MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần SeAbank (Trang 39 - 42)

2.3.1. Đối với Nhà nước và các cấp chính quyền.

Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động tín dụng thì không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng, không luận hoá các loại hình bảo dảm tiền vay của NHTM, nhưng phải nâng cao tính pháp lý của hợp đồng tín dụng. Việc NH cho vay cú thế chấp, cầm cố hay khụng là do bờn cho vay và bờn vay thoả thuận trong hợp đồng, nếu bên nào vi phạm sẽ do toà án kinh tế xét xử.

Chính phủ không nhất thiết phải can thiệp quá sâu vào các nghiệp vụ NH.

Nhà nước cần nhanh chóng phê chuẩn và đưa vào hoạt động tổ chức mua bán nợ. Nhiệm vụ của tổ chức này là mua toàn bộ số nợ tín dụng xấu của các NHTM để phân tích xử lý thu hồi nợ theo kiểu chuyên môn hoá, bất kể số nợ Êy có tài sản thế chấp cầm cố hay không. Có nh vậy mới “làm sạch” được bảng cân đối tài sản của các NHTM và để các NHTM có thời gian chấn chỉnh hoạt động theo phương án cải tổ mới.

Nhà nước cần tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước cụ thể là tăng cường vốn tự có cho các doanh nghiệp này. Đồng thời Nhà nước cũng cần xầy dựng những định hướng đầu tư phù hợp cho các doanh nghiệp Nhà nước.

Tiếp tục củng cố và sớm hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, từ đó tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhà nước phải có chính sách ưu tiên đối với hoạt động ngân hàng (vốn điều lệ, công nghệ), hoạt động ngân hàng có vai trò là đòn bẩy của nền kinh tế. Nếu hoạt động ngân hàng không tốt, không phát huy hiệu quả dẫn đến nền kinh tế kém phát triển, đồng thời về lâu dài sẽ không có đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài.

Vấn đề thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi vay vốn ngân hàng thì tài sản thế chấp chủ yếu là nhà đất, nhưng giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được cấp đầy đủ, do đó rất khó cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay. Vì vậy, UBND Thành phố, Sở Địa chính có kế hoạch đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât, tạo thuận lợi cho nhân dân có đủ căn cứ pháp lý thế chấp vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế.

2.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

NHNN nên rà soát lại các văn bản, xoá bỏ tình trạng các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tế, làm cho hệ thống văn bản ngành mang tính pháp lý cao chứ không đơn thuần là hướng dẫn nghiệp vụ như hiện nay.

Cần nâng cao hiệu lực thanh tra, chú trọng vào các biện pháp khắc phục những tồn tại và có thái độ kiên quyết đối với những đơn vị có sai phạm mà không chịu sửa sai.

NHNN cần phải tiêu chuẩn hoá các tiêu thức đánh giá chất lượng tín dung, xây dựng một chính sách lãi xuất phù hợp với từng ngành, từng vùng, cân đối giữa

lãi suất cho vay và hiệu quả kinh tế của người nông dân để có một cơ chế lãi suất hợp lý, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

NHNN cần tăng cường đẩy mạnh hoạt động của bộ phận trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro vì đây là đầu mới để thu hút và cung cấp thông tin cho các NHTM nhằm giúp cho NHTM có được những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, cũng cần quy định một mức độ liên đới trách nhiệm của trung tâm này trong trường hợp các NHTM bị rủi ro do sử dụng thông tin thiếu chính xác mà trung tâm này cung cấp.

2.3.3. Đối với ngân hàng TMCP SeABank.

Trong kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp đều phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp hoạt động của mình và thị trường, nhằm mục đích đạt được lợi nhuận tối đa. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động sử dụng vốn nói riêng, SeABank cần thực hiện tốt hơn nữa chiến lược kinh doanh, bằng cách tiếp cận và mỡ rộng thị trường, đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn vốn trên thị trường, và các hình thức cho vay phù hợp với khách hàng, vừa bảo đảm linh hoạt, vừa mang tính nguyên tắc, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời nâng cao hơn nữa cơ sở vật chất kĩ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa các hoạt động kinh doanh, nhằm nâng cao năng lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh của mình. Cuối cùng là nguồn nhân lực- nhân tố quyết định của mọi thành công. Cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để không ngừng nâng cao trình độ quản lí, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm và khả năng cống hiện của họ, để đáp ứng yêu cầu phát triển của SeABank trong hiện tại và tương lại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần SeAbank (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w