CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. MÔ TẢ THỰC VẬT
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH
Theo bác sĩ Huỳnh Ngọc Tựng [18], các loài cây Đinh lăng được trồng ở Việt Nam đều dùng làm thuốc được, tuy nhiên, có một số loài cây Đinh lăng vẫn chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu một cách cụ thể về dược tính.
Trong số các cây thuộc chi Polyscias nêu trên thì cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms được nghiên cứu nhiều nhất về thành phần hóa học cũng như dược tính. Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu về dược tính trên các cây P.
filicifolia, P. guilfoylei, P. scutellaria, P. amplifolia, P. dichroostachya, P. fulva và P. murrayi.
1.3.1. Polyscias amplifolia (Baker) Harms
Chaturvedula v.s.prakash và cộng sự [51] đã cho biết ba hợp chất từ quả là:
acid 3-O-β-D-galactopyranosyloleanolic; acid 3-O-β-D-galactopyranosyl-(14)-β- D-galactopyranosyloleanolic và acid 3-O-β-D-galactopyranosyl-(14)-α-L- arabinopyranosyloleanolic có hoạt tính ức chế sự phát triển dòng tế bào ung thư buồng trứng A2780 ở người với giá trị IC50 là 6,7-10,8 g/ml.
1.3.2. Polyscias balfouriana Bail.
Theo Phan Quốc Kinh [59], thực phẩm chức năng với tên thương mại là CERATO, có bán trên thị trường với thành phần chứa là cao Tật lê, cao Dâm dương
N O
OH
HO OH O
H
1'
3' 5'
6 ' 7
15' 16'
1
3 5 6
7
O 8
HO
OH HO
OH
3'' 1'' 5'' 6''
18
N O
OH
HO OH HO
H
1'
3' 5'
6' 7
15 ' 16'
1
3 5 6
7 1 0 8
18
(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R)-2'- Hydroxypalmitoylamino]- 8-octadecene-1,3,4-triol (61)
(2S,3S,4R,8E)-1-O--D-Glucopyranosyl-2- [(2'R)-2'-hydroxypalmitoylamino]-
8-octadecen-1,3,4-triol (62).
6 6
hoắc và cao Đinh lăng lá tròn (P. balfouriana) có tác dụng giúp nam giới bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng, giảm đau mỏi lưng gối, ù tai, di tinh, mộng tinh. Sản phẩm này đã được Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thành Vinh nghiên cứu và sản xuất dựa vào công thức của Genix (sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ và Tây Âu), nhưng cải biến một thành phần của Genix để CERATO có hoạt tính cao hơn, mạnh hơn, đó là thay thế cao Đinh Lăng - Polyscias fruticosa bằng cao Đinh Lăng lá tròn - Polyscias balfouriana.
Dịch trích butanol của lá và rễ cây P. balfouriana đều có tác dụng chống loét khi thử nghiệm trên chuột, trong đó, dịch trích butanol từ lá có tác dụng mạnh hơn dịch trích từ rễ [53].
1.3.3. Polyscias filicifolia Balf.
- Dịch trích từ sinh khối của tế bào cây Polyscias filicifolia có khả năng kháng rất mạnh chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus và kháng yếu với 3 chủng:
Micrococcus flavus, Streptococcus pyogenes và Streptococcus agalatiae [26,30].
-Dịch trích 40% etanol từ sinh khối của những tế bào nuôi cấy của cây Polyscias filicifolia áp dụng lên giống Salmonella typhimurium TA 98 và TA 100 cho hoạt tính mạnh về kháng đột biến gen [25].
- Rượu thuốc từ cây Polyscias filicifolia có tác dụng bảo vệ và phục hồi quá trình tổng hợp protein khi tim heo thiếu oxygen [38].
1.3.4. Polyscias fruticosa (L.) Harms
Cây Đinh lăng có tác dụng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với một số yếu tố như: kiệt sức, nóng,…[2]
Các thí nghiệm trên chuột cho thấy cây Đinh lăng có khả năng làm tăng tiết niệu gấp trên năm lần so với bình thường, làm tăng sức đề kháng của chuột đối với các bức xạ siêu cao tầng, kéo dài thời gian sống của chuột bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium berghei, làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét cloroquin
[11,19]
.
Cây Đinh lăng có tác dụng tăng lực, tăng cân và bổ khi thí nghiệm trên chuột
và người [1,9,10].
Thực nghiệm trên người cho thấy, cây Đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể thao [9].
Khác với Nhân sâm, Đinh lăng không làm tăng huyết áp [2,19].
Năm 1985, Ngô Ứng Long và cộng sự [10,11] đã nghiên cứu độc tính của Đinh lăng cho thấy liều gây chết LD50 của Đinh lăng theo đường tiêm phúc mạc là 32,9 g/
1kg chuột. Kết quả cho thấy với liều uống hàng ngày 60 g/1kg, sau 3 ngày có hiện tượng chuột chết, như vậy, Đinh lăng là thuốc ít độc. Nếu so sánh với Nhân sâm về giá trị LD50 cùng đường tiêm phúc mạc thì Đinh lăng ít độc kém 3 lần.
Đinh lăng giúp cơ thể người bị suy mòn nhanh chóng hồi phục, ăn ngon, ngủ tốt [2]. Dùng Đinh lăng nấu nước uống hàng ngày như thuốc bổ. Các hợp chất polyacetylen như (8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3,10-diol trích được từ cây Panax vietnamensis và Polycias fruticosa cho thấy có hoạt tính kháng chủng khuẩn Gram dương, kháng nấm Candida albican nhưng không kháng được chủng khuẩn Gram âm [40].
Năm 2001, Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự [8] đã dùng chuột nhắt trắng để thử nghiệm tác dụng chống trầm cảm và stress của Đinh lăng. Kết quả cho thấy cao Đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm và phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn bởi stress, ở liều 45-180 mg/kg thể trọng, khoảng liều này cũng có tác dụng khác như tăng lực, kích thích hoạt động của não bộ và nội tiết, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm và xơ vữa động mạch.
Dịch chiết cồn của rễ Đinh lăng được nuôi cấy mô trong 6 tháng đã thể hiện tác dụng tăng lực dài ngày, chống stress nóng và kháng viêm thực nghiệm tương tự như dịch chiết cồn của rễ cây Đinh lăng 5 năm tuổi trồng trong điều kiện tự nhiên
[5].
Dùng 50g lá tươi (hoặc 30g lá đã được sao nóng, hoặc 12-20 g thân rễ tươi được sao nóng với gừng) nấu nước uống hàng ngày để bồi bổ sức khỏe [18].
Theo dân gian, Đinh lăng được dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, làm thuốc lợi tiểu và chống độc. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có Đinh lăng [1,2,4].
Chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: Rễ Đinh lăng phơi khô thái mỏng, 0,50 g thêm 100 ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau tức ngực, nước tiểu vàng: Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30 g, lá hoặc vỏ chanh 10 g, vỏ quýt 10 g, lá tre tươi 20 g, cam thảo đất 30 g, rau má tươi 30 g, me chua đất 20 g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250 ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Lợi sữa: Lá Đinh lăng tươi 50 – 100 g, bong bóng lợn 1 cái, băm nhỏ, trộn với gạo nếp, nấu cháo ăn. Hoặc rễ Đinh lăng tươi 30 - 40 g, thêm 500 ml nước, sắc còn 250 ml, uống nóng, ngày uống 1-2 lần, uống trong 2 – 3 ngày.
Chữa đau tử cung: Cành và lá Đinh lăng sao vàng, sắc uống như chè.
Chữa mẫn ngứa do dị ứng: Lá Đinh lăng 80 g, sao vàng, sắc uống, dùng trong 2 -3 tháng.
Lá Đinh lăng phơi khô đem lót gối hoặc trải giường cho trẻ em nằm giúp phòng bệnh kinh giật.
Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm săn, dùng trong điều trị sốt.
Ở Campuchia, người ta dùng lá phối hợp với các cây thuốc khác làm bột hạ nhiệt, thuốc giảm đau. Lá dùng xông để ra mồ hôi và chữa chứng chóng mặt, dùng tươi giã nát đắp ngoài trị viêm thần kinh khớp và vết thương. Lá nhai nuốt với chút phèn giúp trị hóc xương cá.
1.3.5. Polyscias guilfoylei Bail.
Dịch trích nước và dịch trích diclorometan của lá cây đinh lăng trổ có khả năng quyến rũ ruồi trái cây [35].
1.3.6. Polyscias murrayi Harms
Một số dẫn xuất của acid 3-(4-hydroxyphenyl)propanoic được cô lập từ cây Polyscias murrayi như 3-(4-hydroxyphenyl)propionylcholine; acid 3,4 –di-O-3- (4-
hydroxyphenyl)-1,5-dihydroxypropionylcyclohexancarboxylic; acid 3,5–di-O-3-(4- hydroxyphenyl)-1,4-dihydroxypropionylcyclohexancarboxylic và acid 3- (4-hydroxyphenyl)propanoic có khả năng ức chế hoạt tính xúc tác của men Itk (interleukin-2-inducible T-cell) [42].
1.3.7. Polyscias scutellaria Merr
Cao trích có chứa saponin của cây Polyscias scutellaria áp dụng trên chuột albino cho thấy có khả năng làm vết thương nhanh lên da non [24].