CHỮA BỆNH TÂM THẦN
3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, bệnh nhân và phụ giúp bác sĩ làm các kỹ thuật - Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau khi làm kỹ thuật
3.1 Sốc điện (ECT: Electro-Convulsive-Therapy)
Sốc điện ở bệnh nhân tâm thần
- Sốc điện là đưa một dòng xung điện ngoại lai qua não, dòng điện này cộng hưởng với dòng điện của não làm quá ngưỡng hoạt động của các tế bào thần kinh thùy trán hoặc thùy thái dương, tạo ra cơn co giật kiểu động kinh và một tình trạng hôn mê ngắn, xóa đi toàn bộ chức năng hoạt động tâm thần được hình thành trong quá trình sống cũng như các rối loạn tâm thần được hình thành trong quá trình bị bệnh, sau khi sốc điện các chức năng hoạt động tâm thần bình thường được phục hồi trở lại.
- Năm 1938, hai bác sỹ người Ý là L. Bun và U. Cerletti đã sáng chế ra máy sốc điện, máy có khả năng chỉnh lưu dòng điện thông thường thành dòng điện có hiệu điện thế từ 80 - 120 volts cường độ từ 50 - 150 miliampere để dòng điện qua não đủ gây cơn động kinh mà không làm tổn thương mô não và cơ thể. Ngày nay, người ta sử dụng máy sốc điện với dòng điện có cường độ và hiệu điện thế nhất định nên rất an toàn cho người bệnh.
Chỉ định sốc điện
- Trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát.
- Tâm thần phân hệt thể căng trương lực, thể paranoid, phân hệt cảm xúc.
189
- Trạng thái hoang tưởng dai dẳng.
- Trạng thái kích động dữ dội, hưng cảm kéo dài.
- Các trường hợp có chống chỉ định dùng thuốc hướng thần hoặc sử dụng thuốc hướng thần không có kết quả.
- Các trường hợp từ chối ăn uống.
- Hội chứng suy nhược thần kinh có mất ngủ kéo dài, điều trị lâu ngày không có kết quả.
Chống chỉ định sốc điện - Tăng áp lực nội sọ.
- Các bệnh nhiễm khuẩn đang trong giai đoạn cấp tính.
- Bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tìm mới, rối loạn dẫn truyền, phình động
mạch chủ và động mạch não, xơ cứng động mạch não, cao huyết áp, suy mạch vành.
- Bệnh hô hấp nặng có thể gây hôn mê: suy hô hấp cấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Bệnh gan - thận, cường giáp trạng.
- Bệnh tăng nhãn áp.
- Dị tật cột sống, lao cột sống, chấn thương cột sống.
- Các bệnh về xương, khớp như: thưa xương, viêm xương.
- Phụ nữ đang thời kỳ hành kinh và thai ngắt.
- Trẻ em dưới 16 tuổi và người già yếu trên 60 tuổi.
Liều lượng
- Điều trị tấn công: một ngày một lần, một đợt từ 8 - 10 lần.
- Điều trị củng cố: một tuần hai lần trong 3 tuần.
3.1.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Kiểm tra lại máy sốc, điện cực, dây diện một lần nữa trước khi sốc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân và nhân viên y tế.
- Quan sát lại xem phòng sốc điện đã đầy đủ các phương tiện và dụng cụ để tiến hành sốc điện:
+ Bình oxy, máy hút đàm nhớt và dung cụ cấp cứu, thuốc cấp cứu.
+ Paste để bôi vào điện cực (nếu không có Paste có thể dùng nước muối 0,9%
tẩm vào gạc để thay).
+ Gạc hoặc băng cuộn để ngáng lưỡi tránh tụt lưỡi, cắn vào lưỡi.
+ Gối kê lưng, khăn mặt để lau đờm nhớt cho bệnh nhân.
3.1.2 Chuẩn bị bệnh nhân
- Giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân yên tâm.
- Dặn bệnh nhân nhịn ăn trước khi sốc điện ít nhất là 3 giờ để tránh tình trạng thức ăn trào ngược vào đường hô hấp.
- Bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi sốc.
- Tháo răng giả (nếu có), tháo các đồ trang sức trên người bệnh nhân để đề phòng tai biến có thể xảy ra.
- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp của bệnh nhân trước khi sốc điện. Nếu thấy bất thường phải báo cáo ngay với thầy thuốc.
- Tuyệt đối không cho người nhà vào phòng sốc điện, dặn họ chờ ở ngoài đến khi bệnh nhân tỉnh mới cho vào tiếp xúc.
3.1.3 Phụ giúp bác sĩ làm sốc điện
- Thông thường một kíp sốc điện ít nhất là 3 người: bác sĩ chỉ huy chung và bấm máy. Một người phụ giữ vai bệnh nhân và điều chỉnh ngáng lưỡi trong khi sốc.
Một người phụ giữ điện cực đặt vào hai bên thái dương của bệnh nhân.
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên giường một cách thoải mái, kê gối thấp dưới lưng bệnh nhân để đề phòng tai biến trật cột sống khi bệnh nhân lên cơn co giật, cởi cúc áo ở cổ, thắt lưng quần, đặt cuộn gạc vào giữa hai hàm răng bệnh nhân để cho khỏi cắn vào lưỡi, bảo bệnh nhân nhắm mắt lại, hai tay để thẳng dọc theo hai bên hông.
- Bôi Paste vào hai cực, sau đó đặt hai điện cực vào hai bên thái dương bệnh nhân.
- Bác sĩ điều chỉnh các thông số của máy sốc cho phù hợp với bệnh nhân, cắm điện vào máy sốc, bấm nút điện trên máy sốc điện trong khoảng thời gian từ 0,2 - 1 giây.
- Người phụ giữ hai vai, khớp gối, khớp hàm bệnh nhân, để các chi ở tư thế thoải mái để đề phòng gãy xương, trật khớp.
- Khi bệnh nhân hết cơn co giật thì rút gối ở lưng ra và kê gối lên đầu cho bệnh nhân, đặt đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên, rút ngáng lưỡi. Nếu còn đờm dãi thì lấy khăn mặt lau sạch cho bệnh nhân và kiểm tra xem bệnh nhân có bị xây xát không ?
- Sau sốc điện để bệnh nhân ở phòng thoáng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, đếm nhịp thở và theo dõi từ 30 phút đến 1 giờ.
- Thông thường sau cơn co giật bệnh nhân có rối loạn ý thức trong một thời gian ngắn và sau đó bệnh nhân sẽ ngủ. Nhưng có một số trường hợp bệnh nhân sau làm sốc điện còn ở trong tình trạng ú ớ quờ quạng, lúc này bệnh nhân không biết gì nên phải giữ bệnh nhân nằm yên tại giường cho đến khi bệnh nhân tỉnh hoàn toàn mới thôi để tránh tai biến.
- Thu dọn dụng cụ, máy móc.
3.1.4 Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau khi làm sốc điện
- Tỉ lệ tử vong do sốc điện ước tính là 1/50.000 trường hợp, chủ yếu do các biến chứng về tìm mạch.
- Nếu chuẩn bị tốt, chỉ định đúng, tiến hành đúng thao tác thì sẽ không xảy ra những tai biến do sốc điện (gãy xương, trật khớp, ngừng thở lâu …). Khi có tai biến xảy ra thì phải tiến hành xử trí kịp thời.
- Trật khớp vai, khớp thái dương hàm, khớp háng…..phải nắn vào đúng phương pháp và kịp thời.
- Gãy xương do co giật và giữ bệnh nhân không đúng tư thế. Xử trí: cố định ngay xương gãy.
- Gãy răng, răng rụng rơi vào khí quản hoặc thức ăn trào ngược lên đường thở do chuẩn bị bệnh nhân chưa tốt. Xử trí: mở khí quản cấp cứu trong trường hợp ngừng hô hấp do phản xạ, dị vật rơi vào đường thở.
- Ngừng thở lâu do ức chế hô hấp: ấn nhẹ vào vùng trên rốn phía dưới lồng ngực (ép cơ hoành) vài lần để kích thích vòng hoành giúp bệnh nhân thở lại. Thông thường ấn vài lần là bệnh nhân có thể thở được bình thường. Nếu ngừng thở kéo
dài hơn thì phải hô hấp nhân tạo hoặc thở yếu thì cho thở ôxy đồng thời dùng thêm thuốc trợ hô hấp.
- Nếu bệnh nhân có trạng thái lú lẫn hoặc vật vã, quờ quạng thì phải giữ bệnh nhân tại giường cho đến khi bệnh nhân tỉnh hẳn mới thôi.
- Nếu bệnh nhân ra đờm dãi nhiều phải lau sạch cho bệnh nhân và đặt đầu nghiêng sang một bên. Nếu bệnh nhân có nhiều mồ hôi phải lau sạch và thay quần áo cho bệnh nhân.
- Kiểm tra lại mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở của bệnh nhân, nếu thấy bất thường phải báo ngay thầy thuốc để xử lý.
- Ngoài ra, sau khi sốc điện bệnh nhân có thể nhức đầu, đau lưng, mỏi các khớp, giảm trí nhớ, mệt mỏi… cần phải giải thích cho bệnh nhân và người nhà yên tâm và các triệu chứng trên sẽ mất dần sau một thời gian ngừng sốc điện (rối loạn trí nhớ gặp ở 75% bệnh nhân, thường sau 6 tháng trí nhớ mới phục hồi hoàn toàn).