Tình hình nguồn lực của bưu điện Hà tĩnh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu Động tại bưu Điện tỉnh hà tĩnh (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Giới thiệu chung về Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh

2.1.4. Tình hình nguồn lực của bưu điện Hà tĩnh

Tổng số lao động thực tế tính đến 31/12/2022 của Bưu điện là 40 người. Quy mô lao động của Bưu điện giai đoạn 2020-2022 có ít sự biến động. Năm 2020 có 35 lao động, năm 2021 chỉ tăng 1 lao động so với năm 2020. Năm 2022 tăng 4 lao động so với năm 2021. Cơ cấu độ tuổi và giới tính của lao động trong Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện bảng 2.1.

Bảng 2.1: Cơ cấu tuổi và giới tính của lao động tại Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh

Giới tính Độ tuổi Tổng

số người

Nam Nữ ≤40 41-55 >55

Số người

% Số người

% Số người

% Số người

% Số người

%

2020 7 20% 28 80% 26 74% 8 23% 1 3% 35 2021 7 19% 29 81% 27 75% 7 20% 2 5% 36 2022 7 17.5

%

33 82.5

%

31 77,5

%

7 17.5

%

2 5% 40

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính).

Một đặc điểm dễ thấy trong Bưu điện là lực lượng lao động trong Bưu điện còn khá trẻ và được duy trì trong những năm qua. Qua bảng 2.1 thấy rằng năm 2020, Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh có 28 lao động nữ, chiếm 80% tổng số lao động, lao động nam 7 người chiếm 20%. Năm 2021, lao động nữ tăng thêm 1 người, lao động nữ vẫn giữ nguyên. Như vậy, đến cuối năm 2021, tỷ lệ lao động nam chiếm 19,44%, lao động nữ chiếm 80,56%. Đến năm 2022, lao động nữ tiếp tục tăng thêm 4 người, lao động nam vẫn duy trì 7 người. Do đó, tỷ lệ nữ là 82,5%, tỷ lệ nam chiếm 17,5%. Tỷ lệ lao động nữ chiếm tỷ lệ cao, đây là đặc

điểm của ngành bưu điện nói chung là cần nữ giới nhiều hơn nam giới. Cơ cấu lao động nữ giới so với nam giới trong tổng số lao động có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Tỷ lệ lao động nữ luôn cao hơn tỷ lệ lao động nam. Điều đó cho thấy cơ cấu lao động theo giới tính ở đơn vị giai đoạn 2020-2022 là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cho doanh nghiệp trong ngành Bưu điện.

Theo độ tuổi : Theo thống kê tại bảng 2.1 cho thấy cơ cấu nguồn lực theo thâm niên công tác tại Bưu điện khá đa dạng trải rộng từ dưới 5 năm đến trên 15 năm. Tại thời điểm hiện tại của lao động tại Bưu điện làm việc dưới 5 năm có 10 người, chiếm 25% tổng lao động. Đây là lực lượng lao động được đào tạo cơ bản tại các trường đại học trong nước. Tuy nhiên, lực lượng này còn thiếu thực tế, đang được Bưu điện bố trí xen kẽ với những người lao động có kinh nghiệm thực tế để kèm cặp và đào tạo thực tế.

Lực lượng lao động từ 5 năm đến trên 15 năm có 33 người chiếm 82,5%

tổng số lao động, gồm: lao động trên 5 năm có 3 người chiếm 7,5%; lao động trên 10 năm có 10 người chiếm 25% và lao động trên 15 năm có 17 người chiếm 42,5% tổng số lao động của Bưu điện. Lực lượng lao động này chủ yếu là lực lượng gắn bó với Bưu điện ngay từ khi lao động tốt nghiệp đào tạo chuyên ngành, đồng thời lực lượng này khi về làm việc tại Bưu điện đã được đào tạo thực tế tại Bưu điện và đào tạo bổ sung trong quá trình làm việc. Đây là lực lượng lao động có chất lượng cao, có kinh nghiệm và là nòng cốt trong lực lượng lao động của Bưu điện.Do vậy vấn đề đặt ra với công tác đào tạo của Bưu điện chính là làm sao cung cấp cho họ những kiến thức kinh nghiệm còn thiếu để hoàn thành tốt các công việc mà yêu cầu để thực hiện chúng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Còn với lực lượng lao động có độ tuổi từ 41 tuổi của Bưu điện tuy không có tỷ trọng cao nhưng lại là những người có kinh nghiệm và kiến thức do vậy công tác đào tạo cần phải thu hút được lực lượng lao động này vào công tác đào tạo để phục vụ cho giảng dạy giúp đỡ những người lao động trẻhơn.

Trong quá trình thực hiện công tác đào tạo thì Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh cũng đã nhận thức được điều này và đã thực hiện việc đào tạo bằng nhiều hình thức để phát huy khả năng của các nguồn lực này, đó là việc Bưu điện thực hiện các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên phục vụ, thực hiện phương pháp đào tạo tại chỗ thông qua sự hướng dẫn của lao động có kinh nghiệm.

Do đó để hiệu quả trong thực hiện công việc thì công tác đào tạo của Bưu điện cần phải được thực hiện rất kỹ càng đặc biệt là công tác đánh giá và xác định nhu cầu đào tạo của người lao động để tránh tình trạng xuất hiện mâu thuẫn giữanhữngngườiđượcđàotạovàngườikhôngđượcđàotạotrongcôngty.Điều này đòi hỏi với người làm công tác đào tạo của Bưu điện phải có sự xác định, bố trívà sắp xếp kế hoạch đào tạo một cách hợp lý.

Bảng 2.2: Cơ cấu đào tạo của lao động về trình độ

2020 2021 2022

Số người % Số người % Số người % Cao đẳng, trung

cấp

6 17.2 6 16.7 7 17.5

Đại học 29 82.8 30 83.3 33 82.5

Sau Đại học 0 0 0 0 0 0

Tổng 35 100 36 100 40 100

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Về trình độ: Chất lượng chuyên môn của Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh qua 3 năm không thay đổi đáng kể.

Năm 2022, về chất lượng chuyên môn của Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh như sau: Trình độ Đại học có 33 người; cao đẳng có 5 người; trung cấp có 2 người.

Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp chính trị có 1 người; trung cấp chính trị có 12 người.

Theo kết quả thống kê trên, số lượng công chức có trình độ Đại học chiếm 82,5%, điều này cho thấy, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Bưu điện tỉnh Hà Tĩnhdành cho các công chức làm việc tại đơn vị là tương đối tốt. Bên cạnh đó, trình độ lý luận chính trị cũng như trình độ quản lý nhà nước rất được đơn vị quan tâm. Sự hỗ trợ cho công chức đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước đã đảm bảo tư tưởng chính trị vững vàng, thấm nhuần đạo đức, lối sống cũng như chấp hành đúng mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.

Với điều kiện của Bưu điện thì Bưu điện đã lựa chọn những chương trình đào tạo khá là đúng đắn, cùng với đó là số lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn

thìkhảnăng tiếp thu các kiến thức đào tạo của Bưu điện là tương đối tốt. Điều này được thểhiện trong phần đánh giá kết quả đào tạo.

2.1.4.2. Tình hình về cơ sở vật chất

Bảng 2.3: Một số máy móc thiết bị hiện nay của Bưu điện ST Mô tả thết bị nhãn hiệu Công

suất

GT còn

lại (%) SL Nước sản xuất

1 Xe bưu chính 3 tấn 90 12 Hàn Quốc

2 Xe tải 5 tấn 95 5 Hàn Quốc

3 Ôtô Huyndai 10 tấn 80 7 Hàn Quốc

4 Máy in 80 1 Nhật

5 Xe ô tô 5 chổ 80 1 Pháp

(Nguồn: báo cáo tài sản cố định tại Bưu điện Năm 2022 do phòng HC QT cung cấp)

Về công tác quản lý máy móc thiết bị: Bưu điện dựa vào nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban để giao nhiệm vụ sử dụng, quản lý, bảo quản, trích khấu hao máy móc thiết bị theo chế độ khoán của nội bộ đơn vị. Bên cạnh việc phương tiện chở hàng thì Bưu điện còn quan tâm tới việc trang bị cho các phòng hành chính các trang thiết bị như: máy tính, máy in, máy photocoppy, điện thoại… nhằm giúp nhân viên thuận tiện hơn trong công việc, nâng cao hiệu quả lao động.

2.1.4.3. Tình hình về tài chính

Bảng 2.4.Tình hình Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2020-2022 tại …….

ĐVT: 1.000 đồng.

Năm 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021

+/- % +/- %

Doanh thu

14.848.000 15.302.000 12.632.000

454.000 3,06 -

2.670.000 (17,45) Giá vốn hàng

bán 10.120.000 12.120.000 9.120.000

2.000.000 19,76 -

3.000.000 (24,75) Lợi nhuận

trước thuế 1.250.000 1.230.000 1.025.202

-20.000 (1,60) -204.798 (16,65) (Nguồn báo cáo TC năm 2020-2022) Giai đoạn 2020 – 2022, kinh tế địa phương phát triển trên nhiều lĩnh vực, thị xã tập trung đầu tư được nhiều dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng của ngành Bưu chính nói chung ngày càng cao và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ chuyển phát, đó chính là sự khó khăn, thách thức của Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, hỗ trợ của Bưu điện tỉnh Nghệ An, sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của Lãnh đạo Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã, sự chia sẻ giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan ban ngành trong thị xã, các đối tác, mặc dù đơn vị cũng gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả về chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Tổng doanh thu: năm 2021 là 14.484/15.302 triệu đồng, bằng 95% so với kế hoạch giao, tăng 29% so với thực hiện năm 2020; 12.632/13.758 triệu đồng, năm 2022 bằng 92% so với kế hoạch giao, bằng 89% so với thực hiện năm 2021.

Trong đó:

Commented [dl2]: Xem lại đã xác định đúng chưa

- Nhóm dịch vụ Bưu chính chuyển phát: 2021 Doanh thu đạt 2.806 triệu đồng, bằng 61% kế hoạch, chiếm tỷ trọng 19% trong tổng doanh thu; 2022 Doanh thu đạt 3.539/4.043 triệu đồng, bằng 87,5% kế hoạch, chiếm tỷ trọng 27,6% trong tổng doanh thu;

- Nhóm dịch vụ Tài chính Bưu chính: 2021 Doanh thu đạt 2.888 triệu đồng, bằng 92% kế hoạch, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng doanh thu; 2022 Doanh thu đạt 3.313/2.884 triệu đồng, bằng 115 % kế hoạch, chiếm tỷ trọng 26,5% trong tổng doanh thu;

- Nhóm dịch vụ PPTT: 2021 Doanh thu đạt 8.190 triệu đồng, bằng 102%

kế oạch, chiếm tỷ trọng 57% trong tổng doanh thu, trong đó doanh thu thẻ vật lý bán buôn 6.735 triệu, chiếm 82% trong tổng doanh thu PPTT; 2022 Doanh thu đạt 5.780/6.487 triệu đồng, bằng 89,1 % kế hoạch, chiếm tỷ trọng 46% trong tổng doanh thu;

- Doanh thu tính lương: 2021 là 5.649 triệu đồng, bằng 81 % với kế hoạch giao, tăng 13 % so với thực hiện năm 2020; 2022 là 6.299/6.805 triệu đồng, bằng 92,3% với kế hoạch giao, tăng 13% so với thực hiện năm 2021.

+ Doanh thu phân chia: Doanh thu đạt âm 333 triệu đồng, trong đó dịch vụ Bưu chính âm 747 triệu, TCBC dương 414 triệu, trong khi đó KH giao âm 521 triệu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu Động tại bưu Điện tỉnh hà tĩnh (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)