Một thực tế hiển nhiên là: có sự khác biệt khá lớn giữa cách thức vận hành nền kinh tế truyền thống - “kinh tế nâu” và nền kinh tế mới - “kinh tế xanh”.
Nền kinh tế nâu là nền kinh tế dựa trên các nguồn năng lượng hóa thạch, đã bộc lộ phát thải khí nhà kính, khủng hoảng biến đổi khí hậu, không đảm bảo an ninh năng lượng dẫn đến chiến tranh xung đột và chiến tranh, không đảm bảo an ninh lương thực...Trong khi đó, nền kinh xanh hay tăng trưởng xanh thì nó yêu cầu chú trọng đến các vấn đề môi trường, phát triển bền vững. Ở nước ta hiện nay, thì mức độ nâu đang lấn chiếm nền kinh tế. Đó là nước ta có công nghệ sản xuất lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng, chất lượng sản phẩm thấp, phát sinh nhiều khí thải, gây ô nhiễm môi trường. Khó khăn của nước ta đó là không biết thay đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế từ đâu, cách thức tiến hành như thế nào trong hoàn cảnh phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay. Hơn thế nữa, cơ chế quản trị của các doanh nghiệp nước ta vẫn đang trong tình trạng yếu kém, việc thay đổi chính sách quản lý, quản trị của mỗi công ty, doanh nghiệp để phù hợp với chính sách tăng trưởng xanh là hết sức khó khăn.
c. Về ngồn vốn cho việc thực hiện tăng trưởng xanh.
Tuy Việt Nam đã vượt được ngưỡng nghèo theo tiêu chuẩn thế giới tuy nhiên tích lũy quốc gia của chúng ta so với các nước phát triển, thậm chí là so với một số nước đang phát triển đang ở mức rất thấp. Chính vì thế, nguồn lực nhà nước nhằm đáp ứng, hỗ trợ cho các nguồn vốn, dự án tăng trưởng xanh là hết sức hạn chế và có thể không đáp ứng đủ. Ví dụ như, Dự án phát triển điện tái tạo từ bã mía của công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh tại Tân Châu (Tây Ninh) có công suất 12MW. Hiện
nay công ty có nhu cầu đầu tư thêm 10 triệu USD để nâng cao công suất lên 40MW và giảm lượng nguyên liệu sử dụng xuống từ 4.5 kg bã mía xuống 2kg cho một kW điện. Tuy nhiên, công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cũng như chưa có chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ giá bán điện nên dự án vẫn chưa được triển khai.
Ngoài việc chờ đợi nguồn vốn viện trợ hay cung cấp từ nhà nước, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính, hay các ngân hàng thương mại. Thị trường vốn của nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất cho vay tương đối cao, chình vì lẽ đó các doanh nghiệp muốn vay vốn đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng môi trường cũng ngại và khó khăn trong việc vay vốn. Việc vay vốn từ ngân hàng với lãi suất cao sẽ kéo theo chi phí sản xuất của doanh nghiệp bị đẩy lên một cách đáng kể, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Tình hình kinh tế khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp và ở nước ta thì hiện nay cạnh tranh bằng giá vẫn là phương thức chủ yếu nên việc giá thành sản phẩm cao không được các doanh nghiệp tán thành. Hơn nữa, các ngân hàng cũng có những quy trình thẩm định các dự án một cách nghiêm ngặt, các công ty có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm thì khó lòng được các ngân hàng cho vay vì khả năng sinh lợi của họ cũng thấp hơn.
Một vấn đề nữa là, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ nước ta đã có những chính sách là hạ thấp các tiêu chuẩn môi trường cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này mặc dù sẽ thu hút được nguồn vốn nhằm xây dựng đất nước, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng tới quá trình phát triển, tăng trưởng xanh của nước ta.