CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN Các giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội nộ đối với KHDN tại ngân 3.1. hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
3.1.3. Giải pháp cho mô hình và bộ chỉ tiêu chấm điểm rút gọn
Một số Phòng giao dịch, chi nhánh có số lượng NVTD hạn chế, số lượng khách hàng nhiều, để thu thập đầy đủ thông tin cho việc chấm điểm hết 53 chỉ tiêu mất nhiều thời gian. Do đó, sẽ dẫn đến tình trạng NVTD chấm điểm qua loa, đối phó làm cho kết quả chấm điểm và xếp hạng thiếu chính xác.
Phòng phân tích và quản lý tín dụng phụ trách kiểm tra chất lượng của kết quả chấm điểm và xếp hạng của các đơn vị. Tuy nhiên, trên thực tế phòng chỉ kiểm tra lại kết quả của những khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng với hạn mức lớn và những khách hàng quá hạn. Phòng không thể kiểm tra hết kết quả xếp hạng của tất cả các KHDN tại tất cả các đơn vị , vì muốn vậy, phải thẩm định lại tất cả các thông tin chấm điểm từng chỉ tiêu, mà việc này mất nhiều thời gian và số lượng nhân sự lớn.
Mô hình chấm điểm rút gọn được tác giả xây dựng nhằm hỗ trợ cho các PGD/CN có số lượng nhân sự hạn chế xếp hạng khách hàng một cách dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo kết quả tương đối chính xác. Nhưng quan trọng hiwn là hỗ trợ cho phòng phân tích và quản lý tín dụng kiểm tra được chất lượng của tất cả các kết quả chấm điểm và xếp hạng của các đơn vị.
Các chỉ tiêu trong mô hình chấm điểm xếp hạng được các chuyên gia nghiên cứu đưa ra, và VietBank đưa vào sử dụng dựa trên tư vấn của công ty kiểm Toán quốc tế East and Young. Vì vậy, mô hình rút gọn không thể thay thế cho mô hình đầy đủ mà chỉ hỗ trợ cho phòng phân tích và quản lý tín dụng kiểm tra chất lượng xếp hạng và một số trường hợp cần xếp hạng gấp mà hạn chế về mặt thời gian và nhân sự. Tuy nhiên, để có thể sử dụng kết quả hồi quy trong thực tế thì cần phải khắc phục những nhược điểm của mô hình.
Các chỉ tiêu tài chính là giống nhau ở các ngành nhưng tỷ trọng khác nhau tuỳ vào quy mô doanh nghiệp, các chỉ tiêu phi tài chính cơ bản giống nhau giữa các ngành nhưng cũng khác nhau về tỷ trọng khi xét đến loại hình sở hữu, và có thêm một số ngành có thêm một số chỉ tiêu riêng đặc trưng cho ngành đó. Do đó, ứng với mỗi một loại ngành nghề kinh doanh, quy mô, loại hình sở hữu doanh nghiệp có một bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính khác nhau. Do hạn chế về mặt thời gian và số liệu nghiên cứu, đề tài chỉ kiểm định và đưa ra mô hình hồi quy cho một trường hợp là KHDN thuộc ngành hoạt động thương nghiệp, có quy mô trung bình, thuộc loại hình DN khác.
Với kiến thức, kinh nghiệm và thông tin đầy đủ về bộ chỉ tiêu của tất cả các ngành nghề, quy mô, loại hình sở hữu doanh nghiệp, kết quả chấm điểm của tất cả các KHDN tập hợp từ các đơn vị, phòng phân tích và quản lý tín dụng có thể xây dựng được bộ chỉ tiêu rút gọn cho từng ngành nghề, quy mô, loại hình sở hữu của doanh nghiệp một cách chính xác hơn.
3.1.3.2 Giải pháp cho bộ chỉ tiêu rút gọn
Bộ chỉ tiêu rút gọn gồm 7 chỉ tiêu được rút ra từ kết quả hồi quy gồm 3 chỉ tiêu tài chính và 4 chỉ tiêu phi tài chính. Ưu điểm của bộ chỉ tiêu này là với số lượng chỉ tiêu ít sẽ dễ thu thập thông tin và tốn ít thời gian hơn nhiều so với bộ chỉ tiêu đầy đủ. Tuy nhiên, bộ chỉ tiêu rút gọn có nhược điểm là quá ít chỉ tiêu nên khi thu thập thông tin để cho điểm thì những thông tin thu thập phải đầy đủ, chính xác thì kết quả mới có độ tin
cậy cao, một sai lệch nhỏ trong điểm của một chỉ tiêu sẽ làm cho kết quả sai lệch nhiều.
03 chỉ tiêu tài chính bao gồm vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, lợi nhận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân NVTD lấy từ BCTC của doanh nghiệp, để những chỉ tiêu này chính xác NVTD nên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp BCTC đã kiểm toán, nếu BCTC không có kiểm toán NVTD phải xác định thêm thông tin từ những nguồn khác như cơ quan thuế, yêu cầu công ty cung cấp những chứng từ nội nộ liên quan đến 3 chỉ tiêu này, trực tiếp kiểm tra tình hình hàng tồn kho hiện tại, hiện trạng tài sản cố định, phỏng vấn trực tiếp kế toán, lãnh đạo công ty,...
04 chỉ tiêu phi tài chính, trong đó 2 chỉ tiêu tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân/dư nợ bình quân của doanh nghiệp tại VietBank và tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trung bình của DN trong 3 năm gần đây là hai chỉ tiêu tính toán được nên NVTD xác định tương đối đơn giản. Tuy nhiên, 2 chỉ tiêu quan hệ của ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản quản và các cấp bộ ngành có liên quan và khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới theo đánh giá của NVTD là 02 chỉ tiêu phụ thuộc nhiều vào chủ quan của NVTD. Vì vậy, cần có quy định bằng văn bản về cách thức, về nguồn tài liệu để thu thập thông tin liên quan đến 02 chỉ tiêu này.
Ví dụ: Chỉ tiêu quan hệ của ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản quản và các cấp bộ ngành có liên quan. NVTD cần xác định ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động có thuộc dạng ưu tiêu phát triển của địa phương hay không, các cơ quan chủ quản va bộ ngành liên quan có chính sách ưu đãi gì cho doanh nghiệp, trước đây và hiện tại doanh nghiệp có được đấu thầu các dự án lớn, có được các cấp tin tường giao cho các công trình dự án trọng điểm hay không? Về chỉ tiêu khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp, NVTD phải am hiểu về tình hình thị trường, kinh tế vĩ mô, thu thập thông tin chung của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Kiến nghị đối với Cơ quan quản lý nhà nước 3.2.
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc không thống nhất, thiếu sự tương đồng giữa hệ thống XHTDNB của các NHTM là do khung pháp lý. Hiện tại, chưa có văn bản nào chính thức quy định/định hướng cho các NHTM về việc xây dựng XHTDNB ngoại trừ 1 phần nhỏ được nêu tại điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”. Nội dung quy định về hệ thồng XHTDNB không có định nghĩa về Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà chỉ có một số nguyên tắc để xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mục đích hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng.
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế sẽ thay thế cho quyết định 493 từ ngày 01/06/2014. Nội dung quy định về XHTDNB tại điều 5 cụ thể hơn trong điều 7 quyết định 493 bao gồm định nghĩa hệ thống XHTDNB, nhiều nguyên tắc cụ thể hơn và mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài..
Tuy nhiên, những quy định này quá chung chung, sơ sài, chưa mang tính chất định hướng hoặc quy định khung chuẩn để các NHTM thực hiện. Do đó, việc triển khai mô hình XHTD ở các NHTM hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức riêng và khẩu vị rủi ro của từng Ngân hàng.
Vì vậy, NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ hơn để các
ra một lộ trình rõ ràng đảm bảo tất cả các NHTM đều phải tuân thủ, qua đó thúc đẩy công tác hoàn thiện hệ thống XHTDNB tại mỗi ngân hàng.