Khảo sát công thức viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu viên nén glipizid giải phóng kéo dài sử dụng cốt thân nước HPMC (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Khảo sát công thức viên

3.2.1. Khảo sát khả năng giải phóng dược chất glipizid từ viên chuẩn Glipizide XL trong môi trường đệm phosphat

Viên đối chiếu là viên Glipizide XL.

Hãng sản xuất: GreenStone.

Tiến hành thử hoà tan như mục 2.1.

Kết quả thu được ở bảng 3.3 sau:

Bảng 3.3: % giải phóng dược chất từ viên Glipizide XL

Thời gian 0 1 2 4 6 8 10 12 16 20 24

% 0 4,5 4,66 15,03 30,53 44,32 61,87 77,85 94,81 102,01 114,59

Hình 3.3: Đồ thị % giải phóng dược chất từ Glipizide XL

Nhận xét: Viên nén Glipizide XL có dược chất là glipizid được bào chế dưới dạng GPKD theo cơ chế bơm thẩm thấu. Khi tiến hành thử hoà tan với điều kiện như mục 2.1, trong 2 giờ đầu dược chất giải phóng ít là do viên cần thời gian để nước thấm qua màng bao vào bên trong và hoà tan dược chất. Những giờ tiếp theo do chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa bên trong và bên ngoài viên sẽ đẩy dung dịch dược chất ra ngoài môi trường. Từ khoảng 2 giờ đến 6 giờ, lưọng dược chất giải phóng trung bình khoảng 4 - 6%/1 giờ. Từ khoảng 16 đến 24 giờ, lượng dược chất giải phóng trung bình khoảng 2 – 3%/1 giờ. Điều này được giải thích là do càng về sau sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa bên trong và bên ngoài viên càng giảm làm tốc độ giải phóng dược chất giảm.

3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của tá dược dính tới khả năng giải phóng dược chất Dựa trên những nghiên cứu của Phạm Thị Giang, tiếp tục tiến hành khảo sát quá trình giải phóng dược chất từ viên nén khi thay đổi tỷ lệ tá dược dính 5%, 10%, 15% theo khối lượng viên ứng với các công thức (CT) có thành phần như trong bảng sau:

Bảng 3.4: Công thức viên nén glipizid GPKD có tỷ lệ tá dược dính khác nhau

Công thức/thành phần(mg) CT1 CT2 CT3

Glipizid 10 10 10

HPMC K4M 50 50 50

HPMC K100LV 50 50 50

Lactose 60 60 60

Mg Stearat 2 2 2

Aerosil 1 1 1

PVP/ethanol 96% 5% 10% 15%

Bào chế viên theo mục 2.3.2.

Tiến hành thử hoà tan với các điều kiện theo mục 2.3.3.

Kết quả được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5: % giải phóng dược chất từ viên nén glipizid GPKD có tỷ lệ tá dược dính 5; 10; 15%

Thời

gian 0 1 2 4 8 12 16 20 24

CT 1 0 11,26 17,99 27,93 60,64 83,81 100,78 112,54 119,19 CT 2 0 11,19 17,11 27,41 49,64 79,11 93,89 111,04 117,75 CT 3 0 10,32 16,87 23,91 40,07 65,46 77,14 91,28 92,68

Hình 3.4: Đồ thị giải phóng dược chất từ viên nén glipizid GPKD với tỷ lệ tá dược dính khác nhau theo thời gian

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát ta thấy tỷ lệ tá dược dính ảnh hưởng tới khả năng giải phóng dược chất. Khi tỷ lệ tá dược dính tăng lên tới 15% làm tăng khả năng liên kết giữa các tiểu phân dược chất dẫn tới làm giảm khả năng hoà tan, giải phóng dược chất. So sánh đồ thị của các công thức với viên chuẩn dựa vào chỉ số f2 thu được kết quả:

 So sánh CT 1 với viên chuẩn: f2 = 49,27.

 So sánh CT 2 với viên chuẩn: f2 = 52,99.

 So sánh CT 3 với viên chuẩn: f2 = 41,22.

Kết luận: Với kết quả trên cho thấy công thức với tỷ lệ PVP 10% theo khối lượng viên có tốc độ giải phóng gần giống viên đối chiếu nhất f2 = 52,99 (>50).

3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của tá dược độn tới khả năng giải phóng dược chất Tiến hành khảo sát đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ viên nén glipizid GPKD khi thay đổi loại, tỷ lệ tá dược độn với các thành phần theo bảng 3.6 sau

Bảng 3.6: Thành phần công thức có loại, tỷ lệ tá dược độn khác nhau

Thành phần (mg) CT2 CT4 CT5 CT6 CT7

Glipizid 10 10 10 10 10

HPMC K4M 50 50 50 50 50

HPMC K100LV 50 50 50 50 50

Avicel PH 102 - 60 - 30 40

DCP - - 60 - -

Lactose 60 - - 30 20

Magnesi stearat 2 2 2 2 2

Aerosil 1 1 1 1 1

PVP 10%/EtOH 96% Vừa đủ

Kết quả thử hoà tan các công thức được trình bày trong hình 3.4 sau:

Hình 3.5: Ảnh hưởng của tá dược độn tới khả năng giải phóng dược chất Nhận xét: Khi sử dụng các loại tá dược độn khác nhau thì khả năng giải phóng dược chất của viên nén có sự thay đổi. Trong khoảng 8 giờ đầu sự khác biệt

là chưa nhiều. Tuy nhiên ở những giờ sau sự khác biệt là đáng kể. CT2 sử dụng lactose có sự giải phóng nhanh hơn là sử dụng Avicel, DCP (sơ nước). Khi tiến hành phối hợp 2 loại tá dược Avicel và lactose với tỷ lệ 30:30 và 40:20 thì cho thấy khả năng kiểm soát giải phóng tốt hơn. So sánh đồ thị của các công thức với viên chuẩn thu được kết quả như sau:

 F2 (CT2/viên chuẩn) = 52,99

 F2 (CT4/viên chuẩn) = 51,79

 F2 (CT5/viên chuẩn) = 52,51

 F2 (CT6/viên chuẩn) = 56,11

 F2 (CT7/viên chuẩn) = 53,69

Kết quả: Viên nén có thành phần tá dược độn với tỉ lệ Avicel : lactose bằng 30:30 cho kết quả giải phóng dược chất gần giống với viên chuẩn nhất.

3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của tá dược trơn tới khả năng giải phóng dược chất

Trên cơ sở công thức đã khảo sát tiến hành khảo sát các công thức tiếp theo với sự thay đổi tỷ lệ tá dược trơn Talc từ 0,5 đến 2 %. Thành phần các công thức như trong bảng dưới đây:

Bảng 3.7: Thành phần công thức khi thay đổi tỷ lệ tá dược trơn

Thành phần CT 8 CT 9 CT 10 CT 11

Glipizid 10mg

HPMC K4M 50mg

HPMC K100LV 50mg

Lactose 60mg

PVP 10% Vừa đủ

Magnesi stearat 1,15%

Talc 0,5% 1% 1,5% 2,0%

Kết quả như trong đồ thị sau:

Hình 3.6: Đồ thị ảnh hưởng của tá dược trơn tới khả năng giải phóng dược chất Nhận xét: Từ kết quả khảo sát trên ta thấy không có sự khác biệt rõ ràng về khả năng giải phóng dược chất khi thay đổi tỷ lệ tá dược trơn Talc từ 0,5% đến 2%.

Tiến hành so sánh các đồ thị thu được kết quả f2 đều lớn hơn 80.

Kết luận: Tá dược trơn không ảnh hưởng tới khả năng giải phóng dược chất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu viên nén glipizid giải phóng kéo dài sử dụng cốt thân nước HPMC (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)