Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động XHTD NB

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN (Trang 91 - 97)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN Các giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội nộ đối với KHDN tại ngân 3.1. hàng TMCP Việt Nam Thương Tín

3.2.10. Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động XHTD NB

NHNN cần tăng cường công tác thanh tra giám sát việc thực hiện XHTD nội bộ cũng như công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

Giám sát kỷ luật hạch toán và tuân thủ các quy định về công tác tín dụng đã được thể hiện đầy đủ trong Sổ tay tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Kết luận chương 3

Từ những hạn chế của hệ thống XHTD của Vietbank được nêu ra ở Chương 2 thì tại Chương 3 luận văn đã đưa các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện như sau:

Về giải pháp cho VietBank

Trước tiên là nhóm giải pháp liên quan đến công tác quản trị điều hành như: Xây dựng chính sách khách hàng trên cơ sở XHTD, Tăng cường công tác đào tạo nhân viên về XHTD, Kiểm tra chất lượng thực hiện XHTD, phân quyền chức năng các phòng ban, ban hành Quy định về áp dụng BCTC, nâng cao chất lương công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ.

Nhóm giải pháp thứ hai là hoàn thiện hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp bao gồm: quy định về tài liệu chấm điểm phi tài chính; cải tiến chương trình chấm điểm như: Cho phép khai thác thông tin XHTD khách hàng khác chi nhánh/ Phòng giao dịch, xây dựng phần mềm hỗ trợ rà soát việc chấm điểm tín dụng, hỗ trợ nhập liệu trong quá trình chấm điểm, Cho phép nhập BCTC quý, phần mềm hóa sổ tay hướng dẫn chấm điểm XHTD; và hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm như thêm bộ chỉ tiêu khách hàng siêu nhỏ, thêm bộ chỉ tiêu khách hàng chưa có BCTC, điều chỉnh các xác định quy mô, hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Nhóm giải pháp thứ 3 là giải pháp cho mô hình chấm điểm rút gọn. Mô hình được xây dựng để hỗ trợ cho việc chấm diểm xếp hạng và kiểm tra chất lượng xếp hạng tại các đơn vị và đề xuất một số giải pháp để thu thập chính xác thông tin của các chỉ tiêu trong mô hình rút gọn

Về các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

Các kiến nghị đối với nhà nước bao gồm: Hoàn thiện khung pháp lý. tạo môi trường cho hoạt động XHTD phát triển, Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng của CIC, Xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, Hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam, Quy định về chế độ kiểm toán đối với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC, hình thành một hệ thống dữ liệu xếp hạng doanh nghiệp chung, khắc phục những hạn chế yếu kém về kỹ thuật và trình độ, tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện XHTDNB của các NHTM.

KẾT LUẬN

Với tầm quan trọng của hệ thống XHTDNB nói chung và hệ thống XHTDNB KHDN nói riêng đối với việc quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam hiện nay. Sau quá trình nghiên cứu cả về lý luận và khảo sát thực tế, đề tài: “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín” đã giải quyết được các vấn đề sau:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng KHDN tại VietBank, kết hợp so sánh hệ thống xếp hạng tín dụng KHDN của các NHTM khác như BIDV, VietComBank, Agribank, ACB,...,kết hợp với kinh nghiệm xếp hạng của các tổ chức lớn, có uy tín trên thế giới , bài nghiên cứu đã đưa ra những hạn chế từ đó có các giải pháp kiến nghị để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng KHDN tại VietBank.

Để nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra chất lượng XHTDNB KHDN, luận văn đã nghiên cứu sâu hơn về phương pháp xây dựng mô hình chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, tìm ra các chỉ tiêu đóng vai trò then chốt. Từ đó, thiết lập mô hình hồi quy xác định mối liên hệ giữa tổng điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp với điểm số các chỉ tiêu rút gọn.

Ngoài ra, bài nghiên cứu còn đưa ra các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước dựa trên những hạn chế hiện nay. Các kiến này có tính tổng quát, vĩ mô, có tác dụng định hướng và hỗ trợ cho việc thực thi hoạt động xếp hạng tín dụng được hiệu quả hơn.

Trong đó, quan trọng nhất là hoàn thiện khung pháp lý về XHTD và tạo môi trường minh bạch về thông tin cho nền kinh tế.

Là một nhân viên đang làm việc tại ngân hàng ở vị trí liên quan đến hoạt động tín dụng, tôi có điều kiện tìm hiểu, chứng kiến sự thay đổi và phát triển nhanh chóng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu “giải pháp hoàn

thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín” là cần thiết và mang ý nghĩa thiết thực.

Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro tín dụng trong tương lai. Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, các anh chị đồng nghiệp, các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến vấn đề này.

Xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Doãn Quốc Chinh (2010), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Vietcombank, Luận văn thạc sĩ kinh tế, TP.HCM.

2. Hay Sinh (2013), “Ước tính xác suất phá sản trong thẩm định giá trị doanh nghiệp”, Tạp chí Phát triển & hội nhập, (số 8), tr. 52-57.

3. Hà Văn Sơn (2010), giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Thống kê, TP.HCM.

4. Hoàng Ngọc Nhậm (2008), giáo trình kinh tế lượng, NXB TP.HCM.

5. Lê Tất Thành (2012), “Cẩm Nang Xếp Hạng Tín Dụng Doanh Nghiệp - Xếp Hạng Tín Dụng Doanh Nghiệp Và Ngành Xếp Hạng Tín Dụng Việt Nam ”, NXB Tổng hợp, TP.HCM.

6. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (2006), Quyết định số 8598/QĐ- BNC v/v Ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Hà Nội.

7. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (2010), tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp, Hà Nội.

8. Ngân hàng nhà nước, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội

9. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), “Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng”, Sổ tay tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà nội.

10. Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (2013) , Báo cáo tài chính năm 2012 của VietBank, Sóc trăng.

11. Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (2013) , Báo cáo tổng kết năm 2012 của hôi đồng quản trị VietBank, Sóc trăng.

12. Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Quyết định số 42/NVQĐ-PT&QLTD.11 ngày 14/02/2011 v/v Ban hành quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ tại VietBank, Sóc trăng.

13. Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (2011), Sổ tay chấm điểm khách hàng doanh nghiệp ban hành ngày 14/11/2011

14. Ngân hàng Việt Nam thương Tín (2012), Tài liệu nội bộ-Ấn phẩm của VietBank, Sóc Trăng.

15. Nguyễn Đức Hưởng (2012), Xếp hạng tín dụng góp phần đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

16. Trần Thị Thuý Hà (2011), Nghiên cứu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.

Tiếng Anh

17. Alman (2003), “the use of credit scoring Models and the importance of a creditculture”, New York University.

18. Alman, Edward I (2005), “An emerging market credit scoring system for corporate bonds”, NYU Stern school of business, NewYork.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)