mà nhà nước không được xâm phạm.
So với thuyết Epicurus thì thuyết Khắc Kỷ phù hợp với người La Mã hơn nên phát triển rộng rãi hơn. Ngoài Cicero, có thể kể thêm Seneca, Epictetus, Marcus Aurelius… đều là những đại diện tiêu biểu của thuyết Khắc Kỷ.
8.2.3.6. Nhà nước và luật pháp
* Nhà nước:
Vào khoảng năm 510 TCN, dân chúng La Mã đã nổi dậy khởi nghĩa chấm dứt thời kỳ vương chính, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ cộng hòa - trong lịch sử La Mã, chính quyền trở thành "việc chung" (tiếng Latinh: res publica). Thiết chế cộng hòa được xác lập.
La Mã từ thế kỷ VI đến thế kỷ I TCN, để tránh sự tái diễn các chế độ bạo quyền mà họ đã chịu đựng dưới các triều đại vua chúa, người La Mã đã xây dựng nền cộng hòa áp dụng phương pháp chia quyền và phân quyền. Mô hình nhà nước cộng hòa này cũng thay đổi và bổ sung qua từng giai đoạn cụ thể, gắn với quá trình đấu tranh và thắng lợi từng bước của người bình dân (Plebs) đối với giới quý tộc La Mã, và nó tồn tại ở La Mã khoảng 5 thế kỷ (từ thế kỷ VI đến thế kỷ I TCN). Người La Mã thiết lập một Hiến pháp; trong đó quyền hành được phân chia một cách khéo léo:
- Thay vì có một Đại hội công dân thì nay có tới ba Đại hội với chức năng và quyền lực khác nhau: Đại hội Bào tộc (Curi), Đại hội Xenturi và Đại hội nhân dân các bộ lạc theo khu vực (Đại hội hành chính).
89
- Loại cơ quan thứ hai trong nhà nước La Mã là Viện nguyên lão.
- Bộ phận thứ ba của nhà nước La Mã là các chức quan cai trị: Quan chấp chính (2 người), Quan bảo dân (tribun), quan tư pháp, quan giám sát, quan ngân khố, quan thu thuế, thị trưởng... là những chức quan thường trực lâu dài và do nhân dân bầu ra.
Các chức vụ cao cấp ở La Mã thường có hai người đảm trách ví như có hai quan chấp chính, hai quan tòa án, hai quan thu thuế, hai thị trưởng, hai quan ngân khố… nhằm giám sát và cạnh tranh quyền lực với nhau để chống lại khuynh hướng lạm quyền.
Dù còn sơ khai và chưa hoàn thiện nhưng người Athens (Hy Lạp) và La Mã được xem là những dân tộc đầu tiên trên thế giới sáng tạo ra một mô hình nhà nước mới (so với các quốc gia cổ đại phương Đông), đó là nhà nước cộng hòa. Tổ chức nhà nước Cộng hòa này có ảnh hưởng lâu dài ở phương Tây.
* Luật pháp
Là niềm tự hào của người La Mã, là lĩnh vực mà người La Mã có ưu thế hơn hẳn so với Hy Lạp. Cùng với chữ Latinh thì luật pháp chính là di sản lớn nhất mà cư dân La Mã đóng góp cho nhân loại.
Hệ thống luật pháp La Mã là kết quả của một quá trình tiến triển lâu dài được coi như bắt đầu bằng bộ luật Mười hai bảng được công bố năm 450 TCN (449 TCN ?).
Bộ Luật 12 bảng được công bố năm 450 TCN. Bộ luật này được một Ủy ban dự thảo pháp luật dựa trên tình hình La Mã đồng thời tham khảo thêm luật Solon của Hy Lạp mà soạn ra. Luật được khắc trên 12 bảng đồng và được đặt tại nơi công cộng, nên thường gọi là luật Mười hai bảng.
Nội dung của luật khá rộng rãi và có nhiều điều khoản tiến bộ. Nó chống lại sự xét xử độc đoán của quý tộc, bảo vệ quyền lực và danh dự cho mọi công dân, đề ra những nguyên tắc về tố tụng, xét xử, vấn đề thừa kế tài sản, hôn nhân và gia đình... Chẳng hạn:
- Về dân sự:
+ Nội dung chính của luật này là nhằm bảo vệ quyền tư hữu tài sản của chủ nô giàu có.
Theo bộ luật, không kẻ nào được phép xâm phạm đến tài sản của người khác, như đốt nhà, trộm cắp, phá hoại hoa màu...Bất cứ ai xâm phạm tài sản của người khác đều bị xử tử. Ví dụ ở bảng 8, điều 12 quy định: "Nếu như kẻ nào đương đêm vào nhà ăn trộm mà bị giết ngay tại chỗ, thì hành vi giết người ấy được coi là hợp pháp"...
+ Luật còn có nhiều quy định về thừa kế tài sản, như bảng 5, điều 3 quy định: "Người nào khi chết mà sử dụng tài sản của mình hay quyền bảo trợ (đối với người dưới quyền mình) thì điều đó phải được đảm bảo", cũng tại bảng 5, ở điều 5 quy định: "Nếu (người chết) không có agnat (agnat là những người thân thuộc của 1 gia đình gồm vợ, anh em và cả bố của chủ gia đình) thì nền kinh tế (để lại sau khi người đó chết) do những người thân quản lý"...
- Về hình sự:
+ Bộ luật quy định những hình phạt tàn khốc đối với con người. Ví dụ: luật quy định nếu con nợ không trả được nợ đúng hạn, con nợ sẽ bị chủ bắt giam, gông cùm. Trong thời gian 60 ngày bị giam giữ, con nợ bị mang tới quảng trường 3 lần và vào những phiên chợ để xét xử.
Nếu quá 60 ngày vẫn không trả được nợ "chủ nợ có thể mang tùng xẻo thân thể con nợ. Con nợ