CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Bài nghiên cứu chọn quy mô ngân hàng làm biến độc lập bởi vì quy mô lớn kỳ vọng sẽ thúc đẩy hiệu quả tốt hơn nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô và làm giảm chi phí. Theo nghiên cứu của Demerguỗ-Kunt và Huizingha (1999), Haron, Sudin (2004), Toni Uhomoibhi, (2008), Athanasoglou, Panayiotis P. và cộng sự (2008), và Ben Naceur và Goaied (2010). Họ tìm thấy một mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và ROA,
ROE. Nhìn chung, các ngân hàng quy mô lớn có lợi thế về việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng và tăng cường khả năng huy động vốn.
Tổng tiền gửi
Các ngân hàng thường cố gắng tăng trưởng quy mô tiền gửi để tạo ra nhiều cơ hội cho các hoạt động đầu tư và cho vay của mình. Tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nợ phải trả của ngân hàng, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản cao cho thấy tổng tài sản thấp hoặc ngân hàng đó sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao hơn. Tổng tài sản thấp ít có khả năng bảo vệ người gửi tiền khi có tổn thất xảy ra do đó làm cho niềm tin của khách hàng gửi tiền giảm xuống. Khi một ngân hàng lựa chọn chính sách chấp nhận rủi ro cao, mạo hiểm về vốn hệ số đòn bẩy và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên, nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản. Vì vậy, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản có thể là tiêu cực hay tích cực tùy vào chính sách từng thời kỳ của các ngân hàng. Theo nghiên cứu của Dang (2011) tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, còn theo nghiên cứu của Aremu Mukaila Ayanda và các công sự (2013) thì chỉ số này lại có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
Quy mô vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cho thấy khả năng chịu thiệt hại của ngân hàng khi đối mặt với khủng hoảng và tỷ lệ thuận với khả năng phục hồi của ngân hàng sau các cuộc khủng hoảng, vốn chủ sở hữu được xem là nguồn vốn ổn định nhất của ngân hàng khi các khoản tiền gửi của khách hàng dễ bị giảm, Vốn chủ sở hữu cao giúp cho các ngân hàng có lợi thế trong việc cung cấp các dịch vị tài chính và huy động vốn. Theo nghiên cứu của cỏc tỏc giả: Demerguỗ-Kunt và Huizingha (1999), Haron và Sudin (2004), Toni Uhomoibhi, (2008) Bashir, Abdel Hamid M., (2003) đều sử dụng số Vốn chủ sở
hữu / tổng tài sản như là các biến độc lập để nghiên cứu ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng bởi vì vốn chủ sở hữu lớn kỳ vọng sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng và tạo thêm niềm tin cho khách hàng
Thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net interest Margin: NIM) là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tài sản sinh lời. Hệ số NIM được các Ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho Ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất, nó phản ánh cả về số lượng và sự kết hợp giữa tài sản ngân hàng và nợ phải trả, đồng thời thể hiện phần lãi thu được từ hoạt động trung gian của ngân hàng
NIM =
Thu nhập lãi – Chi phí lãi Tổng tài sản có sinh lãi
NIM càng cao thể hiện lợi nhuận cao và sự ổn định của các ngân hàng. Tuy nhiên, NIM quá cao có thể phản ánh hoạt động cho vay từ các khách hàng có mức độ rủi ro cao, dấu hiệu rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Theo nghiên cứu của Husni Ali Khrawish (2011) thì NIM có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Jordan trong giai đoạn 2000 – 2010.
Nguồn vốn cho vay
Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và ổn định, đồng thời tạo điều kiện tạo ra bước nhảy vọt phát triển cho kinh tế xã hội, tăng nhanh vòng quay vốn. Để quá trình kinh doanh phát triển tốt và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường mỗi chủ thể kinh doanh phải chủ động tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp như ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ…những việc làm này đòi hỏi một lượng lớn về vốn. Và tín dụng ngân hàng là nơi có thể cạnh tranh nhau và sẽ làm cho nền kinh tế phát triển nhảy vọt.
Thông qua việc cấp tín dụng các ngân hàng có được thu nhập lớn từ lãi suất cho vay, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng hoạt động mang tính truyền thống, tuy nhiên việc mở rộng quá mức hoạt động tín dụng có thể dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn từ các khoản vay không tốt, và chính điều này có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi phải đối mặt với tỷ lệ trích lập dự phòng cao và mất khả năng thu hồi vốn vay.
Tỷ lệ tăng trưởng GDP
Nghiên cứu của các tác giả: Haron và Sudin (2004), Toni Uhomoibhi, (2008), Bashir và Abdel Hamid M. (2003), đều sử dụng tỷ lệ tăng trưởng GDP như là biến độc lập để nghiên cứu tác động đến ROA và ROE. Tỷ lệ tăng trưởng GDP có nghĩa là đầu tư tăng trưởng vì vậy kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo nghiên cứu của Aremu Mukaila Ayanda (2013) thì nhân tố này có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, nhưng mức độ tác động không đáng kể.
Tỷ lệ lạm phát
Đây là một trong những điều kiện bên ngoài hưởng trên ROE và ROA. Yếu tố này đại diện cho những thay đổi trong mức giá chung hoặc điều kiện lạm phát trong nền kinh tế. Các tác động của tỷ lệ lạm phát trên trên ROE và ROA phụ thuộc vào ảnh hưởng của nó lên lợi nhuận đầu tư. Nonenberg và Mendonca (2004) cho thấy rằng ROE và
ROA có tương quan với các nhân tố vĩ mô trong đó có lạm phát. Theo nghiên cứu của Husni Ali Khrawish thì tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng