Chương 5. AN TOÀN VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
5.3. Điều kiện sản xuất của công ty
Công nhân làm việc ở các lò sấy lạp xưởng, các nồi nấu hấp, thanh trùng ở phân xưởng thịt nguội,... thường xuyên tiếp xúc với các điều kiện khí hậu nóng gây cảm giác khó chịu và các bệnh khô da, thiếu nước, bệnh hô hấp... .Do vậy Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe cho công nhân: trang thiết bị điều hòa không khí, thông gió nhằm tạo điều kiện làm việc thoáng mát, thoải mái... để khắc phục khí hậu nóng, đồng thời quy định chế độ làm việc nghỉ ngơi thích hợp.
Công nhân kho lạnh, vận chuyển thành phẩm vào cấp đông hoặc nhận nguyên liệu thịt từ kho lạnh thì tiếp xúc thường xuyên với khí hậu lạnh nên được trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ cá nhân: quần, áo, giày, ủng, mũ chống lạnh, kính đeo mắt để bảo vệ mắt nhằm ngăn ngừa các bệnh: hen, suyễn, bệnh khớp, bệnh về viêm cơ...
5.3.2. Đề phòng chất độc hại
Công nhân phối trộn gia vị, hoá chất, KCS thường xuyên tiếp xúc với các chất phân giải, chất bảo quản, các loại thuốc diệt côn trùng, sát trùng... là nguồn gây nhiễm các chất độc hại nên được trang bị các thiết bị phòng hộ cá nhân cũng như kiến thức cơ bản về cấp cứu khi bị ngộ độc. Ngoài ra còn áp dụng các biện pháp y tế, khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân.
5.3.3. Đề phòng bệnh nghề nghiệp
Công nhân làm việc ở các khâu tiếp xúc với các máy xay thịt, máy cắt... dễ bị bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn và chấn động của máy móc, thiết bị gây ra: lãng tai, điếc, các bệnh về mắt. Do đó người vận hành các máy phải sử dụng nút bịt tai, che tai chống ồn.
95
Công tác thông gió và chiếu sáng được thực hiện tốt ở xí nghiệp bằng cách bố trí các quạt thông gió và hệ thống đèn chiếu sáng để đảm bảo ánh sáng cần thiết khi làm việc, nhằm hạn chế các bệnh về mắt, tránh mệt mỏi, căng thẳng nhức mắt.
5.3.4. An toàn lao động
Mọi người trong công ty phải tuân theo quy định an toàn lao động do giám đốc ban hành:
- Sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ
- Trang bị áo lạnh đối với công nhân làm việc ở kho lạnh.
- Trang bị khẩu trang, khăn tay, tạp dề, giày ống cho công nhân phân xưởng sản xuất.
- Trang bị khẩu trang, giày ống cho công nhân vệ sinh chuồng trại.
- Chấp hành và tuân thủ bàn giao ca, ký nhận, kiểm tra nghiêm túc.
- Thực hiện đúng quy tắc an toàn lao động thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Phải có rào chắn, bao che bộ phận truyền động vận tốc cao, các thiết bị điện phải có rơle bảo vệ.
- Mỗi công nhân có trách nhiệm quản lý và bảo quản thiết bị của mình. Không tự vận hành điều chỉnh thiết bị ở khâu khác.
- Không đùa giỡn khi làm việc, sàn đứng phải có khía cạnh để tăng ma sát, tránh trơn trượt. Sàn nhà phải rửa bằng nước sạch.
- Chấp hành tốt các định kỳ bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh nhà xưởng, khi có sự cố phải báo cáo ngay để kịp thời sửa chữa.
5.3.5. Phòng cháy chữa cháy
Nguyên nhân gây cháy
Các nguyên nhân gây cháy thường gặp gồm có:
Cháy do con người: vi phạm quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy, sơ suất do thiếu ý thức, đốt phá hoại, tham ô, trộm cắp, tư thù…
Thiên tai: bão, sét gây đứt đường dây điện.
96
Hoá chất tự cháy.
Phòng Cháy
VISSAN có trên 90% năng lượng là điện. Vì vậy việc quản lý nguồn điện trong sản xuất, sinh hoạt phải được kiểm tra thường xuyên hàng ngày, hàng tuần:
Nếu quá tải phải lắp thêm phụ tải.
Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa đường dây định kỳ
Mỗi người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc phòng cháy chữa cháy, mọi người phải hiểu được chất cháy là chất gì, dùng chất gì để chữa cháy.
Chữa cháy
Khi có đám cháy xảy ra thì việc cần làm là:
Khi có cháy thì phải thông báo cho mọi người xung quanh. Ngắt điện, thông tin cho lãnh đạo, đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp.
Dùng các bộ phận tự có để chữa cháy.
Tổ kỹ thuật: cúp điện, đèn, nắm rõ máy móc, thiết bị sử dụng để phòng và chữa cháy.
Đưa tài sản ra ngoài.
Tổ cứu thương: gọi trung tâm cấp cứu, y tế.
Bảo vệ: không cho người lạ vào.
Lãnh đạo báo cho lực lượng chữa cháy: đường đi nguồn nước, công tác chữa cháy, giữ nguyên hiện trường để kiểm tra.
Tóm lại: Để phòng cháy chữa cháy tốt thì mọi người cần phải tuân thủ các quy định của phòng cháy chữa cháy như sau:
Phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể nhân viên và kể cả khách hàng.
Lực lượng phòng cháy chữa cháy luôn bồi dưỡng nghiệp vụ cảnh giác với mọi khả năng gây cháy, sẵn sàng chữa cháy kịp thời. Khi phát hiện cháy phải hô to, đánh kẻng báo động và báo ngay cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
97
Cấm không dùng lửa đun nấu, hút thuốc nơi sản xuất, nơi dễ cháy.
Thực hiện tốt các nguyên tắc dùng điện:
Không dùng dây đồng, kẽm, giấy bạc để thay cầu chì.
Không câu móc điện trực tiếp vào ổ cắm.
Không để vật dễ cháy, đồ dùng cá nhân gần điện…
Không sinh hoạt, ăn ngủ, để đồ cá nhân nơi sản xuất và kho thành phẩm.
Không để xe, vật dụng cản trở lối đi.
Không hàn cắt kim loại, các vật dễ bốc cháy.
Phải vệ sinh thường xuyên.