Sơ lƣợc tình hình hoạt động của các CTTC tại thời điểm hiện nay

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

2.3 Sơ lƣợc tình hình hoạt động của các CTTC tại thời điểm hiện nay

Sau gần 15 năm hoạt động, CTTC đã thể hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ quản lý tài chính, thu xếp vốn trong và ngoài nước cho các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Đồng thời, CTTC cũng là một kênh cung cấp vốn trung - dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tƣ chiều sâu để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, song hành cùng các ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm gần đây, hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã bộc lộ nhiều bất cập: huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tƣ, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trong khi năng lực quản lý, trình độ quản trị doanh nghiệp và khả năng tài chính có hạn; đầu tƣ ra ngoài ngành nghề chính còn nhiều... Do vậy, Chính phủ đã có chủ trương yêu cầu Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có kế hoạch giảm tỷ lệ đầu tƣ ra ngoài ngành nghề chính, đặc biệt giảm tỷ lệ đầu tƣ vào 03 lĩnh vực là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thông qua việc ban hành Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 về Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Thực tế, việc giảm dần tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trong các CTTC đã diễn ra từ năm 2008 thông qua các hình thức nhƣ cổ phần hóa các CTTC trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, bán đấu giá một phần vốn đang nắm giữ hoặc dừng mua thêm cổ phiếu phát hành tăng vốn điều lệ của CTTC.

Nghị định 79 của Chính phủ ban hành năm 2012 tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của các CTTC. Đƣợc phép huy động vốn từ các nguồn tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở lên, tiếp nhận vốn ủy thác, đi vay, phát hành các loại giấy tờ có giá, được hoạt động tín dụng dưới nhiều hình thức, các CTTC được ví von giống như một NHTM với nhiều nghiệp vụ rút gọn. Tuy nhiên, nghiệp vụ rút gọn dường như cũng đồng nghĩa với khung giám sát và đảm bảo an toàn trong hoạt động của các CTTC dường như bớt khắt khe hơn.

Trước năm 2008, ngoài việc cung ứng vốn cho chính các tập đoàn, các CTTC đã đầu tư khá nhiều vốn vào thị trường bất động sản. Nhưng sự khó khăn của cả nền kinh tế, sự đóng băng của thị trường, cùng với việc siết đầu tư ngoài ngành đã làm cho hoạt động của các CTTC không còn dễ dàng.

Theo các chỉ số tài chính cơ bản của NHNN gần đây cho thấy tình hình các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính ngày càng xấu đi.

Bảng 2.2: Chỉ tiêu tổng tài sản có, vốn tự có, và vốn điều lệ của các TCTD tại Việt Nam đến ngày 30/6/2013

Loại hình TCTD

Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ Số tuyệt

đối

Tốc độ tăng trưởng

Số tuyệt đối

Tốc đô tăng trưởng

Số tuyệt đối

Tốc độ tăng trưởng NHTM Nhà nước 2.293.492 4,17 153.139 11,56 118.319 6,07 NHTM Cổ phần 2.216.183 2,63 176.400 -3,68 178.847 0,69 NH Liên doanh,

nước ngoài

613.552 10,47 96.488 4,25 76.704 0,74

CTTC, cho thuê TC

153.701 -0,75 9.931 -7,76 24.820 0.02

Ngân hàng HTX Việt Nam

16.629 14,8 2.316 2,75 2.005 -0,98

Toàn hệ thống 5.293.557 4,09 438.274 2,89 400.695 2,18 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu cơ bản của các TCTD tại Việt Nam đến ngày 30/6/2013 Đvt: tỷ đồng,%

Loại hình TCTD ROA ROE

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Tỷ lệ vốn ngắn hạn Cho vay trung,

dài hạn

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy

động

NHTM Nhà nước 0,29 4,23 11,1 20,89 95,45

NHTM Cổ phần 0,18 1,95 12,8 16,76 76,45

NH Liên doanh, nước

ngoài 0,31 1,9 29,72 -2,76 79,03

CTTC, cho thuê TC -0,19 -4,22 8,41 20,56 164,33 Ngân hàng HTX Việt

Nam

0,92 5,65 36 1,61 104,15

Toàn hệ thống 0,23 2,52 13,65 16,34 87,3

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản toàn ngành ngân hàng đƣợc NHNN cập nhật đến 30- 6-2013 từ nguồn Báo cáo cân đối tài khoản kế toán tháng 6-2013, Báo cáo tài chính quí 1-2013 của các tổ chức tín dụng cho thấy các chỉ số sức khỏe của nhóm CTTC ngày càng xấu và là nhóm có tình hình tài chính xấu nhất trong các tổ chức tín dụng.

- Vốn tự có của nhóm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính tính đến hết tháng 6 đã âm 7,76%, tương đương 9,931 tỉ đồng.

- Tổng tài sản có của nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính giảm 0,75%, tương đương 153,701 tỉ đồng.

- Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là 8,41% và đang tiếp tục trên đà giảm xuống (đã giảm khoảng 152,946 tỉ đồng so với thời điểm cuối năm 2012).

- Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động trên thị trường I (huy động và cho vay giữa ngân hàng và người, các tổ chức kinh tế) là 164,33%.

- ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) và ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) của nhóm CTTC lần lƣợt giảm -0.19 và -4.22 so với cuối năm 2012.

- Tổng tài sản của công ty tài chính, cho thuê giảm 8,9% (tháng 6/2013 so với tháng 6/2012).

Hình 2.2: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu tổng tài sản của của loại hình tổ chức tín dụng tinh đến thời điểm tháng 6/2013.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) Tại thị trường TP HCM, 13 CTTC hiện có dư nợ cho vay 14.600 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012, chiếm khoảng 18% tổng nợ xấu trên toàn địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Cuối năm 2013 dự đoán tổng nợ xấu của các CTTC chiếm khoảng 10% toàn thị trường.

Trong khi đó, hoạt động của các CTTC đang thu hẹp dần so với thời điểm trước năm 2010, kể cả mạng lưới, quy mô và nhân sự. Việc thu hẹp này nhằm đánh giá lại nợ xấu phát sinh để có thể hoạt động tốt hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)