Unilever cần phải lồng ghép các giải pháp về quyền lao động và chất lượng công việc vào các quy trình báo cáo công khai để các bên liên quan có thể đánh giá được tiến độ quản lý các vấn đề được nêu trong báo cáo.
Các nguyên tắc và chỉ số được xây dựng trong nghiên cứu này cung cấp một công cụ hữu hiệu cho các công ty trong việc đánh giá thành tích của mình.
• Mức lương cho một tuần làm việc tiêu chuẩn tương quan với lương tối thiểu, chuẩn nghèo quốc tế và mức ước tính tốt nhất của Lương Đủ sống;
• Tỷ trọng hợp đồng lao động thường xuyên so với lao động tạm thời;
• Phần trăm số công nhân có hợp đồng lao động;
• Phần trăm số công nhân được hưởng lợi từ một thỏa ước thương lượng tập thể đang có hiệu lực;
• Số lượng khiếu nại quan trọng do công nhân đưa ra và được các cấp quản lý giải quyết;
• Nhận thức của công nhân và những người quản lý họ về các quyền của người lao động (dựa trên khảo sát).
Phúc đáp và cam kết của Unilever
Unilever cám ơn Oxfam vì những nỗ lực đã thực hiện và mức độ chi tiết mà họ đã thực hiện nghiên cứu và xây dựng báo cáo này. Oxfam là một trong những đối tác của Quỹ Unilever và chúng tôi đã hợp tác trong nhiều dự án dài hơi về canh tác quy mô nhỏ, cung ứng bền vững và quyền lao động.
Unilever đánh giá cao những phản hồi từ các đối tác bên ngoài và thừa nhận rằng chỉ thông qua hợp tác đa bên, chúng tôi mới có thể thực hiện được các mục tiêu trong Kế hoạch Sống Bền vững của Unilever.
Tháng 11/2010, Unilever công bố Kế hoạch Sống Bền vững của mình với mục tiêu tham vọng là mở rộng gấp đôi quy mô công ty trong khi tách biệt được ảnh hưởng từ sự tăng trưởng của mình với dấu ấn môi trường, đồng thời tăng cường các tác động xã hội tích cực của công ty. Bởi vì chúng tôi tin tưởng rằng tăng trưởng bền vững và công bằng là mô hình tăng trưởng duy nhất có thể chấp nhận được và sự thành công trong tương lai của công ty phụ thuộc vào khả năng chúng tôi đặt phát triển bền vững vào trọng tâm của mọi hành động.
Kế hoạch đưa ra khoảng 50 cam kết có thời hạn đến năm 2020 và một bộ thước đo nghiêm ngặt đối với nhiều tác động về môi trường vật chất, kinh tế và xã hội từ việc kinh doanh của công ty.
Những cam kết này dựa vào nhận thức rằng các sản phẩm của chúng tôi có thể tạo sự khác biệt cho sức khỏe và sự thịnh vượng của con người, và chuỗi cung ứng của chúng tôi hỗ trợ ‘sinh kế bền vững’ cho hàng triệu người trên thế giới.
Vào tháng 6/2011, Hội đồng Nhân quyền của UN đã thông qua các Nguyên tắc Hướng dẫn Thực hiện Khung của UN về ‘Bảo vệ, Tôn trọng và Điều chỉnh’ (thường được gọi là ‘Các nguyên tắc Ruggie’
theo tên của tác giả Giáo sư John Ruggie). Câu hỏi là làm thế nào một công ty đơn lẻ có thể lồng ghép tốt nhất các quyền con người và quyền lao động vào chiến lược kinh doanh cốt lõi của mình là vấn đề vướng mắc với các công ty ở mọi quy mô. Đây cũng là trọng tâm của các tranh luận xã hội về mô hình tăng trưởng bền vững và toàn diện.
Như nhiều công ty khác, Unilever đã thực hiện đánh giá toàn diện làm thế nào để đưa vào hoạt động và thực hiện khuôn khổ Ruggie một cách tốt nhất và đảm bảo phù hợp với Kế hoạch Sống
Bền vững của Unilever. Là một phần trong đánh giá này, chúng tôi rất hân hạnh có cơ hội hợp tác với Oxfam, một trong những đối tác phi chính phủ quan trọng của công ty, thực hiện nghiên cứu có tính đột phá này tại Việt Nam – nơi được coi là thị trường có nhiều thách thức. Cũng như đánh giá trước đó của Oxfam về tác động kinh tế xã hội của Unilever tại Indonessia262 vào những năm 2004-2005, chúng tôi tin tưởng nghiên cứu về chuỗi cung ứng tại Việt Nam sẽ mang lại cho chúng tôi cái nhìn sâu sắc và các bài học quý.
Chúng tôi đồng ý với Oxfam công khai báo cáo này như một phương tiện để thúc đẩy những thảo luận rộng hơn và khuyến khích các công ty khác theo bước chúng tôi. Chúng tôi hy vọng báo cáo sẽ được tiếp nhận theo tinh thần này. Là một doanh nghiệp, chúng tôi có một quy trình để không ngừng cải thiện và công bằng mà nói, báo cáo này đã nêu bật tiến bộ đã đạt được và rõ ràng là vẫn còn những lĩnh vực mà chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, nó sẽ khích lệ chúng tôi nỗ lực nhiều hơn nữa. Gần đây, chúng tôi quyết định tiếp tục củng cố năng lực của mình trong lĩnh vực này qua việc bổ nhiệm một Phó Chủ tịch về Phát triển Xã hội Toàn cầu, người sẽ lãnh đạo tiến trình thực hiện khuôn khổ Ruggie trong mọi khía cạnh kinh doanh của công ty và đảm bảo thống nhất với Kế hoạch Sống Bền vững của Unilever.
Chúng tôi tin chắc rằng việc giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp trong toàn bộ chuỗi giá trị của công ty sẽ được thực hiện tốt nhất thông qua việc cùng hợp tác với công nhân của công ty, các cộng sự, chính phủ và xã hội dân sự. Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại qua một loạt các sự kiện đối nội và đối ngoại trong suốt năm 2013.
Dựa trên các kiến nghị của Oxfam và nguyện vọng của chính mình, chúng tôi muốn xác định kế hoach hành động cả ở cấp độ toàn cầu và địa phương. Đối với Việt Nam, chi nhánh công ty của chúng tôi vẫn cam kết hợp tác đầy đủ với Oxfam Việt Nam để thực hiện các kiến nghị và đánh giá các bước tiến trong thời gian hai năm tới. Cụ thể, chúng tôi đã sẵn sàng cho các bước sau:
• Tổ chức các hội thảo tập huấn về quyền con người và quyền lao động cho các bên liên quan nội bộ về kinh doanh của công ty (bao gồm cả lãnh đạo nhà máy Củ Chi) và các nhà cung ứng chính để thúc đẩy các thực hành tốt nhất.
• Làm việc với 80 nhà cung ứng hàng đầu để giải quyết các vấn đề không tuân thủ với Bộ quy tắc Nhà cung ứng của Unilever.
• Rà soát các cơ chế khiếu nại cho cả lao động thường xuyên và tạm thời của công ty để đảm bảo các cơ chế này dễ tiếp cận, có tính dự báo và minh bạch hơn.
Ở cấp toàn cầu, Unilever sẽ có các bước để tiếp tục:
Đảm bảo rằng chúng tôi thúc đẩy sinh kế bền vững cho toàn bộ công nhân của công ty và công nhân trong chuỗi giá trị của mình. Ví dụ, nghiên cứu của Oxfam cho thấy toàn bộ công nhân – bao gồm cả công nhân tạm thời tại nhà máy Củ Chi – được trả cao hơn mức lương tối thiểu theo luật định. Công nhân tay nghề thấp toàn thời gian của công ty được trả cao gấp đôi mức lương tối thiểu và lao động lành nghề được trả lương trên mức lương sàn châu Á và đánh giá của Oxfam về ‘lương đủ sống’. Tiếp cận chính của chúng tôi là trả cho công nhân gói lương ‘hợp lý, xứng đáng và cạnh tranh’. Mô hình kinh doanh của Unilever dựa trên hoạt động sản xuất được địa phương hóa nghĩa là chúng tôi phải cạnh tranh với các công ty quốc gia và quốc tế khác. Chính vì vậy chúng tôi thường xác định mức lương dựa trên cân nhắc môi trường cạnh tranh tùy theo thị trường. Có thể nói, chúng tôi đặt mục tiêu để gói chi trả tổng thể luôn cao hơn mức lương tối thiểu (ở nơi nào có áp dụng), và đưa ra các lợi ích bổ sung (như lương hưu, bữa ăn miễn phí hoặc có trợ cấp, bảo hiểm y tế v.v…), cung cấp đào tạo và phát triển kỹ năng cho mọi công nhân. Chúng tôi sẽ rà soát ‘sinh kế bền vững’ theo thị trường ở 180 quốc gia nơi công ty hoạt động để đến cuối 2015 chúng tôi có thể đánh giá liệu lực lao động của công ty – trong đó có cả lao động tạm thời và lao động hợp đồng – có được trả công một cách hợp lý và cạnh tranh phù hợp với các nguyên tắc cốt yếu trình bày ở trên hay không.
Giảm thiểu ‘sự thất thường’ của lao động trong lực lượng lao động của công ty bất cứ nơi nào có thể. Chúng tôi đang tiến hành những bước để rà soát việc sử dụng lao động tạm thời nhằm đảm bảo khi có thể sẽ đề nghị các cơ hội việc làm dài hạn cho công nhân lành nghề và công nhân có tay nghề thấp làm việc trong chuỗi cung ứng của công ty. Ví dụ, trong ba năm qua, Unilever đã giảm sử dụng lao động đột xuất ở châu Á và châu Phi hơn 40%. Có thể nói, chúng tôi thừa nhận rằng trong chuỗi cung ứng của công ty luôn cần
một lượng nhất định lao động tạm thời do bản chất mùa vụ của một số mảng kinh doanh và sự biến động của nhu cầu.
Đầu tư vào việc đảm bảo Bộ quy tắc cho Nhà cung ứng của công ty được 100% nhà cung ứng trực tiếp hiểu và tôn trọng vào cuối năm 2014. Unilver có trách nhiệm đảm bảo các nhà cung ứng của công ty biết chúng tôi mong đợi điều gì ở họ trong việc đảm bảo các quyền của người lao động và các lĩnh vực phải tuân thủ khác.
Chúng tôi sẵn sàng làm việc với 13.000 nhà cung ứng trực tiếp của mình, nhưng đúng như báo cáo đã nói, phía trước vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Do đó, chúng tôi đảm bảo là 100% các nhà cung ứng chính của công ty sẽ có những tuyên bố tích cực cũng như có các chương trình cải thiện mức độ tuân thủ vào cuối năm 2014.
Đảm bảo công ty sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn giống như chúng tôi kỳ vọng ở các nhà cung ứng. Chúng tôi cam kết đảm bảo rằng các cơ sở sản xuất của Unilever sẽ phải được đánh giá tương tự và phải minh bạch như các nhà cung ứng của công ty. Chúng tôi sẽ đảm bảo mọi thông tin về công ty sẽ được chuẩn bị theo yêu cầu SEDEX (Trao đổi Dữ liệu về Đạo đức Nhà cung ứng) vào cuối năm 2014.
Liên kết với các đối tác khác để tăng cường việc lồng ghép quyền con người và quyền lao động vào kinh doanh. Chúng tôi nhận thấy để đạt được nhiều tiến bộ nhất, cần hợp tác với các ngành nghề khác, các đối tác NGO và nhà cung ứng để nhân rộng và đẩy mạnh việc lồng ghép quyền con người và quyền lao động vào công việc kinh doanh. Để làm được điều này, chúng tôi sẽ chủ động hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp như SEDEX, Hiệp ước Toàn cầu của UN và Sáng kiến Kinh doanh Toàn cầu vì Quyền con người.
Cuối cùng, chúng tôi nhận thức đầy đủ sự cần thiết phải minh bạch hơn nữa và đặt kế hoạch xây dựng các Chỉ số Hiệu quả Hoạt động Chính (KPI) về quyền con người và quyền lao động vào cuối năm 2013. Sau đó, chúng tôi sẽ có báo cáo tiến độ hàng năm.
Chúng tôi mong muốn báo cáo này tạo cơ hội tiếp tục các đối thoại mang tính xây dựng với các bên liên quan chính của công ty.
Paul Polman
Tổng Giám đốc Điều hành (CEO)
8 các phụ lục
Phụ lục 1: Nhóm dự án và lời cám ơn
Nhóm dự án
Penny Fowler, Trưởng nhóm Vận động Khu vực Tư nhân, Oxfam GB
Rachel Wilshaw, Giám đốc Kinh doanh có Đạo đức, Oxfam GB
Lê Kim Dung, Trưởng Đại diện, Oxfam Anh Việt Nam Với sự hỗ trợ của các nhân viên Oxfam Việt Nam bao gồm: Văn Thị Thu Hà, Cán bộ Chương trình;
Vũ Thị Quỳnh Hoa, Điều phối viên Chương trình Vận động và Truyền thông; Nguyễn Thị Hoàng Yến, Cựu cán bộ Truyền thông; Thibaut Hanquet, Trưởng Đại diện Oxfam Bỉ.
Chúng tôi cũng muốn cám ơn các nhân viên Oxfam gồm: Penny Lawrence, Joyce Kortlandt, Erinch Sahan, Sloane Hamilton, Bernard Gouw, Claire Mortimer, Jonathan Mazliah, Irit Tamir, Andrea Maksimovic, Gerry Boyle.
Nhóm nghiên cứu
Liesbeth Unger, Cố vấn Kỹ thuật, Quyền con người tại nơi làm việc
Đỗ Quỳnh Chi, Trưởng nhóm Nghiên cứu Việt Nam Phạm Thu Thủy, Quản lý Dự án Nghiên cứu Việt Nam và Đồng tác giả Báo cáo, Việt Nam
Ngô Văn Hoài, Nghiên cứu viên, Việt Nam Trần Thanh Hà, Nghiên cứu viên, Việt Nam
Unilever
Miguel Pestana, Phó Chủ tịch Đối ngoại Toàn cầu Michelle van der Burg, Giám đốc Đối ngoại Toàn cầu
Rachel Cowburn-Walden, Giám đốc Đối ngoại Toàn cầu – Trách nhiệm Doanh nghiệp
Nick Dalton, Phó Chủ tịch Nhân sự Chuỗi Cung ứng Gavin Neath, Phó Chủ tịch Cao cấp, Phát triển Bền vững
Petar Sobic, Giám đốc Đảm bảo Chuỗi cung ứng toàn cầu
Vikram Agarwal, Phó chủ tịch Mua sắm (Châu Á, Châu Phi, Trung và Đông Âu)
Unilever Việt Nam
Trần Vũ Hoài, Phó Chủ tịch Quan hệ Doanh nghiệp Nguyễn-Vĩnh Long, Trưởng phòng Quản lý Chuỗi cung ứng
Nguyễn-Phương Loan, Trưởng phòng Nhân sự
Những người cung cấp thông tin chính: Quốc tế
Peter Rossman, Giám đốc Vận động và Truyền thông, Liên minh công đoàn Quốc tế, Muhammad Hidayat Greenfield, Điều phối viên Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Liên minh Công đoàn Quốc tế
Dan Rees, Giám đốc, Chương trình Công việc Tốt hơn của ILO và cựu giám đốc, Sáng kiến Kinh doanh có Đạo đức.
Sanne van der Wal, Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu về các Công ty Đa quốc gia của SOMO.
Marc Monsarrat, Quản lý cao cấp Cảnh quan Bền vững, Liên minh Rừng Nhiệt đới
Những người cung cấp thông tin chính: Việt Nam
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA):
Nguyễn Hải Yến, Trưởng Phòng Việc làm và Thị trường lao động, Cục Việc làm; Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế; Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động Tiền lương;
Nguyễn Huyền Lê, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Viện khoa học lao động và xã hội Việt Nam;
Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc, Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động (CIRD).
Các chuyên gia về tiền lương đã tư vấn cho dự thảo báo cáo: Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện khoa học lao động và xã hội Việt Nam; Tống Văn Lai, trưởng phòng Tiền lương, Vụ Lao động Tiền lương, MOLISA; Tara Rangarajan, Giám đốc Hoạt động, Chương trình Công việc Tốt hơn của ILO Việt Nam.
Các bên liên quan khác đã tham gia phỏng vấn: Nguyễn Văn Bình, Chuyên viên cao cấp, Vụ Chính sách và Pháp chế, VGCL; Nguyễn Thị Lan Anh, Trưởng phòng, Văn phòng Giới Sử dụng Lao động; Nguyễn Việt Cường, chuyên gia tiền lương, Nhóm tư vấn Đông Dương, Nguyễn Quang Chính, Trưởng Chuyên mục Công đoàn, báo Lao Động; Dương Minh Đức, phóng viên báo Lao Động; Phạm Hồ và Nguyễn Lan, phóng viên báo Người Lao Động; Youngmo Yoon, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp và Hợp tác Nông thôn (CTA); Dự án Quan Hệ Nghề nghiệp ILO; Florian Beranek, Dự án UNIDO CSR; ActionAid.
Xây dựng thang lương
Alastair Usher và Pins Brown, Ergon Associates
Những người cộng tác
Ben Moxham, Cán bộ Chính sách, Phòng Liên minh châu Âu và Quan hệ Quốc tế, TUC; Peter McAllister, Giám đốc Sáng kiến Kinh doanh có Đạo đức; Stuart Bell, Giám đốc, Ergon Associates;
Rosey Hurst, Giám đốc, Impactt.
Phụ lục 2: Ví dụ các sáng kiến để giải quyết vấn đề mức Lương đủ sống
Ngày càng có nhiều sáng kiến đang được đưa ra để giải quyết vấn đề lương thấp trong các ngành từ may mặc đến xuất khẩu hoa quả, cả trong mua sắm tư và công.
Tiếp cận sức mua tương đương:
Mức lương sàn châu á (AFW)
AFW là một sáng kiến của liên minh mức Lương Sàn châu Á, một Hiệp hội gồm các nghiệp đoàn, các nhà hoạt động vì quyền của người lao động và các nhà nghiên cứu làm việc trong ngành may mặc ở khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Hiệp hội xây dựng một ngưỡng (mốc) bằng cách sử dụng phương pháp luận Sức mua Tương đương của Ngân hàng Thế giới, cho phép người công nhân có thể mua những giỏ hàng và gói dịch vụ tương đương tại tất cả các quốc gia sản xuất hàng may mặc.http://www.asiafloorwage.org
Tiếp cận toàn ngành hàng: Diễn đàn Chuối Thế giới, ngành chuối
Diễn đàn Chuối Thế giới tập hợp hầu hết các bên liên quan có ảnh hưởng nhất trong ngành hàng chuối bao gồm các chính phủ (phía Nam), các nhà bán lẻ, các nghiệp đoàn, các NGO và các công ty Kinh doanh ngành hàng chuối. Họ tuyên bố công khai là công nhân có quyền có mức Lương đủ sống và đó là một tập hợp ‘giỏ hàng hóa chung ‘ không mấy liên quan đến mức lương tối thiểu. Chương trình của họ đã nhận được sự ủng hộ tài chính của FAO để áp dụng tại Ecuador, Colombia và Cameroon. Các bước đã tiến hành tới nay bao gồm thu thập các số liệu ngưỡng về nhu cầu cơ bản và lương, rà soát tính hiệu quả của thương lượng tập thể và xem xét sự phân bổ giá trị trong chuỗi giá trị. http://
www.fao.org/wbf
Tiếp cận năng suất: Marks & Spencer, ngành may mặc
Một số công ty may mặc đã khuyến khích / động viên các nhà cung ứng giới thiệu chương trình đào tạo nâng cao năng suất tạo đà và lợi nhuận cần thiết để tăng mức lương. Marks & Spencer đưa ra cam kết tiền lương thoả đáng trong kế hoạch của công ty và đề ra một mục tiêu liên quan đến nhà máy của các nhà cung ứng tại Bangladesh, Ấn Độ và Sri Lanka. Việc nâng lương dù ít cũng có tác động giảm biến động thay đổi và nghỉ việc không lý do của công nhân và nâng cao chất lượng sản phẩm.
http://plana.marksandspencer.com/about/the- plan/fair-partner
Tiếp cận vận động chính sách: ngành may mặc
Levi Strauss đã hợp tác với các chính phủ Bangladesh, Campuchia và Mexico để vận động nâng cao mức lương tối thiểu vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản.
http://levistrauss.com/sites/default/files/
librarydocument/2012/1/wages-benefits-2011.pdf Cải tiến phương pháp kiểm toán
Quỹ Fairwear đã bắt đầu sử dụng các thang lương trong quy trình kiểm toán, và đã công bố một loạt các thang lương. Trách nhiệm giải trình xã hội quốc tế (SA8000) đã bắt đầu xây dựng phương pháp luận Lương đủ sống vào các quy trình kiểm toán của tổ chức. http://www.
fairwear.org/563/wage-ladder
Khuyến khích mức Lương đủ sống qua thủ tục mua sắm của chính phủ Hà Lan
Chính phủ Hà Lan hiện áp dụng các điều kiện xã hội đối với các nhà thầu châu Âu để thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế và quyền con người trong chuỗi cung ứng quốc tế. Các công ty cung cấp cho chính phủ Hà Lan được yêu cầu phải cam kết đảm bảo các công ước cốt lõi của ILO và tôn trọng quyền con người. Đối với một số sản phẩm (cà phê, chè, ca cao, hoa và dệt may) và trong trường hợp các rủi ro cụ thể được ghi nhận, điều kiện bắt buộc là có cam kết bổ sung về mức Lương đủ sống.
http://www.pianoo.nl/themas/duurzaam- inkopen/sociale-aspecten-van-duurzaam- inkopen/sociale-voorwaarden (tiếng Hà Lan)