CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp đánh giá một số tiêu chuẩn viên nén glipizid
Độ ẩm: Dùng cân xác định độ ẩm nhanh. Cân khoảng 1 g cốm, cho vào đĩa cân, đặt nhiệt độ 1050C, theo dõi và đọc kết quả.
2.3.3.2 Đánh giá tính chất viên
Định lượng: Sử dụng phương pháp đo quang tại bước sóng 223 nm, so sánh mật độ quang của mẫu thử và mẫu chuẩn để tính hàm lượng glipizid trong viên.
Mẫu thử: Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình viên, nghiền thành bột.
Cân chính xác một lượng bột tương ứng khoảng 25 mg glipizid cho vào bình định mức 25 ml, thêm khoảng 20 ml methanol và đem siêu âm khoảng 15 phút. Bổ sung methanol đến vạch và lọc qua giấy lọc. Bỏ 2 ml dịch lọc đầu, sau đó hút 1 ml dịch lọc cho vào bình định mức 100 ml, thêm đệm phosphat pH 6,8 đến vạch, lắc đều.
Mẫu chuẩn: Cân chính xác khoảng 100 mg glipizid chuẩn, cho vào bình định Nguyên liệu, tá dược độn, tá
dược kiểm soát giải phóng
PVP/EtOH 96%
Magnesi stearat, Aerosil, Talc
mức 100 ml, thêm khoảng 80 ml methanol, siêu âm 15 phút, bổ sung methanol đến vạch, lắc đều. Lấy 1 ml cho vào bình định mức 100 ml, thêm dung dịch đệm phosphat pH 6,8 đến vạch, lắc đều.
Hàm lượng % glipizid trong viên được tính theo công thức:
Hàm lượng glipizid so với hàm lượng ghi trên nhãn:
G’ = %G × mtb
10 G: Hàm lượng % glipizid trong viên.
G’: Hàm lượng % glipizid trong viên so với hàm lượng ghi trên nhãn.
mth, mch: Lần lượt là khối lượng mẫu thử và mẫu chuẩn.
Dth, Dch: lần lượt là độ hấp thụ của mẫu thử và mẫu chuẩn.
Thử nghiệm độ hòa tan:
Tiến hành trên máy thử hòa tan PHARMA TEST, mỗi công thức viên tiến hành thử 6 viên (n=6).
Điều kiện thử:
Thiết bị cánh khuấy
Tốc độ khuấy: 100 ± 2 vòng/phút
Mụi trường: 900ml dung dịch đó cú chứa glipizid ở nồng độ 4àg/ml trong môi trường đệm phosphat pH 6,8.
Nhiệt độ: 37 ± 0,50C.
Thời điểm lấy mẫu: Cách 1 giờ lấy mẫu một lần trong 24 giờ, thể tích lấy mẫu 5 ml. Môi trường hòa tan ban đầu và các mẫu thử tại các thời điểm được đem đi đo quang tại bước sóng 223 nm.
Mẫu trắng là dung dịch đệm phosphat pH 6,8.
Mẫu chuẩn: Dung dịch glipizid 10 àg/ml trong đệm phosphat pH 6,8
Cách tính kết quả:
Nồng độ glipizid trong mẫu thứ n:
Cn = Cch × Dn
Dch (àg/ml) Nồng độ glipizid hiệu chỉnh (trừ đi nồng độ nền) là:
C’n = Cn – 4 (àg/ml) Lượng dược chất giải phóng sau 1 giờ (mẫu thứ 1):
M1 = C1’ 900 (àg) Lượng dược chất giải phóng sau 2 giờ (mẫu thứ 2):
M2 = C1’ 5 + C2’ 895 (àg) Lượng dược chất giải phóng sau n giờ (mg):
% glipizid giải phóng:
Trong đó:
- Cn, Cn’, Dn, Mn, Hn lần lượt là nồng độ glipizid trong mẫu thử, nồng độ glipizid hiệu chỉnh, độ hấp thụ Dn223
, lượng glipizid giải phóng, % glipizid giải phóng của dung dịch rút tại thời điểm n.
- Cch, Dch: nồng độ glipizid, độ hấp thụ Dch223 của dung dịch chuẩn.
- mv, mtb lần lượt là khối lượng viên và khối lượng trung bình viên.
So sánh hai đồ thị giải phóng dược chất in vitro bằng chỉ số f2. Chỉ số f2 thể hiện sự giống nhau giữa 2 đồ thị giải phóng dược chất và được tính theo công thức sau:
Trong đó: n: Số điểm lấy mẫu thử; Ri, Ti: % dược chất giải phóng tại thời điểm t của mẫu đối chiếu, mẫu thử.
Giá trị f2 = 50 đến 100 thì 2 đồ thị được coi là giống nhau.
Giá trị f2 = 100 hai đồ thị được coi là giống nhau hoàn toàn.
Giá trị f2 = 50 thì 2 đồ thị có sự sai khác trung bình tại mỗi thời điểm là 10% [18].
Đánh giá lực gây vỡ viên: Đo lực gây vỡ viên trên máy đo độ cứng PHARMATEST, tiến hành thử 10 viên/1 CT.
Đánh giá độ đồng đều khối lượng viên (áp dụng với các công thức tối ưu): Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình. Cân từng viên, so sánh với khối lượng trung bình. Tiêu chuẩn: không quá 2 viên có khối lượng lệch quá 7,5% khối lượng trung bình và không có viên nào lệch quá 15% khối lượng trung bình.
2.3.4 Lựa chọn công thức tối ưu hoá viên nén glipizid 10 mg GPKD
Dựa vào những khảo sát trước đó và kết quả khảo sát viên đối chiếu lựa chọn các biến đầu vào và các biến đầu ra.
Sử dụng phần mềm Modde 8.0 thiết kế thí nghiệm lựa chọn công thức tối ưu.
Bào chế viên nén theo các công thức đã thiết kế và tiến hành thử hoà tan thu được kết quả là các biến đầu ra.
Dữ liệu thực nghiệm về độ hoà tan các công thức được xử lý bằng phần mềm Form Rules v2 nhằm tìm ra quy luật ảnh hưởng của các biến đầu vào tới các biến đầu ra.
Lựa chọn thành phần công thức tối ưu bằng phần mềm Inform v3.1.
Bào chế các lô công thức tối ưu và tiến hành đánh giá công thức tối ưu.
Đề xuất một số tiêu chuẩn viên nén glipizid GPKD.