Về sự trợ giúp quốc tế

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế phát triển Thực trạng và giải pháp cho việc áp dụng tăng trưởng Xanh tại Việt Nam (Trang 25 - 26)

Khi triển khai áp dụng tăng trưởng xanh, Việt Nam sẽ đón nhận được những sự quan tâm và giúp đỡ của bạn bè quốc tế trong quá trình thực hiện. Tăng trưởng xanh đang là sự quan tâm, là xu thế của toàn cầu, việc áp dụng tăng trưởng xanh vào nền kinh tế sẽ nhận được rất nhiều sự đồng thuận của các quốc gia trên thế giới. Các nước đi trước với những mô hình thành công và bước đầu mang lại những hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn chính là một tiền đề, một chỗ dựa vững chắc cho những quốc

gia đi sau như Việt Nam. Chúng ta sẽ học hỏi được không ít những kinh nghiệm, bài học về cả sự thành công và thất bại từ các nước đi trước, sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè thế giới về vốn, công nghệ cũng như nguồn nhân lực hướng dẫn vận hành mô hình và công nghệ đó.

Ngày 11/4/2012, tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Việt Nam Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu, Năng lượng và Xây dựng Đan Mạch Martin Lidegard, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Cao Viết Sinh đã cùng Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam John Nielsen và Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Ha Chan Ho ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác ba bên về tăng trưởng xanh.

Ngày 11/10/2012, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà và Đại sứ Cộng hòa liên bang Đức tại Việt Nam – bà Jutta Frasch đã kí kết Hiệp định hợp tác tài chính trị giá 272 triệu euro nhằm thực hiện các dự án ưu tiên cho “kinh tế xanh” ở Việt Nam bao gồm các lĩnh vực: bảo vệ môi trường, năng lượng và đào tạo nghề.

Ngày 7/11/2012, Theo ông John Nielsen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, Chính phủ Đan Mạch đã quyết định tiếp tục viện trợ ODA cho Việt Nam đến năm 2015, và trong năm tài khóa 2012, Đan Mạch sẽ viện trợ cho Việt Nam 135 triệu USD, trong đó hơn 60% là vốn dành cho lĩnh vực tăng trưởng xanh. Trọng tâm trong lĩnh vực tăng trưởng xanh đến năm 2015 sẽ là 3 vấn đề: giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn nước và khả năng tiếp cận nước sạch cho các hộ nghèo; năng lượng gió và các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. (http://oda.mpi.gov.vn)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong giai đoạn 2012-2015, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng nguồn vốn ODA cho Việt Nam lên mức 1,2 tỷ USD thay cho mức gần 1 tỷ USD trong giai đoạn 2008-2011. Theo đó, 70% ODA của Hàn Quốc dành cho Việt Nam trong giai đoạn này sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là tăng trưởng xanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế phát triển Thực trạng và giải pháp cho việc áp dụng tăng trưởng Xanh tại Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)