Tham gia trong phát triển ngày nay được thấy hầu hết trên toàn thế giới, không phải là nhất thời mà do bởi tính hiệu quả của tham gia trong những dự án phát triển. Tham gia có những thuận lợi cơ bản như sau:
Hiệu quả: Khi người dân tham gia tức là nhận trách nhiệm trong nhiều hoạt động khác nhau thì đảm bảo rằng họ sẽ sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có. Ngoài ra, khi người dân và các cơ quan khác làm việc cùng nhau để nhằm đạt được mục tiêu chung thì sẽ mang lại lợi ích hơn cho dự án.
Tuy nhiên, việc người dân nhận lãnh trách nhiệm cũng có thể làm cho Nhà nước và các cơ quan khác chuyển gánh nặng sang họ, và cung cấp cho họ ít tài nguyên hơn
Hiệu lực: Thiếu sự tham gia của người dân là một trong những nguyên nhân chính làm cho các dự án thất bại, kém hiệu quả. Sự tham gia của người dân có thể làm dự án hiệu quả hơn bằng cách trao cho họ quyền quyết định về mục tiêu và chiến lược, và bằng sự tham gia trong thực hiện, sẽ đảm bảo việc sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả.
Tự lực: Với sự can dự của người dân địa phương, ngoài việc phá bỏ tư tưởng phụ thuộc còn giúp họ tăng cường nhận thức, tự tin, và kiểm soát tiến trình phát triển. Thật ra, sự can dự của họ vào việc ra quyết định, thực hiện và giám sát sẽ giúp phát triển nguồn nhân lực địa phương.
Bao quát: Những can thiệp phát triển nhằm nâng đỡ thành phần yếu kém trong xã hội. Tuy nhiên, hầu hết dự án phát triển chỉ thành công một phần vì lợi ích thường dồn vào những người không nghèo, thành phần quý tộc và quyền lực. Sự tham gia của người dân có thể đảm bảo lợi ích đến đúng nhóm mục tiêu (target group). Hơn nữa, sự điều hành hiệu quả có thể đảm bảo rằng nguồn lực sẽ đến những thành phần yếu kém trong xã hội.
Bền vững: Kinh nghiệm cho thấy rằng những dự án được hỗ trợ từ bên ngoài (do cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan tài trợ) thường bị thất bại khi cơ quan tài trợ ngưng sự giúp đỡ. Sự tham gia của người dân được xem là tiên quyết cho những hoạt động được tiếp tục. Sự can dự của người dân và việc sử dụng nguồn lực địa phương tạo ra một ý thức sở hữu, điều này rất quan trọng cho sự bền vững ngay cả sau khi ngưng cấp kinh phí.
4.2. Yếu tố để thúc đẩy sự tham gia
• Tuân thủ các nguyên tắc hành động phát triển cộng đồng
• Có kỹ năng về các phương pháp, công cụ tạo thuận lợi cho sự tham gia
• Tôn trọng văn hóa và giá trị cộng đồng
• Tác viên cộng đồng và cán bộ địa phương phải thật sự gần gũi, lắng nghe dân
• Công khai hoá các hoạt động liên quan đến dân để họ biết một cách
• Những thiết chế và cơ chế để qua đó người dân có thể phản hồi ý kiến trực tiếp hoặc qua người đại diện của mình.
• Ngoài ra, việc gắn cấp cơ sở vào tiến trình ra quyết định và lập kế hoạch, kết hợp với tư vấn ý kiến của UBND và các đoàn thể đang hỗ trợ cho tiến trình dân chủ hoá đã và đang thực hiện tại Việt Nam.
Nghị định 29/1998/NĐ-CP, tháng 5, 1998, Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Chương III, Điều 6 và Chương IV, Điều 9.
Chương III. Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
Điều 6. Nhân dân ở xã, thôn, làng, ấp, bản và quyết định trực tiếp những công việc chủ yếu sau:
1. Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường học, trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hoá, thể thao…)
2. Lập thu, chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật
3. xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội
4. Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản phù hợp với pháp luật của Nhà nước
5. Thành lập ban giám sát công trình xây dựng do dân đóng góp 6. Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh
Chương IV. Những việc dân bàn, tham gia ý kiến, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân quyết định
Điều 9. Những việc chủ yếu đưa ra dân bàn hoặc tham gia ý kiến trước khi Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân quyết định (hoặc trình các cấp có thẩm quyền quyết định) gồm có:
1. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội dài hạn, hàng năm của xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động
2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việc quản lý sử dụng có hiệu quả quỹ đất công ở địa phương
3. Dự thảo quy hoạch khu dân cư và đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới. Kế hoạch và dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý
4. Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã, đề án chia, tách, thành lập thôn, làng, ấp, bản.
5. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình quốc gia về y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường
6. Chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng 7. Giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân xã
8. Những việc khác Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thấy cần thiết