Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về giải quyết nợ đọng BHXH

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ ĐỌNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 23 - 26)

Mục đích nghiên cứu là rút ra những bài học kinh nghiệm về cách thức tổ chức, quản lý thu BHXH của những nước đã thành công trên thế giới, và có thể áp dụng phù hợp với Việt Nam.

Tiêu chí chọn nước khảo sát:

- Chọn quốc gia có phương thức quản lý và tổ chức thực hiện BHXH tương đồng với Việt Nam.

Hiện nay trên thế giới có hai phương thức quản lý, thực hiện thu BHXH.

Phương thức thứ nhất, cơ quan thuế thực hiện thu BHXH, coi đóng BHXH là một loại thuế. Các quốc gia thực hiện theo phương thức trên là Anh, Canada, Thụy Điển, Đan Mạch. Phương thức tổ chức quản lý thứ hai, cơ quan thu BHXH là riêng, tách biệt với cơ quan thuế. Các nước thực hiện theo phương thức thứ hai là Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Việt Nam là quốc gia có cơ quan BHXH riêng biệt với cơ quan Thuế. Cơ quan BHXH được xác định là cơ quan thực hiện sự nghiệp của Nhà nước, trực thuộc Chính phủ.

- Chọn quốc gia đã thực hiện thành công chính sách BHXH về các mặt như:

thu BHXH, chi trả BHXH.

Hai quốc gia là Đức và Hàn Quốc đã thực hiện thành công chính sách BHXH cho NLĐ. Về phương thức tổ chức thu BHXH ở Đức và Hàn Quốc đều có cơ quan BHXH riêng biệt chỉ thực hiện chính sách BHXH.

1.7.2 Kinh nghim ca mt s quc gia 1.7.2.1 Kinh nghim ca Đức

Cộng hòa liên bang Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho NLĐ. Chính sách BHXH đã và đang thực hiện

thành công ở quốc gia này. Ở Đức, có cơ quan BHXH độc lập chỉ thực hiện nhiệm vụ về BHXH.

Hiện tại ở Đức, NLĐ và NSDLĐ có tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 19,9% tiền lương, tiền công.

Để công tác quản lý thu BHXH được hiệu quả, Đức đã xây dựng hệ thống giám sát NSDLĐ. Hằng năm kiểm tra tính tuân thủ khoảng 800 vụ việc, trong đó: 50% do các chuyên gia được đào tạo chuyên biệt của cơ quan BHXH liên bang Đức (DRV Bund) tiến hành, 50% do 14 cơ quan khu vực của DRV Bund tiến hành.

Đức đã tiến hành xây dựng 20 khu vực giám sát ở tất cả liên bang với số lượng nhân viên rất lớn 1.732 người, công tác quản lý hành chính được đặt tại 20 khu vực số giám sát viên là 309 người. Cơ cấu tổ chức tại mỗi khu vực giám sát gồm: giám đốc khu vực, thư ký, lãnh đạo nhóm (mỗi nhóm có từ 56 đến 100 giám sát viên).

Văn phòng của giám sát viên được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại do liên bang cung cấp như: máy tính nối mạng toàn hệ thống, điện thoại, ô tô… tất cả khoản chi phí này do liên bang chi trả. Ngoài nhiệm vụ giám sát NSDLĐ công tác quản lý hành chính bao gồm: quan hệ cộng đồng, đưa ra con số thống kê, báo cáo kiểm soát,… với các trường hợp nợ quá hạn chia làm hai loại là: trường hợp không cố ý sẽ yêu cầu nộp các khoản quá tháng, trường hợp cố ý sẽ yêu cầu nộp khoản quá hạn + 1% lãi suất mỗi tháng.

Các trường hợp giả mạo hồ sơ, gian lận, lao động bất hợp pháp và những trường hợp chủ ý phạm tội sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.7.2.2 Kinh nghim ca Hàn Quc

Hàn Quốc là một nước đang phát triển rất thành công về kinh tế. Từ một nước rất nghèo năm 1960, đến cuối thế kỷ 20 đã được xếp vào những nước OECD (một trong số các tiêu chí là thu nhập đầu người phải ít nhất 10000 USD/năm).

Hàn Quốc là cũng là quốc gia có cơ quan BHXH tách riêng với cơ quan thuế.

Cơ quan quản lý về BHXH là tổ chức xã hội thuộc Bộ lao động cung cấp các dịch vụ liên quan tới lao động và việc làm thuộc diện BHXH và phúc lợi xã hội.

Việt Nam có điểm tương đồng với Hàn Quốc là cùng có chính sách BHXH triển khai muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới. Nhưng hiện nay hệ thống an sinh xã hội nói chung, hệ thống BHXH nói riêng của Hàn Quốc thực hiện khá thành công và toàn diện. Về BHYT, Hàn Quốc đã thực hiện được chính sách BHYT toàn dân; còn về BHXH, diện bao phủ rộng khắp mọi đối tượng là NLĐ làm việc trong mọi thành phần kinh tế.

Về mặt BHXH, Về quản lý nợ đọng BHXH cơ quan BHXH ở Hàn Quốc thực hiện như sau:

Về phía cơ quan BHXH: Khuyến khích đóng các khoản nợ đọng BHXH trong năm hiện tại thông qua các hình thức gọi điện, gặp trực tiếp sau đó là gửi thư thúc giục đơn vị nợ BHXH. Thời gian được tính từ ngày công văn nhắc nhở tới các đơn vị sử dung lao động đến hạn cuối cùng đóng BHXH được ghi trong công văn. Việc thu các khoản nợ này trước tiên tập trung vào các doanh nghiệp có số tiền nợ nhiều và thời gian nợ kéo dài. Trong các trường hợp quá thời hạn quy định trụ sở chính của cơ quan BHXH sẽ lên danh sách các đơn vị này tiến hàn truy vấn tài sản trên toàn quốc như bất động sản, phương tiện đi lại, nhà xưởng máy móc… với sự trợ giúp của các cơ quan liên quan như bộ đất đai, giao thông.

Bên cạnh đó, cơ quan BHXH tại trụ sở chính và văn phòng chi nhánh cũng khuyến khích các đơn vị sử dụng lao đông, NLĐ đóng BHXH trao đổi thông tin giữa các cán bộ chuyên trách thông qua các bài thuyết trình thực tiễn hiệu quả do văn phòng chi nhánh thực hiện trước thời hạn tuyên truyền phổ biến chính sách về BHXH để người dân hiểu biết về BHXH đồng thời cung cấp các biện pháp tốt phục vụ cho đơn vị sử dụng lao động chuyển tiền tự động, thuận tiện.

Mở các khóa đào tạo công việc nhằm nâng cao nghiệp vụ của các cán bộ phụ trách nợ đọng BHXH từ đó cho phép các học viên làm thế nào để xử lý vụ việc hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể. Với các phương pháp như trên số nợ của Hàn Quốc đã giảm liên tiếp trong 4 năm từ 686 triệu USD (năm 2006) xuống 498 triệu USD (năm 2009).

1.7.3 Bài hc kinh nghim cho Vit Nam

Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước trong việc giải quyết vấn đề nợ đọng bảo hiểm xã hội, cơ quan BHXH Việt Nam có được những bài học sau:

- Để công tác quản lý thu BHXH được hiệu quả, cần xây dựng hệ thống giám sát NSDLĐ, vì họ là đại lý thu BHXH và là đối tượng có động cơ vi phạm pháp luật về BHXH.

- Hàng tháng gửi thông báo nợ đến các cơ quan chính quyền địa phương. Tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc xử lý giải quyết các khoản nợ khó đòi, tồn đọng kéo dài.

- Cơ quan BHXH thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt và kịp thời trong việc xử lý, giải quyết nợ tồn đọng khó đòi. Có kế hoạch cụ thể, giao chỉ tiêu theo tháng, quý, năm cho từng cơ quan có nợ tồn đọng khó đòi và các bộ phận liên quan, có kiểm tra giám sát và sơ kết, tổng kết để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời có chế tài khen thưởng và phê bình kịp thời để tạo động lực thúc đẩy công tác thu hồi nợ tồn đọng tiến triển nhanh chóng.

- Lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm giao cho từng cán bộ chuyên thu, có biện pháp xử lý cụ thể thu hồi nợ đối với từng đơn vị nợ, đối với từng loại tài sản bảo đảm về tính pháp lý của hồ sơ và của tài sản bảo đảm.

- Phân loại từng đơn vị nợ tồn đọng, trên cơ sở đó có lộ trình xử lý thu hồi nợ hợp lý với mức độ và giải pháp mạnh dần từ thấp đến cao.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ ĐỌNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)