Thực trạng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu Động tại bưu Điện tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 40)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ TĨNH

2.2. Thực trạng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại

2.2.1. Tình hình nguồn vốn của Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh

Commented [dl3]: TÍNH TOÁN LẠI SẼ KO KHỚP VỚI SỐ LIỆU TRONG BẢNG

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn của Bưu điện giai đoạn 2020 – 2022 (Đơn vị: Trđ)

Năm Chỉ tiêu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 So sánh 2021/2020

So sánh 2022/2021 Số

tiền TT Số

tiền TT Số

tiền TT Số

tiền TL Số tiền TL A.Nợ p.trả 4.408 26,65 4.484 23,43 4.764 20,16 76 1,72 280 6,24 I. Nợ NH 4.059 24,54 3.797 19,84 4.607 19,50 -262 -6,45 810 21,33 1. VayNH 1.589 9,61 1.203 6,29 1.660 7,03 -386 -24,3 457 37,99 2. Phải trả người

bán 824 4,98 851 4,45 834 3,53 27 3,28 -17 -2,00

3. Ng.mua trả

trước 112 0,68 105 0,55 111 0,47 -7 -6,25 6 5,71

4. p.trả khác 1.534 9,27 1.638 8,56 2.002 8,47 104 6,78 364 22,22 II. Nợ DH 349 2,11 687 3,59 157 0,66 338 96,85 -530 -77,1 1.P.trả dài hạn

khác 191 1,15 181 0,95 157 0,66 -10 -5,24 -24 -13,26

2.Vay DH 158 0,96 506 2,64 0 0 348 220 -506 -100

B. Nguồn vốn

CSH 12.135 73,35 14.650 76,57 18.863 79,84 2.515 20,73 4.213 28,76 I.VCSH 12.135 73,35 14.650 76,57 18.863 79,84 2.515 20,73 4.213 28,76 1. VĐT CSH 9.554 57,75 11.657 60,92 15.456 65,42 2.103 22,01 3.799 32,59

2. Quỹ ĐTPT 76 0,46 76 0,40 76 0,32 0 0 0 0

3.Quỹ DPTC 77 0,47 77 0,40 77 0,33 0 0 0 0

4. LNSTCPP 2.428 14,68 2.840 14,84 3.254 13,77 412 16,97 414 14,58 Tổng nguồn vốn 16.543 100 19.134 100 23.627 100 2.591 15,66 4.493 23,48

(Nguồn: theo số liệu trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) Qua bảng 2.2 ta thấy, tương ứng với sự tăng của tổng tài sản, tổng nguồn vốn của Bưu điện tăng. Trong đó, nợ phải trả của Bưu điện có xu hướng tăng về giá trị nhưng giảm tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn.

Do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu của Bưu điện cao hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Trong nợ phải trả, các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các khoản vay dài hạn.

• Vay ngắn hạn của Bưu điện giảm 386 triệu đồng (tương ứng giảm 24,3%) xuống còn 1.203 triệu đồng ở năm 2021 so với năm 2020 và tăng 457 triệu đồng (tương ứng tăng 37,99%) ở năm 2022 so với năm 2021.

Nhìn chung trong giai đoạn 2020 – 2022, vay ngắn hạn của Bưu điện tăng 71 triệu đồng (tương ứng tăng 4,46%). Các khoản vay ngắn hạn của Bưu

điện tăng nhẹ trong giai đoạn 2020 – 2022 nhằm hỗ trợ Bưu điện giải quyết nhu cầu về vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện.

Trong năm 2020, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp thấp trong khi chi phí tài chính lại cao cho thấy hoạt động đầu tư tài chính của Bưu điện chưa mang lại hiệu quả và tiềm ẩn rủi ro, do đó Bưu điện quyết định giảm các khoản đầu tư tài chính và dùng tiền đó để trả bớt nợ vay ngắn hạn. Trong năm 2021, hoạt động đấu tư tài chính của Bưu điện mang lại một khoản lợi nhuận góp phần cải thiện, ổn định tình hình tài chính của Bưu điện. Do đó, ngoài nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu, Bưu điện đã vay thêm nợ ngắn hạn để đầu tư tài chính ở năm 2022.

• Các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước và các khoản phải trả khác của Bưu điện có xu hướng tăng nhẹ về mặt giá trị nhưng giảm về tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn của Bưu điện. Các khoản phải trả khác của Bưu điện tăng 104 triệu đồng (tương ứng tăng 6,78%) lên 1.638 triệu đồng ở năm 2021 so với năm 2020 và tiếp tục tăng 364 triệu đồng (tương ứng tăng 22,22%) lên 2.002 triệu đồng ở năm 2022 so với năm 2021. Khoản phải trả của Bưu điện tăng chủ yếu do các khoản phải trả cho người lao động tăng cao. Các khoản trả trước cho người bán của Bưu điện giảm nhanh trong giai đoạn 2020 – 2022 do vị thế tín dụng của Bưu điện được giữ vững và tạo được lòng tin đối với nhà cung cấp.

Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất thép, nhà cung cấp chủ yếu của Bưu điện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ thép nhập khẩu và tình trạng dư thừa cung của ngành thép. Do vậy, Bưu điện đã tăng cường đàm phán, thỏa thuận và thu được những kết quả đáng khích lệ như tỷ lệ đặt cọc phải trả cho nhà cung cấp giảm từ 15% xuống còn 10% hoặc thậm chí 5%.

• Nợ dài hạn của Bưu điện chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm cả về giá trị và tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn. Nhìn chung trong giai đoạn 2020 – 2022, nợ dài hạn của Bưu điện giảm 192 triệu đồng (tương ứng giảm 55%).

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có xu hướng tăng cả về mặt giá trị và tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn.

• Vốn đầu tư của chủ sở hữu của Bưu điện tăng 2.103 triệu đồng (tương ứng tăng 22,01%) lên 11.657 triệu đồng ở năm 2021 so với năm 2020 và tiếp tục tăng 3.799 triệu đồng (tương ứng tăng 32,59%) lên 15.456 triệu đồng ở năm 2022 so với năm 2021. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cao đảm bảo tính độc lập tự chủ của nhà quản lý khi đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của Bưu điện đang chiếm tỷ trọng rất cao (trên 70%) trong tổng nguồn vốn như hiện nay chưa hẳn là điều tốt. Bởi chỉ chủ yếu dựa vào vốn chủ sở hữu mà không tính đến các nguồn vốn vay có tính ổn định cao là Bưu điện đang bỏ lỡ những cơ hội đầu tư công nghệ, hàng tồn kho... nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

• Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bưu điện có xu hướng tăng trong giai đoạn 2020 – 2022. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp tăng 412 triệu đồng (tương ứng tăng 16,97%) lên 2.840 triệu đồng ở năm 2021 so với 2020 và tăng 414 triệu đồng (tương ứng tăng 14,58%) ở năm 2022 so với 2021. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp sẽ được quyết định sử dụng như thế nào tùy thuộc vào quyết định sau cuộc họp cổ đông của Bưu điện. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là nguồn tài chính quan trọng của Bưu điện trong quá trình tập trung vốn cho các dự án đầu tư phát triển lâu dài trong tương lai.

2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh

2.2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Bưu điện giai đoạn 2020-2022 tại Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn lưu động của Bưu điện giai đoạn 2020 - 2022.

(ĐVT: trđ)

CHỈ TIÊU VLĐ

NĂM 2020 NĂM 2021 NĂM 2022 So sánh 2021/2020

So sánh 2022/2021

ST TT ST TT ST TT ST TT ST TT

I, Tiền+TĐT 2.48 8

25,2

1 5.874 46,5

2 7.402 46,3 4

3.38 6

136, 1

1.52 8

26,0 1 II. ĐTTC NH 712 7,22 118 0,93 2.100 13,1

5 -594 - 83,4

1.98 2

1.67 9 III. P.thu

NH

2.64 6

26,8

2 2.580 20,4

3 2.352 14,7

2 -66 -

2,49 -228 - 8,84 IV. HTK 3.95

0 40 3.911 30,9

7 4.001 25 -39 -

0,99 90 2,30 V.TSNH

khác 71 0,75 143 1,15 117 0,79 72 101,

4 -26 -

18,2 Tổng VLĐ 9.86

7 100 12.62

6 100 15.97

2 100 2.75 9

27,9 6

3.34 6

26,5 0 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Bưu điện Cổ phần SHD Việt Nam) - Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền năm 2020 là 2.488 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,21% tổng số vốn lưu động. Năm 2021, khoản mục này là 5.874 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,52% . Năm 2021 so với năm 2020, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 3.386 triệu đồng, tương ứng tăng 136%. Năm 2022, lượng tiền và các khoản tương đương tiền là 7.402 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,34%. Khoản mục này năm 2022 tăng 26% so với năm 2021, ứng với số tuyệt đối tăng là 1.528 triệu đồng. Thêm vào đó, các khoản tiền và tương đương tiền của Bưu điện trong năm 2021 – 2022 tại các thời điểm khác cũng tương đối cao, không riêng gì tại thời điểm lập báo cáo. Cho thấy, hoạt động quản lý tiền mặt của Bưu điện chưa thực sự tốt, cần tăng cường quản lý trong các năm tới.

- Đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2020 là 712 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,22%; năm 2021 là 118 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,93%, năm 2022

là 2.100 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13,15% trong tổng số vốn lưu động.

Năm 2021 so với năm 2020, đầu tư tài chính ngắn hạn của Bưu điện giảm 594 triệu đồng, tương ứng giảm 83,43%; còn năm 2022 so với năm 2021 thì khoản mục này tăng với tốc độ tăng là 1.679%, ứng với số tăng tuyệt đối là 1.982 triệu đồng. Trong giai đoạn 2020 – 2022, hoạt động đầu tư tài chính của Bưu điện tương đối tốt và gặp nhiều thuận lợi. Doanh thu tài chính tăng lên trong khi chi phí tài chính lại giảm mạnh, mang lại cho Bưu điện một khoản lợi nhuận đáng kể. Do đó, việc Bưu điện quyết định đầu tư thêm vào đầu tư tài chính ngắn hạn trong khi tiền và tương đương tiền trong Bưu điện tương đối lớn như hiện nay là hợp lý.

- Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2020 là 2.646 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 26,82%. Năm 2021, nợ phải thu là 2.580 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,43%. Nợ phải thu ngắn hạn năm 2021 giảm so với năm 2020 là 66 triệu đồng, tương ứng giảm 2,49%. Năm 2022, khoản mục này là 2,352 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,72% cơ cấu vốn lưu động; giảm so với năm 2021 là 228 triệu đồng, tương ứng giảm 8,84%. Các khoản phải thu ngắn hạn của Bưu điện giảm cho thấy những nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ của Bưu điện đã có hiệu quả. Trong giai đoạn 2020 – 2022, Bưu điện đã áp dụng quản lý các khoản nợ phải thu theo từng khoản nợ, từng đối tượng khách hàng, nhà cung cấp. Khoản mục phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu về vốn lưu động trong toàn doanh nghiệp. Do đó, Bưu điện cần đặc biệt quan tâm chú ý.

- Khoản mục hàng tồn kho năm 2020 là 3.950 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 40% vốn lưu động. Năm 2021, lượng hàng tồn kho là 3.911 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,97% vốn lưu động. Năm 2021 so với năm 2020, khoản mục này giảm 39 triệu đồng, tương ứng giảm 1%. Năm 2022, lượng hàng tồn kho là 4.001 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25%. Hàng tồn kho năm 2022 tăng so với năm 2021 là 90 triệu đồng, tương ứng tăng 2,3%. Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối thấp và có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, Bưu điện có thể tránh được nguy cơ ứ

đọng vốn và giảm chi phí quản lý ở khâu dự trữ nhưng lại đối mặt với nguy cơ thiếu hụt hàng hóa nhằm đáp ứng cho các đơn hàng tiếp theo. Đặc biệt, trong giai đoạn 2020 – 2022, quy mô bán hàng và cung ứng dịch vụ của Bưu điện đang có sự gia tăng đáng kể. Vì vậy, Bưu điện cần xem xét lại chính sách dự trữ hàng hóa của mình để có những điều chỉnh thích hợp.

- Khoản mục vốn lưu động khác có biến động nhẹ. Nhìn chung các khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có độ ảnh hưởng tương đối nhỏ tới tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Bưu điện. Dù vậy, Bưu điện vẫn cần phải quan tâm chú ý do tác động xấu của nhiều khoản mục nhỏ khi không được kiểm soát sẽ trở thành một tác động lớn, Bưu điện sẽ không thể kịp thời đối phó, sửa chữa.

2.2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh

2.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá ở khâu sản xuất.

Bảng 2.7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở khâu sản xuất.

Chỉ tiêu Đơn vị

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

So sánh 2021/2020

So sánh 2022/2021

GT TL GT TL

1. Doanh thu thuần Trđ 21.429 22.803 24.763 1.374 6,41 1.960 8,60 2.VLĐ bình quân Trđ 8.223 11.246 14.299 3.023 36,76 3.053 27,15 3.Lợi nhuận trước thuế Trđ 2.450 3.093 3.325 643 26,27 232 7,49 4.Số vòng quay vốn lưu

động = (1)/(2) Vòng 2,6 2 1,7 -0,6 -23 -0,3 -15

5.Kỳ luân chuyển vốn lưu động = 360/(4)

Ngày

/vòng 138 180 211 42 30,43 31 17,22 6.Mức đảm nhận vốn

lưu động = (2)/(1) Lần 0,38 0,49 0,57 0,11 28,94 0,08 16,32 7.Tỷ suất lợi nhuận

vốn lưu động = (3)/(2) % 29,8 27,5 23,2 -2,3 -7,72 -4,3 -15,63

Commented [dl4]: Ko khớp với số liệu ở các bảng trên

( Nguồn :Phòng tài chính – kế toán Bưu điện giai đoạn 2020-2022) Qua bảng số liệu 2.5, ta có thể thấy Số vòng quay VLĐ trong ba năm tương đối thấp. Cụ thể: Năm 2020, một đồng VLĐ bình quân tham gia sẽ tạo ra 2,6 đồng doanh thu thuần. Năm 2021, một đồng VLĐ bình quân tham gia sẽ tạo ra 2 đồng doanh thu thuần. Năm 2022, một đồng VLĐ bình quân tham gia sẽ tạo ra 1,7 đồng doanh thu thuần. Năm 2021 số vòng quay VLĐ giảm 0,6 vòng tương ứng giảm 23%. Nguyên nhân chủ yếu do năm 2021, tốc độ tăng của VLĐ bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần dẫn đến số vòng quay VLĐ có giảm. Đến năm 2022, số vòng quay tiếp tục giảm 0,3 vòng, giảm 15% là do tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của VLĐ bình quân. Ta thấy VLĐ trong ba năm vận động chưa thực sự tốt, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ, gây ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận mà Bưu điện nhận được.

Mức đảm nhiệm VLĐ thể hiện qua các năm như sau: Năm 2020, 1 đồng doanh thu thuần Bưu điện phải bỏ 0,38 đồng VLĐ. Năm 2021, Bưu điện phải bỏ 0,49 đồng VLĐ. Năm 2022, phải bỏ 0,57 đồng VLĐ. Năm 2021, hệ số tăng 0,11 lần tương ứng 28,94%, trong khi tốc độ tăng của VLĐ bình quân nhanh hơn doanh thu thuần dẫn đến việc gia tăng hệ số đảm nhiệm VLĐ. Sang năm 2022, tốc độ tăng của VLĐ bình quân tiếp tục lớn hơn doanh thu thuần nên hệ số có tăng 0,08 lần tương ứng 16,32%. Hệ số đảm nhiệm VLĐ của Bưu điện ở mức cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ ngày càng thấp, Bưu điện nên nâng cao công tác quản lý để tránh sự lãng phí trong việc sử dụng VLĐ.

Tỷ suất lợi nhuận vốn VLĐ: Đánh giá một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua số liệu có thể thấy, hệ số này tăng giảm không đều, chứng tỏ việc VLĐ tạo ra lợi nhuận của Bưu điện chưa thực sự tốt. Cụ thể năm 2020 cứ 100 đồng VLĐ tạo ra 29,8 đồng lợi nhuận. Đến năm 2021 giảm 2,3 đồng tương xuống còn 27,5 đồng, tương ứng giảm 7,72% so với năm 2020. Sang năm 2022, 100 đồng VLĐ tạo ra 23,2 đồng lợi nhuận, giảm 4,3 đồng, tương ứng 15,63% so với năm 2021. Khả năng sinh lời của

Bưu điện có có xu hướng giảm và ở cả 3 năm vẫn ở mức chưa cao dù trong giai đoạn 2020 – 2021 Bưu điện đã có có biện pháp khắc phục tăng mức lợi nhuận của Bưu điện. Lợi nhuận trước thuế của Bưu điện tăng từ 2.450 triệu đồng ở năm 2020 lên 3.093 triệu đồng ở năm 2021 và 3.325 triệu đồng ở năm 2022. Điều này chỉ ra rằng, vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm trước hết là hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bưu điện cần tìm ra biện pháp tốt hơn tránh tình trạng sử dụng VLĐ mà không thu về được lợi nhuận trong các năm tiếp theo.

2.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá ở khâu dự trữ

Bảng 2.8. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở khâu dự trữ.

Chỉ tiêu Năm

2020

Năm 2021

Năm 2022

So sánh 2021/2020

So sánh 2022/2021

ST TL ST TL

1. Doanh thu thuần 21.429 22.803 24.763 1.374 6,41 1.960 8,60 2.Hàng tồn kho bình quân 3.292 3.931 3.956 639 19,41 25 0,63 3.Nợ phải thu bình quân (trđ) 2.514 2.613 2.466 99 3,94 -147 -5,62

4.DTT BQ ngày (trđ/ngày) 60 63 68 3 5 5 7,9

5. Số vòng quay hàng tồn kho

= (1/2) 6,5 5,8 6,26 -0,7 -10,77 0,46 7,93

6. Thời gian 1 vòng quay

hàng tồn kho = 360/(5) 55 62 58 7 12,72 -4 -6,45

Kỳ thu tiền trung bình =

(3)/(4) (ngày) 42 41 36 -1 -2,38 -5 -12,2

(Nguồn :Phòng tài chính – kế toán Bưu điện giai đoạn 2020-2022)

Nhận xét:

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong kỳ phân tích VLĐ đầu tư cho hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này của Bưu điện đã sụt giảm từ mức 6,5 vòng trong năm 2020 xuống 5,8 vòng trong năm 2021 và tăng trở lại trong năm 2022, hàng tồn kho vận động được 6,26 vòng. So

với các doanh nghiệp cùng ngành, hàng tồn kho của Bưu điện vận động nhanh, tránh được tình trạng ứ đọng vốn ở khâu dự trữ. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng hàng tồn kho của Bưu điện có xu hướng giảm và tương đối thấp trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2022, tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn chỉ còn 25%. Đối với một doanh nghiệp sản xuất và thương mại sắt thép thì lượng hàng tồn kho của Bưu điện là khá thấp.

Thời gian một vòng quay hàng tồn kho cho biết số ngày bình quân cần thiết mà hàng tồn kho chu chuyển được trong một kỳ phân tích. Do số vòng quay hàng tồn kho của Bưu điện đang giảm dần dẫn đến kỳ luân chuyển của hàng tồn kho đã tăng từ mức 55 ngày ở năm 2020 lên 58 ngày ở năm 2022 (tăng 5,45%). Chỉ tiêu càng cao, hàng tồn kho vận động càng chậm, làm giảm doanh thu và LN cho Bưu điện. Bưu điện cần quan tâm chú ý đến chỉ tiêu này để có thể tính toán chính xác lượng hàng tồn kho cần thiết, tránh ứ đọng nhưng cũng không thiếu hụt.

Kỳ thu tiền trung bình: Do vòng quay các khoản phải thu của Bưu điện tăng đã kéo theo thời gian thu hồi nợ của Bưu điện cũng ảnh hưởng có xu hướng giảm dần. Năm 2020 là 42 ngày thì đến năm 2021 giảm còn 41 ngày giảm 1 ngày so với năm 2020. Bước sang năm 2022, chính sách thu tiền khách chiếm dụng đã tốt hơn, đã làm thời gian thu tiền giảm 36 ngày có thể thu hồi vốn. Qua đó thấy được công tác thu hồi tiền từ khách hàng chiếm dụng của Bưu điện đã có hiệu quả.

Qua sự phân tích trên thể hiện hiệu quả sử dụng VLĐ của Bưu điện trong giai đoạn 2020 – 2104 tương đối tốt. Tuy nhiên, Bưu điện vẫn cần quản lý chặt chẽ hơn TSNH trong DN, góp phần giảm chi phí SX, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, làm gia tăng LN cho Bưu điện.

2.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá ở khâu thanh toán.

Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở khâu thanh toán.

Năm

Chỉ tiêu ĐV Năm

2020 Năm 2021

Năm 2022

So sánh 2021/ 2020

So sánh 2022/2021 Số

tiền TL Số tiền TL 1. Tài sản ngắn hạn Trđ 9.867 12.626 15.972 2.759 27,96 3.346 26,50 2. Hàng tồn kho Trđ 3.950 3.911 4.001 -39 -0,99 90 2,30 3. Tiền và TĐT Trđ 2.488 5.874 7.402 3.386 136,1 1.528 26,01 4. Nợ ngắn hạn Trđ 4.059 3.797 4.607 -262 -6,45 810 21,33 5. Hệ số khả năng thanh

toán ngắn hạn hiện thời (1/4)

Lần 2,43 3,33 3,47 0,89 36,79 0,14 4,26 6. Hệ số khả năng thanh

toán ngắn hạn nhanh ([1- 2]/4)

Lần 1,46 2,30 2,60 0,84 57,45 0,30 13,21 7. Hệ số khả năng thanh

toán ngắn hạn tức thời (3/4) Lần 0,61 1,55 1,61 0,93 152,4 0,06 3,86 (Nguồn: theo số liệu trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) - Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn hiện thời của Bưu điện có xu hướng tăng trong giai đoạn 2020 – 2022. Hệ tăng 0,89 lần (tương ứng tăng 36,79%) lên 3,33 lần ở năm 2021 so với năm 2020 và tăng 0,14 lần (tương ứng tăng 4,26%) lên 3,47 lần ở năm 2022 so với năm 2021. Chỉ tiêu này của Bưu điện cao (>1) chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản của mình.

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn nhanh của Bưu điện có xu hướng tăng trong giai đoạn 2020 – 2022. Hệ số tăng 0,84 lần (tương ứng tăng 57,45%) lên 2,3 lần ở năm 2021 so với năm 2020 và tiếp tục tăng 0,3 lần (tương ứng tăng 13,21%) lên 2,6 lần ở năm 2022 so với năm 2021.

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn tức thời của Bưu điện tăng qua các năm. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn nhanh tăng 0,93 lần (tương ứng tăng 152%) lên 1,55 lần ở năm 2021 so với năm 2020 và tăng 0,06 lần (tương ứng tăng 3,86%) lên 1,61 lần ở năm 2022 so với năm 2021.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu Động tại bưu Điện tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)