CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả dữ liệu mẫu nghiên cứu
3.1.1 Mô tả dữ liệu
Tác giả sử dụng dữ liệu dạng bảng được lấy từ báo cáo thường niên của 35 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2012 bao gồm: lợi nhuận ròng, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng nợ phải trả, thu nhập lãi cận biên, tổng vốn cho vay. Các số liệu này được dùng để tính logarit tự nhiên của tổng tài sản và các tỷ lệ như: lợi nhuận ròng/ tổng tài sản, lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu, nợ phải trả/ tổng tài sản, vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, cho vay/ tổng tài sản.
Các số liệu vĩ mô được sử dụng trong giai đoạn này là; tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát được lấy từ số liệu thống kê từ ngân hàng nhà nước, tổng cục thống kê
3.1.2 Mô tả biến
Bài nghiên cứu dựa theo các biến được lấy từ mô hình của Husni Ali Khrawish (2011), các biến được phân chia thành 2 nhóm nhân tố: nhân tố bên trong của từng ngân hàng và các nhân tố vĩ mô bên ngoài nhằm làm rõ ràng hơn tác động của từng nhóm yếu tố lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
3.1.2.1 Biến phụ thuộc
ROA: cung cấp thông tin về khả năng chuyển tài sản thành lợi nhuận ròng, do đó nó phản ánh tính hiệu quả quản lý của ngân hàng.
ROA được tính theo công thức: ROA = Lợi nhuận ròng/ tổng tài sản
ROE: liên quan đến lợi nhuận ròng và vốn đầu tư bởi các cổ đông. Tỷ lệ này đo tính hiệu quả của quá trình sử dụng vốn góp của các cổ đông hay những gì mà cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng.
ROE được tính theo công thức: ROE = lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu
Hai biến phụ thuộc ROA, ROE được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng, điển hình là bài nghiên cứu của các tác giả: Hancock (1989); Ogunleye (1995); Krakah and Ameyaw (2010); Samy Bennaceur, Mohamed Goaied (2008), Husni Ali Khrawish (2011) …
3.1.2.2 Các biến độc lập
Nhằm đánh giá một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, bài nghiên cứu thu thập các biến đại diện cho 2 nhóm yếu tố: các yếu tố đặc trưng riêng của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô được thể hiện tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.1: Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình
Biến Ý nghĩa Cách tính
Các nhân tố đặc trưng cho ngân hàng QM: Quy mô
ngân hàng
Các ngân hàng quy mô lớn có lợi thế về việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng và tăng cường khả năng huy động vốn, thúc đẩy hiệu quả tốt hơn nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô
Logarit tự nhiên của tổng tài sản
N_TTS: Nợ phải trả/ tổng tài sản
Tỷ lệ này được dùng làm đại diện cho khả năng thanh khoản của ngân hàng, yếu tố này thể hiện khả năng ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ của mình, chủ yếu là khả năng chi trả tiền gửi.
Nợ phải trả/
tổng tài sản
VCSH_TTS:
Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên Tổng số tài sản
Tỷ lệ này đại diện cho mức độ an toàn vốn, cho thấy khả năng chịu thiệt hại của ngân hàng khi đối mặt với khủng hoảng và phản ánh khả năng phục hồi của ngân hàng sau các cuộc khủng hoảng, đây là nguồn vốn ổn định nhất của ngân hàng .
Vốn chủ sở hữu/
tổng tài sản
NIM: thu nhập lãi cận biên
Hệ số NIM giúp cho Ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất, nó phản ánh cả về số lượng và sự kết hợp giữa tài sản ngân hàng và nợ phải trả, đồng thời thể hiện phần lãi thu được từ hoạt động trung gian của ngân hàng
(thu nhập lãi – chi phí lãi)/ tài sản có sinh lời bình quân
CV_TTS: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
Nguồn thu nhập từ lãi suất cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của khách hàng, tuy nhiên nếu tỷ lệ vốn vay/ tổng tài sản quá lớn có thể dẫn đến rủi rro tín dụng cao
Cho vay/ tổng tài sản
Các nhân tố vĩ mô
GDP: Tốc độ Tăng trưởng GDP có nghĩa là đầu tư tăng (GDP năm n /
tăng trưởng GDP
trưởng vì vậy sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
GDP năm (n- 1))-1
LP :Tỷ lệ lạm phát
Yếu tố này đại diện cho những thay đổi trong mức giá chung trong nền kinh tế, có tác động lên lợi nhuận đầu tư của ngân hàng
Chỉ số CPI hàng năm
Dựa vào các biến và các nghiên cứu đã được công bố bài luận này có thể hình thành các giải thuyết sau:
Quy mô:
Ho1 : Có mối tương đồng biến giữa ROA, ROE và quy mô của các Ngân hàng thương mại.
Nợ phải trả/ tổng tài sản:
Ho2 : Có mối tương đồng biến giữa ROA, ROE và nợ phải trả/ tổng tài sản của Ngân hàng thương mại.
NIM
Ho3 : Có mối tương đồng biến giữa ROA và ROE và NIM của Ngân hàng thương mại.
Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản
Ho4 : Có mối tương đồng biến giữa tỷ lệ ROA và vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản của Ngân hàng thương mại.
Cho vay/ tổng tài sản
Ho5 : Có mối tương đồng biến giữa ROE và cho vay / tổng tài sản của Ngân hàng thương mại.
Tăng trưởng GDP
Ho6 : Có mối tương đồng biến ROA, ROE và tăng trưởng GDP của Ngân hàng thương mại.
Tỷ lệ lạm phát
Ho7 : Có mối tương nghịch biến giữa ROA, ROE và tỷ lệ lạm phát của các Ngân hàng thương mại.