2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý khai thác di sản văn hóa phục vụ du lịch các nước trên thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Khi tiến hành mở cửa với phương Tây, Nhật Bản vẫn là một quốc gia lạc hậu hàng thế kỷ so với các nước đã công nghiệp hoá. Với điều kiện như vậy, người Nhật đã huy động mọi tiềm năng sức mạnh dân tộc để phát triển đất nước. Những giá trị văn hoá truyền thống đã trở thành lực cố kết sức
mạnh của toàn dân tộc cho mục tiêu hiện đại hoá đất nước. Di sản văn hoá đã được người Nhật quan niệm và đối xử như một tài sản đặc biệt quan trọng - tài sản văn hoá. Đối với Nhật Bản, quan niệm di sản văn hoá là tài sản văn hoá không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn được cụ thể hoá trong những đạo luật, chính sách văn hoá, nổi bật nhất là Bộ luật bảo tồn các tài sản văn hoá được ban hành vào những năm 80 của thế kỷ trước.
Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc bảo tồn, khai thác các di sản văn hoá là:
- Phải có một bộ máy hành chính có tính chuyên biệt và thống nhất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, chỉ đạo và giám định thi hành pháp luật.
- Nhật Bản đã tiến hành rộng rãi sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, giữa Trung ương và địa phương, giữa bộ máy hành chính nhà nước và nhân dân và giữa các thiết chế văn hoá hữu quan.
- Chính sách trao đổi văn hoá của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào đẩy mạnh văn hoá Nhật Bản bằng những hoạt động quản lý mà tạo ảnh hưởng ra thế giới. Nhật Bản gửi các nghệ sĩ của mình sang phương Tây để học hỏi trào lưu mới và tìm những nguồn cảm hứng mới. Mục tiêu chính của việc trao đổi văn hoá của Nhật Bản là nâng cao chất lượng (theo tiêu chuẩn quốc tế) của các hoạt động nghệ thuật Nhật Bản nhằm đạt được sự thừa nhận trong cộng đồng quốc tế.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Ở Trung Quốc, bên cạnh việc hoàn thiện pháp chế về bảo vệ các di sản văn hoá lịch sử, thực hiện phân cấp bảo vệ văn vật, nhà nước yêu cầu các cấp chính quyền đưa việc bảo vệ văn vật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vào quy hoạch xây dựng thành thị và nông thôn, vào ngân sách, vào cải cách thể chế; đồng thời cũng nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ của cộng đồng, huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác bảo vệ văn vật.
Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập thế giới, Trung Quốc đặc biệt chú trọng thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hoá thông qua giáo dục cộng đồng. Đề cương về chương trình: “Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa của đất nước” do Bộ Văn hóa và Cục Di sản đã công bố từ năm 1989, được quán triệt và thực hiện trong cả nước.
Các viện bảo tàng, nhà tưởng niệm và các cơ quan bảo vệ di sản văn hoá đã mở cửa đón công chúng và cung cấp nhiều chương trình về bảo vệ di sản văn hoá. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đề cập nhiều tới tầm quan trọng và giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học của di sản văn hoá Trung Quốc. Nhiều tờ báo lớn đã có chuyên mục về luật bảo vệ di sản văn hoá.
Chính phủ Trung Quốc đã xác định: những tài sản văn hoá là do nhân dân tạo nên, chỉ khi nào bản thân tài sản ấy được nhân dân nhận thức đúng đắn, khi ấy nó mới có những giá trị đích thực. Đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO, công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá di sản văn hoá dân tộc của Trung Quốc càng được coi trọng.
Trung Quốc chú trọng mở rộng ảnh hưởng văn hóa của mình ra các nước và khu vực trên thế giới mà châu Phi là một ví dụ điển hình. Trung Quốc đã ký với các nước châu Phi các hiệp định văn hóa và dự án văn hóa. Trung Quốc cũng tổ chức hoạt động “Thực hành văn hóa Trung Quốc ở châu Phi”, cử nhiều đoàn nghệ thuật và nghệ nhân biểu diễn lần lượt ở các nước châu Phi, những hoạt động này đã nâng cao sức hấp dẫn về văn hóa của Trung Quốc ở châu Phi.
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Indonesia
Đền Borobodur của Indonesia nổi tiếng bởi đây là công trình kiến trúc Phật giáo bằng đá lớn nhất thế giới, do người Java xây dựng từ thế kỷ IX, sau đó bị quên lãng trong rừng cho đến khi người Anh phát hiện ra vào năm 1814.
Năm 1973, Chính phủ Indonesia tiến hành chương trình khôi phục đền Borobudur do UNESCO hỗ trợ ẳ số kinh phớ.
Ngoài việc khôi phục đền, Chính phủ còn cho xây công viên ngoài ngôi đền dành cho khách du lịch. Một đơn vị trực thuộc Bộ Du lịch quản lý công viên. Khu công viên rộng 85ha gồm khu vực công viên, bảo tàng khảo cổ, nhà khách, 2 nhà hàng, một tàu điện đưa khách đi thăm quan, 78 kiot và khu vực đỗ xe, 22 quán cà phê do người dân địa phương thuê. Khu vực này được gọi là “Công viên khảo cổ đền Borobodur”, bắt đầu đưa vào vận hành năm 1985.
Có 364 nhân viên làm việc cho công viên. Khu công viên này đồng thời quản lý cả hiệp hội hướng dẫn viên và chụp ảnh trong đền, hầu hết những người hành nghề đều là người dân địa phương. Theo thống kê, năm 1992, có 1,989,448 khách đến đây du lịch, trong đó có 1,677,511 khách nội địa và 312,448 khách du lịch quốc tế.
Ngày nay, Chính phủ cho phép cơ quan Phật giáo quốc gia quản lý, tổ chức lễ waisak trong đền. Trước đây lễ waisak diễn ra hàng năm nhưng không được phép tổ chức trong đền, và quy mô nhỏ hơn. Hiện nay, lễ waisak này thu hút hàng nghìn phật tử khắp nơi trong cả nước về dự. Điều thú vị là thế hệ con cháu của tộc người Java trước kia xây dựng đền thì nay đều theo đạo Hồi, và họ không quan tâm đến ngôi đền Borobudur. Trong khi đó, những người tham dự lễ Waisak hiện nay hầu hết thuộc tộc người khác. Điều này chứng tỏ rằng, Chính phủ Indonesia muốn sử dụng đền là trung tâm hành lễ theo truyền thống văn hóa mới. Phật tử không nhất thiết phải là người xây dựng đền trước đây miễn là họ là người Indonesia.
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý khai thác di sản văn hóa phi vật thể của các tỉnh ở Việt Nam
2.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và tỉnh Kiên Giang
Hệ thống các di tích - lễ hội đó mang những giá trị lịch sử - văn hóa rất đáng lưu ý và có thể khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau (về điêu khắc, kiến trúc, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán v.v…). Hơn nữa, ngoài giá trị lịch sử, các di tích nơi đây còn có thể là những điểm du lịch sinh thái mang
màu sắc đặc thù địa phương.
Côn Đảo và Phú Quốc không phải chỉ là những nơi ghi dấu ấn “ngục tù” thực dân, đế quốc mà còn có thể được xem là những “điểm đến”
(destination) đứng vị trí hàng đầu so với hàng ngàn đảo trong cả nước và so với các đảo có thể khai thác vào hoạt động “du lịch sinh thái biển” (gồm cả sinh thi tự nhiên lẫn sinh thi nhân văn) ở nước ta cả trước mắt lẫn về lâu dài…
Ngoài ra, vốn di sản văn hóa trong vùng còn phải kể đến các ngành nghề truyền thống, các đặc sản ẩm thực, các loại hình nghệ thuật dân tộc, các phong tục tập quán và sinh hoạt văn hóa đặc trưng tộc người (Việt, Hoa, Chăm, Khmer, Stiêng, Mnông…) v.v…
Hệ thống vốn di sản ấy mang nhiều giá trị văn hóa – lịch sử vừa hàm chứa những độ sâu và bề dày văn hóa dân tộc vừa phản ánh những nét đặc thù độc đáo của văn hóa địa phương mà nếu được nghiên cứu kỹ, khai thác tốt chắc chắn có thể trở thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc. Cũng vì yêu cầu ấy, những gì tạo nên cái vốn “quốc hồn quốc túy” khẳng định “truyền thống” của các địa phương trong vùng đều cần phải được ưu tiên phục chế, tôn tạo, sáng tạo ra. Ví dụ, việc nghiên cứu, giới thiệu và có những giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn, phát huy những di tích, bảo tàng, các loại hình nghệ thuật (âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật…) dân tộc, những ngành nghề truyền thống (tiểu thủ công, đặc sản ẩm thực…).
2.2.2.2. Kinh nghiệm phát huy di sản thế giới không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày
của họ. Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng.
Các dàn Cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, Cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc Cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc Cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng Cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo.
Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Ngày 25/11/2005, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam, di sản thứ hai sau Nhã nhạc Huế, được UNESCO công nhận là
“Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Theo thống kê của Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai, trước năm 1980 trong các plei/plơi của người Gia Lai, Bana trong tỉnh có hàng chục ngàn bộ Cồng chiêng. Và văn hóa Cồng chiêng đã thực sự đem lại cho du khách sự tìm hiểu sự khác biệt văn hóa.
2.2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với du lịch di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh Thứ nhất, phát triển du lịch dựa vào khai thác giá trị lễ hội phải được tính toán kỹ lưỡng, được xây dựng kế hoạch chi tiết, phải đặc biệt quan tâm đến bản sắc truyền thống văn hóa lễ hội, làm sao để không biến lễ hội trở thành thương mại hóa, làm mất đi ý nghĩa ban đầu của lễ hội - ý nghĩa tâm linh.
Thứ hai, phát triển du lịch dựa vào việc quản lý khai thác các di tích lịch sử đồng thời tăng cường công tác quản lý bảo tồn di tích, chia sẻ lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Thứ ba, cần tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Quảng cáo tạo ấn tượng ban đầu nhưng có ý nghĩa quyết định đến việc mua tour của khách du lịch.
2.2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan
- Trần Đình Luyện (2006) nghiên cứu đề tài „Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc“ Tác giả đánh gía vai trò của Bắc Ninh – Kinh Bắc trong lịch sử dân tộc, khái quát những đặc trưng của nền văn hiến Kinh Bắc, đặc biệt tác giả đi sâu phân tích những đặc điểm và giá trị của văn hóa Luy Lâu và Kinh Dương Vương, văn hóa nhà Lý, văn hóa Quan họ. Tác giả không chỉ có những tìm tòi, phát hiện, đưa ra nhiều kết quả mới trong việc nghiên cứu bản sắc văn hóa Bắc Ninh – Kinh Bắc, mà có những nhận xét, đánh giá, đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục phát huy có hiệu quả sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc trong xã hội đương đại.
- Sở VHTT&DL Bắc Ninh phối hợp Viện Văn học nghệ thuật Việt Nam (2008) đã nghiên cứu đề tài Làng và nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh xuất bản sách. Đề tài nói về bối cảnh văn hóa xã hội về các tiêu chí xác định làng quan họ, đồng thời giới thiệu lần lượt từng làng quan họ trong 44 làng Quan họ gốc hiện nay nằm trên địa phận tỉnh Bắc Ninh – những cái nôi đã sinh thành và nuôi dưỡng một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật độc đáo của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Đồng thời cuốn sách giới thiệu các tiêu chí xác định nghệ nhân quan họ và danh sách 25 gương mặt nghệ nhân Quan họ tiêu biểu, những liền anh liền chị đã trực tiếp được ’’chơi Quan họ“ từ trước năm 1945, được ‘‘tắm mình“ trong không khí hội hè đình đám Quan họ tưng bừng một thủa trấn Kinh Bắc xưa, để người đọc cảm nhận được phần nào một diện mạo của một vùng Kinh Bắc. Hiểu rõ hình thức sinh hoạt văn hóa người quan họ,
đặc điểm cụ thể của từng không gian văn hóa làng quan họ gốc, cái nôi của dân ca quan họ. Tài liệu giúp hình thành, định hướng các sản phẩm cụ thể trong hệ thống các sản phẩm du lịch Quan họ như tái hiện Ẩm thực Quan họ, Hát canh quan họ, nhà chứa Quan họ, Trang phục, têm trầu gắn với các hình thức sinh hoạt, phong tục trong đời sống của các làng Quan họ một trong những làng Việt ngày xưa.
- Lê Đắc Thuật (2012-2014) đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng các chương trình du lịch nhằm khai thác, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài gồm 6 chuyên đề: chuyên đề 1 nghiên cứu xây dựng chương trình du lịch tiêu biểu; chuyên đề 2 nghiên cứu tâm lý khách du lịch ở một số thị trường trọng điểm Bắc Ninh; chuyên đề 3 các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng của tỉnh;
chuyên đề 4 khai thác làng nghề trong tỉnh để phục vụ các chương trình du lịch; chuyên đề 5 tổ chức quản lý, phát triển sản phẩm du lịch di sản dân ca quan họ Bắc Ninh; chuyên đề 6 phục hồi và phát triển trò chơi dân gian tỉnh Bắc Ninh. Các chuyên đề là căn cứ thực tế để xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng các chương trình du lịch.
Cho đến nay, có thể nói rằng đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Quan họ Bắc Ninh trên mọi mặt như lịch sử, đặc điểm nghệ thuật, nội dung, trang phục, ẩm thực Quan họ, không gian văn hóa Quan họ.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu xem xét khai thác di sản văn hóa Quan họ vào hoạt động du lịch chỉ mang tính chung chung, chưa sâu. Đặc biệt chưa có nghiên cứu quản lý khai thác di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh trong hoạt động du lịch.