CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HYSTERIA
4. Triệu chứng lâm sàng
4.1 Rối loạn chuyển di (rối loạn tâm căn với các biểu hiện cơ thể) 4.1.1 Định nghĩa
Đó là kết quả của một nhu cầu hay của một xung đột tâm lý chuyển thành một sự biến đổi hay một sự hạn chế ngoài ý muốn (vô thức) ở một chức năng cơ thể, chứ không phải là hậu quả của một tổn thương thực thể.
4.1.2 Đặc điểm
- Thường gặp ở tuổi trưởng thành (nhưng cũng có thể xảy ra ở tuổi nhỏ và người già).
- Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là: 1/2.
- Tiền sử gia đình: thường gặp ở những gia đình có người có rối loạn phân ly.
- Thường gặp hơn trong tầng lớp xã hội - kinh tế kém, trình độ văn hoá thấp.
4.1.3 Nguyên nhân Nguyên nhân sinh học
- Một biểu hiện kích thích vỏ não thái quá, phát động các cơ chế ức chế của hệ thống thần kinh trung ương ở thân não, và hệ thống hoạt hoá của cấu tạo lưới.
- Khuynh hướng trên tăng ở các bệnh nhân có một chấn thương thùy trán hoặc có các rối loạn thần kinh khác.
Nguyên nhân tâm lý
- Biểu hiện của một xung đột tâm lý vô thức bị đè nén. Có các nét nhân cách tiền bệnh lý, thường là nhân cách kịch tính.
- Xung động (tình dục hoặc xâm phạm) không được chấp nhận chuyển di thành triệu chứng. Các triệu chứng thường giống triệu chứng của một bệnh thực tổn có ở một trong số các thành viên của gia đình.
4.1.4 Các triệu chứng lâm sàng Các cơn cấp: chiếm hơn 50%.
- Có thể riêng biệt hoặc phối hợp với các biểu hiện khác.
- Cơn nói chung ngắn, liên quan trực tiếp với tình trạng xung đột (sang chấn).
- Biểu hiện thường gặp là:
+ Các cơn co giật kiểu động kinh, kiểu uốn ván, kiểu múa giật…
+ Các cơn ngất xỉu….
+ Các cơn cảm xúc: ý thức chỉ rối loạn một phần (trạng thái hoàng hôn).
Các cơn kéo dài: có thể biểu hiện riêng rẽ hoặc kết hợp.
Biểu hiện rối loạn vận động
- Liệt mềm hay liệt cứng, ở vị trí khác nhau: một chi hay nhiều chi, liệt lên mức tối đa ngay).
- Rối loạn phát âm: nói khó, nói lắp, không nói nhưng cơ quan phát âm thì bình thường.
- Rối loạn đứng và đi.
- Co cứng cơ, co thắt cơ.
- Các cử động bất thường: gật đầu, lắc đầu, nháy mắt….gặp nhiều nhất là run, run không có hệ thống, càng chú ý run càng tăng.
Biểu hiện rối loạn về giác quan
- Mù hysteria: mù đột ngột hoàn toàn. Đáy mắt và các chức năng khác của mắt vẫn bình thường..
- Điếc hysteria: cơ quan thính giác không thấy tổn thương, phản xạ thính-mi (+).
Biểu hiện rối loạn về cảm giác
- Tê, mất cảm giác ở các vùng trên cơ thể không phù hợp với chi phối của thần kinh cảm giác (mất cảm giác hình găng tay, hình bít tất chân….), ranh giới vùng rối loạn cảm giác rất rõ ràng.
- Tăng cảm giác đau, ở các vị trí khác nhau.
Biểu hiện rối loạn thực vật nội tạng
- Co thắt các cơ trơn và cơ vòng: khó thở, đau ngực, đau bụng, nhức đầu…..
- Nấc: do co thắt môn vị.
4.2 Rối loạn phân ly (rối loạn tâm căn với các biểu hiện tâm thần) 4.2.1 Đặc điểm chung: Các rối loạn phân ly thường gặp:
- Quên phân ly.
- Cơn trốn nhà phân ly.
- Rối loạn nhiều nhân cách.
- Rối loạn giải thể nhân cách.
Quên phân ly
- Gặp nhiều nhất trong các rối loạn phân ly.
- Thường xuất hiện sau một thảm hoạ hoặc sang chấn tâm lý trong chiến tranh.
- Nữ nhiều hơn nam.
- Thường ở thanh thiếu niên và người trẻ.
- Nguyên nhân: Khởi phát sau một sang chấn tâm lý.
Biểu hiện:
- Một trí nhớ đột ngột.
- Bệnh nhân ý thức được sự mất trí nhớ này.
- Chứng quên tuổi thơ (không nhớ gì nữa về tuổi thơ).
- Quên chọn lọc (tập trung vào một số sự việc có liên quan đến sang chấn).
- Có thể có hồi ức hư cấu và bịa chuyện nhẹ.
Tiến triển: Kết thúc đột ngột, ít tái phát.
Cơn trốn nhà phân ly - Hiếm.
- Thường gặp sau một thảm họa hoặc trong chiến tranh.
- Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ và tuổi khởi phát thường thay đổi.
- Lạm dụng rượu là một nhân tố thuận lợi.
Biểu hiện:
- Đột nhiên quên (phân ly) kết hợp với một chuyển di, bề ngoài có vẻ có mục đích, không lú lẫn, tự chăm sóc được, thường xa chỗ ở.
- Cũng có thể mất toàn bộ trí nhớ đối với các sự kiện của quá khứ và bệnh nhân không ý thức được về sự mất trí nhớ này.
- Có thể mang đặc tính cá nhân hoàn toàn mới, kỳ dị, thường trong vài ngày.
- Có thể có bối rối và rối loạn định hướng trong chuyến đi.
Tiến triển:
- Cơn thường ngắn trong vài giờ, nhưng có thể kéo dài hàng tháng, đi rất xa chỗ ở.
- Phục hồi tự phát và nhanh chóng.
- ít tái phát.
Rối loạn nhiều nhân cách
- Không phải là hiếm như quan niệm trước đây.
- Thường gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ.
- Nữ nhiều hơn nam.
Nguyên nhân:
- Do những đối xử tâm lý quá xấu trong tuổi thơ ấu.
- Tiền sử có các rối loạn co giật, được thấy ở 25% trường hợp.
- Không có các nguyên nhân thực tổn.
Biểu hiện:
- Tồn tại trên cùng một đối tượng nhiều nhân cách khác nhau, các hành vi và tư duy thay đổi phù hợp với nhân cách đang xuất hiện.
- Có sự chuyển đổi đột nhiên từ nhân cách này sang nhân cách khác.
- Nói chung đang ở nhân cách này thì quên nhân cách vừa diễn ra trước đó.
Tiến triển:
- Thường nặng và có khuynh hướng mạn tính.
- Hồi phục không hoàn toàn.
Rối loạn giải thể nhân cách (Cảm giác cơ thể và tâm thần biến đổi).
- Giải thể nhân cách đơn thuần và liên tục thì hiếm nhưng giải thể nhân cách từng giai đoạn cách quãng thì thường gặp.
- Hiếm thấy trên 40 tuổi.
- Thường gặp ở nữ.
Nguyên nhân: Sau sang chấn tâm lý nặng.
Những nhân tố thuận lợi: Các trạng thái lo âu, trầm cảm.
Biểu hiện:
- Cảm giác biến đổi về chính bản thân, về cơ thể và về hoạt động tâm thần, thấy không giống như trước nữa (thí dụ: đầu,tay, chân, các ngón, như quá lớn hay quá nhỏ).
- Tri giác về thực tại còn nguyên vẹn.
- Tri giác thời gian và không gian cũng bị biến đổi.