CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh của các CTTC tại Việt Nam
3.2.2 Về hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống của các CTTC, hoạt động này mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu của CTTC từ khi thành lập đến nay. CTTC cần triển khai theo mục tiêu đáp ứng tối đa nhu cầu vốn tín dụng của các dự án trong ngành dầu khí, đặc biệt đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, quan tâm phát triển tín dụng uỷ thác. Hoạt động cho vay đƣợc kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn. CTTC cần tập trung thực hiện các nội dung:
- Đối tƣợng cho vay:
Để chiếm lĩnh thị trường tiềm năng và khẳng định vai trò, vị thế của mình CTTC cần tiếp tục mở rộng, củng cố quan hệ truyền thống với các đơn vị trong ngành, xác định đây là đối tƣợng khách hàng chính, quan trọng. Ngoài đối tƣợng khách hàng trên, CTTC cần mở rộng cho vay các đối tƣợng khách hàng đảm bảo yêu cầu thực hiện từng bước, thận trọng trên cơ sở lựa chọn ngành nghề và xây dựng danh mục khách hàng có năng lực tài chính, có năng lực quản trị doanh nghiệp, có uy tín.
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng:
CTTC ra đời muộn hơn các NHTM nên chƣa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Để công tác tín dụng hiệu quả và kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng đòi hỏi CTTC cần nhanh chóng nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng cần đƣợc thực hiện thống nhất và đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về công tác tín dụng. Trước hết CTTC cần ban hành đầy đủ các quy chế, quy trình và hướng dẫn hoạt động tín dụng. Các văn bản về hoạt động tín dụng đƣợc ban hành đảm bảo tuân thủ các quy định của ngân hàng, quản trị rủi ro của CTTC nhƣng phải thuận lợi cho các khách hàng. CTTC cần tập trung thực hiện và nâng cao chất lƣợng các hoạt động bao gồm từ khâu thẩm định tín dụng, ra quyết định cấp tín dụng, quản lý khoản vay sau giải ngân đến thu hồi nợ gốc và lãi cũng nhƣ xử lý các khoản rủi ro tín dụng nếu có. Hoạt động tín dụng có thể mang lại rủi ro đối với CTTC, do đó để hạn chế rủi ro lớn trong hoạt động tín dụng, CTTC cần thực hiện nghiêm túc các bước công việc trong công tác tín dụng, việc phân quyền cấp tín dụng phải đƣợc quy định cụ thể, phù hợp với các đối tƣợng đƣợc phân quyền cấp tín dụng, cụ thể cho các cấp từ cán bộ tín dụng, thủ trưởng đơn vị cấp tín dụng tới Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị CTTC. Bên cạnh đó, CTTC cũng cần quan tâm đầy đủ đến công tác quản lý khoản vay sau giải ngân, quản lý khách hàng cũng như tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tính toán và trính lập dự phòng tín dụng để đảm bảo khoản vay đƣợc an toàn.
- Triển khai các hoạt động tín dụng khác:
+ Triển khai hoạt động bao thanh toán (Factoring)
Các đơn vị thành viên của công ty mẹ đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, thị trường đầu ra của đơn vị này là đầu vào của đơn vị khác và ngược lại. Trong những năm qua, mặc dù có nguồn thu dồi dào và chủ động nhƣng giữa các đơn vị vẫn có
nhiều trường hợp thanh toán chậm dẫn đến việc lưu chuyển vốn trong nội bộ chậm, gây khó khăn cho các đơn vị trong việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu vốn lưu động trong ngắn hạn, phải đi vay các tổ chức tín dụng làm tăng thêm chi phí dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của toàn tập đoàn. Hoạt động bao thanh toán với mục đích giúp các đơn vị thành viên có nguồn vốn lưu động ổn định, chủ động trong công tác tài chính, giảm chi phí lãi vay và góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của tập đoàn.
+ Phát triển hoạt động chiết khấu thương phiếu
Trong những năm qua, hoạt động chiết khấu thương phiếu chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam do nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước và còn thiếu nhiều văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại nói chung và hoạt động chiết khấu thương phiếu nói riêng. Trong thời gian tới, hoạt động chiết khấu thương phiếu có nhiều điều kiện để phát triển do các văn bản pháp lý đã tương đối đầy đủ như Luật thương mại ban hành ngày 23/05/1997, Pháp lệnh thương phiếu ban hành ngày 04/01/2000, Nghị định số 32/2001/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thương phiếu ban hành ngày 05/07/2001, Quyết định số 1346/2001/QĐ-NHNN ngày 29/10/2001 ban hành quy định thủ tục nhờ thu thương phiếu qua Ngân hàng. Ngày nay thương phiếu càng trở thành công cụ quan trọng trong hoạt động tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp và dẫn đến sự cần thiết tất yếu phải có hoạt động chiết khấu thương phiếu. Để triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động này, CTTC cần chuẩn bị những điều kiện vật chất làm cơ sở phát triển hoạt động chiết khấu thương phiếu, trước mắt tập trung vào các khách hàng chủ yếu là các đơn vị thành viên, các công ty liên doanh, công ty cổ phần mà công ty mẹ có góp vốn, sau đó từng bước mở rộng ra các khách hàng là các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh tế kỹ thuật, các tổ chức kinh tế khác.
+ Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh: Cùng với việc cho vay đối với công ty mẹ và các đơn vị thành viên, CTTC cần đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, các nhà thầu chính, nhà thầu phụ của các đơn vị thành viên và các dự án.