NAM
1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước. nước.
Nhà nước nên ban hành một chính sách hoặc khuôn khổ pháp luật điều chỉnh các vấn đề về tăng trưởng xanh, cũng như đưa ra những khái niệm cụ thể như tăng trưởng xanh là gì, các đặc điểm của tăng trưởng xanh, các bước thực hiện hay là các chính sách hỗ trợ phát triển tăng trưởng xanh... Nhà nước ban hành được các chính sách càng chi tiết, càng hoàn thiện thì việc thực hiện tăng trưởng mới dễ dàng thực hiện. Người dân cũng như các doanh nghiệp có nhận thức được rõ ràng về tăng trưởng xanh thì họ cũng dễ dàng hơn trong việc thực hiện hay chấp hành các quy định, thủ tục của nhà nước để phát triển tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, nhà nước cũng phải tăng cường công tác vai trò quản lý của mình trong việc thực hiện tăng trưởng xanh. Như việc các đơn vị kinh tế nhà nước sẽ là các đơn vị tiên phong trong việc thực hiện cải tiến đổi mới công nghệ phù hợp với tăng trưởng xanh. Nhà nước cũng nên có các chính sách định hướng thực hiện tăng trưởng xanh cũng như các chế tài xử phạt nghiêm khắc các doanh nghiệp vi phạm các tiêu chuẩn tăng trưởng xanh hoặc vi phạm các vấn đề môi trường. Qua những biện pháp như vậy, sẽ giúp nhà nước nâng cao được vai trò của mình trong việc tăng trưởng xanh cũng như tạo ra một khuôn khổ thống nhất để thực hiện tăng trưởng xanh.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân.
Nhà nước nên tổ chức các cuộc buổi hội thảo, buổi nói chuyện của các chuyên gia về tăng trưởng xanh đối với nhân dân, và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Các cuộc đối thoại, hội thảo trực tiếp sẽ là cơ hội dể đưa tăng trưởng xanh đến tận mọi người, cũng là cơ hội cho mọi người hỏi đáp chuyên gia
về các vấn đề thắc mắc hay khó khăn trong việc thực thi tăng trưởng xanh. Thông tin về tăng trưởng xanh cũng nên được truyền bá phổ biến thông qua các hình thức phương tiện truyền thông như sách báo, tạp chí, truyền hình hay đài phát thanh, làm sao cho nó có thể đến tay người dân một cách dễ dàng nhất và dễ hiểu nhất. Ngoài ra, nhà nước hay các đoàn thể cũng có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tăng trưởng xanh để thu hút sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, là các chương trình tuyên dương các doanh nghiệp thực thi tốt chính sách tăng trưởng xanh hay là phê bình, xử lý các doanh nghiệp vi phạm chính sách.
Chỉ khi nào người dân thực sự hiểu được tăng trưởng xanh và những ích lợi nó mang lại cho chính họ, cho xã hội thì việc thực thi tăng trưởng xanh mới trở nên dễ dàng và có tính bền vững.
3. Nghiên cứu, ban hành và sử dụng các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và xây dựng hệ thống thông tin tư liệu về tăng trưởng xanh. dựng hệ thống thông tin tư liệu về tăng trưởng xanh.
Nhà nước nên tập trung nghiên cứu các tiêu chuẩn kinh tế như hàm lượng khí thải, hàm lượng chất thải ra nguồn nước, đất đai...và đưa ra các tiêu chuẩn đó trong luật sao cho nó phù hợp với tình hình phát triển trong nước cũng như phù hợp với tiêu chuẩn của thế giới để các doanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng được. Bên cạnh dó, cũng nên tổ chức xây dựng các thư viện thông tin về tăng trưởng xanh như các hệ thống sách báo đưa tin về tăng trưởng xanh, các mô hình tăng trưởng xanh trên thế giới, các ví dụ điển hình về sự thành công cũng như thất bại... là cơ sở thống nhất để mọi người có thể truy cập và tìm kiếm tài liệu, thông tin một cách dễ dàng và có độ xác thực cao.
4. Huy động nguồn lực và cơ chế tài chính để thực hiện chiến lược, chủ động tiếp cận các nguồn tài chính khí hậu. động tiếp cận các nguồn tài chính khí hậu.
Để thực hiện tốt việc thực thi tăng trưởng xanh thì các doanh nghiệp cần phải có nguồn lực đủ lớn để có thể thay đổi công nghệ kỹ thuật cũng như thay đổi cơ chế quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn của tăng trưởng xanh. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực để thực hiện nó. Chính vì thế, nhà nước nên có những chính sách nhằm viện trợ, tài trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện
tăng trưởng xanh như cho các doanh nghiệp vay vốn từ ngân sách nhà nước hoặc ban hành các chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp đáp ứng tăng trưởng xanh vay vốn ở các tổ chức tài chính với lãi suất ưu đãi. Ngoài nguồn vốn từ nhà nước, các doanh nghiệp nên chủ động tìm đến nguồn vốn từ các trung gian tài chính, ngân hàng cũng như các tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ hay như là từ các nhà đầu tư nước ngoài. Cách thức để huy động được vốn đó là các doanh nghiệp phải thay đổi theo chiều hướng tích cực đối với môi trường, xã hội thì mới tạo được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư. Ví dụ điển hình ở nước ta là chương trình tín dụng xanh của Techcombank phối hợp với tập đoàn tài chính quốc tế IFC nhằm cho các doanh nghiệp vay vốn thay đổi công nghệ cải thiện môi trường.
5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Tăng trưởng xanh yêu cầu gắn kết với nguồn nhân lực có đủ trình độ, đủ sự hiểu biết về các vấn đề kinh tế cũng như môi trường để tham gia thực hiện và quản lý. Nguồn nhân lực của nước ta có trình độ đang tương đối thấp tuy nhiên họ lại có khả năng học hỏi nhanh và đáp ứng tốt sự đổi mới khoa học công nghệ nếu được đào tạo. Do đó, việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự thành công của tăng trưởng xanh. Tổ chức cho người lao động học tập kiến thức cũng như trau dồi cho họ các kỹ năng nghề nghiệp. Tổ chức các buổi thăm quan thực tế những mô hình thành công trong việc sản xuất gắn kết với môi trường, xã hội cho các nhân viên, người lao động, nhà quản lý để họ thực tế được chứng kiến nhằm học hỏi kinh nghiệm. Quan trọng nhất, là việc đào tạo nguồn nhân lực tiềm năng cho đất nước, đó là chú trọng việc giảng dạy trong các trường học. Nhà trường nên đưa tăng trưởng xanh vào chương trình học của sinh viên, để đào tạo những thông tin cơ bản ban đầu cho sinh viên, cũng như cho sinh viên đi thực tế tiếp xúc với các vấn đề tăng trưởng kinh tế, các vấn đề môi trường, xã hội để tăng nhận thức một cách toàn diện.
6. Tăng cường nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Nhà nước nên khuyến khích và hỗ trợ các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm tạo ra các sáng kiến, phát minh khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng
cao năng suất lao động, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm khí thải hay là giảm năng lượng sử dụng trong sản xuất. Việc nghiên cứu sáng chế ra các phát minh mới trong nước sẽ cũng góp phần giảm được chi phí cho các doanh nghiệp trong việc cải tiến, đổi mới khoa học công nghệ khi mua công nghệ trong nước thay cho việc mua sản phẩm của nước ngoài đắt tiền hơn và phải mất thời gian chuyển giao, hướng dẫn sử dụng.
7. Kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược.
Phải tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá thường xuyên việc thực hiện các chiến lược tăng trưởng xanh để có thể nắm bắt được một cách kịp thời và chính xác nhất tiến độ cũng như những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Khi giám sát thường xuyên sẽ giúp nhà quản lý kịp thời đưa ra những phương án xử lý đối phó với khó khăn trong thực thi như giải quyết tình trạng thiếu vốn, tình trạng thực hiện không nghiêm túc, không đúng quy trình. Giám sát kịp thời còn đưa ra những thay đổi để kịp thời phù hợp với sự thay đổi của toàn xã hội.
8. Thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Tăng cường hợp tác giữa nước ta với bạn bè quốc tế để mở rộng quan hệ, thu hút vốn đầu tư của bạn bè quốc tế hay học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn trong việc thực hiện, quản lý các dự án, chiến lược tăng trưởng xanh.
9. Đẩy mạnh việc gắn kết các vấn đề ESG trong các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp, công ty nên chú trọng đến các vấn đề ESG trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính mình. Phải chú trọng đến các vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội, vấn đề quản trị doanh nghiệp bên cạnh vấn đề lợi ích tài chính của công ty doanh nghiệp. Việc gắn kết ESG vào công ty sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện được hành động đối với môi trường cũng như tạo được lợi thế cho mình trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài bởi vì ngày nay các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc thực hiện ESG. Để đẩy mạnh vấn đề này thì nên có các chính sách khuyến khích sử dụng báo cáo tích hợp, các cuộc thi báo cáo thường niên....Ngoài ra, có thể phát triển loại hình doanh nghiệp xã hội cũng như hình thức đầu tư có trách nhiệm.
C. KẾT LUẬN
Chính sách tăng trưởng Xanh có thể giúp các nước đang phát triển nói chung và VIệt Nam nói riêng đạt được các lợi ích kinh tế và xã hội về nhiều mặt, chẳng hạn như thông qua việc triển khai các công nghệ năng lượng sạch và cải thiện tiếp cận với các dịch vụ năng lượng; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua đầu tư và áp dụng sản xuất sạch hơn; đảm bảo an ninh lương thực thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp nông nghiệp bền vững và tiếp cận với các thị trường mới nổi nhờ các hàng hóa và dịch vụ “xanh” của họ. Tất nhiên, mỗi quốc gia phải tự đánh giá các nguồn cung cấp vốn của mình và xem xét khả năng để có thể tối ưu hóa cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tăng trưởng Xanh nếu được mở rộng và tích hợp vào chiến lược toàn diện, có thể tạo ra một con đường phát triển bền vững, mà ở đó sự phát triển - việc làm và người nghèo đều được quan tâm và coi trọng.
Với bài tiểu luận này, chúng em hy vọng đóng góp một chút kiến thức thu nhận được sau một quá trình nghiên cứu khoa học vào kho tàng các tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách hay giúp cho nhiều người có một cái nhìn tổng quát về “tăng trưởng Xanh”.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, chúng em cũng không thể tránh được một số thiếu xót về mặt kiến thức cũng như kĩ năng. Chúng em hy vọng các thầy cô giáo có thể góp ý và giúp đỡ để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn trong các bài nghiên cứu khoa học sau.
Chúng em cũng chân thành cảm ơn thạc sĩ Hoàng Bảo Trâm đã tận tình hướng dẫn để chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.