Một số giải pháp tăng cường quản lý khai thác di sản văn hóa Quan

Một phần của tài liệu Quản lý khai thác di sản văn hóa quan họ bắc ninh trong hoạt động du lịch (Trang 94 - 108)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Một số giải pháp tăng cường quản lý khai thác di sản văn hóa Quan

4.4.1. Cơ s khoa hc

4.4.1.1. Quan điểm phát triển di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh

- Phát triển di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh nhanh, tương xứng với tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh.

- Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững.

- Phát triển di sản văn hóa Quan họ dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

- Phát triển du lịch gắn với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Phát triển di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng.

4.4.1.2. Định hướng khai thác di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh

Thứ nhất: phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa, du lịch lễ hội tín ngưỡng, du lịch văn hóa Quan họ, du lịch tham quan các làng nghề, du lịch thể thao giải trí và nghỉ dưỡng cuối tuần.

Thứ hai: định hướng phát triển các sản phẩm du lịch, các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội; dân ca Quan họ; các làng nghề và sản phẩm làng nghề, các làng cổ nhà cổ; khu vui chơi giải trí, thể thao và mua sắm.

Thứ ba: định hướng phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch, ưu tiên phát triển các dự án khu du lịch đã quy hoạch, tiếp tục quy hoạch chi tiết một số khu du lịch khác để định hướng đầu tư, xác định qũy đất phát triển du lịch và làm cơ sở gọi vốn đầu tư. Lựa chọn tiến hành quy hoạch, phát triển một số điểm di tích đang thu hút khách, theo hướng tại mỗi điểm di tích sẽ có những dịch vụ phù hợp với đặc thù riêng, đảm bảo tiêu chuẩn của một điểm du lịch cấp tỉnh là: có tài nguyên du lịch phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ khách tham quan. Trên cơ sở phát triển các khu, điểm du lịch, quy hoạch phát triển một số tuyến du lịch theo tiêu chuẩn cấp tỉnh là: nối các khu, điểm du lịch cấp tỉnh và có các biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường, có các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với tuyến giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt.

4.4.2. Các nhóm gii pháp tăng cường qun lý khai thác di sn văn hóa Quan h Bc Ninh để phát trin du lch

4.4.2.1. Nhóm giải pháp trước mắt

Thứ nhất, đầu tư cho công tác tổ chức hội Lim năm 2015. Trong năm tới Hội Lim sẽ đón rất nhiều khách về tham quan, du lịch, dự hội là điều có thể dự báo trước được. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn chính quyền địa phương chỉnh trang cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại khu vực đồi Lim: xây dựng bãi đỗ xe, điện nước, vệ sinh công cộng, dịch vụ ăn uống, lưu trú, phân luồng giao thông… đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong dịp lễ hội. Xây dựng kịch bản tổng thể tổ chức hội Lim một cách kỹ lưỡng, có chú ý đến tổ chức các gian hàng bán hàng lưu niệm cho khách, các trò chơi dân gian trong lễ hội, tổ chức hội thi nấu ăn, giới thiệu ẩm thực Quan họ, duy trì thi hát Quan họ đầu xuân, thi người đẹp Quan họ, thi tìm hiểu về dân ca Quan họ…

Thứ hai, chỉnh trang cảnh quan, quy hoạch điểm bán hàng tại một số điểm du lịch quan trọng, đặc biệt là ở khu vực đền Lý Bát Đế.

Thứ ba, mở các lớp đào tạo nhanh để cập nhật, bổ sung kiến thức, ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên phục vụ du lịch Quan họ.

Thứ tư, tuyên truyền vận động cho người dân tại các làng Quan họ hiểu và tham gia hoạt động du lịch. Hỗ trợ các làng Quan họ gốc trong công tác xây dựng trưng bày bảo tàng Quan họ tại làng. Tổ chức các lớp đào tạo, tuyên truyền cho người dân kỹ năng làm du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương là hàng thủ công làm quà lưu niệm bán cho khách.

Thứ năm, tổ chức cho các hãng lữ hành tại Hà Nội và trong tỉnh đi khảo sát các tuyến điểm du lịch, các làng Quan họ có thể phát triển loại hình du lịch này. Liên kết, phối hợp với Hà Nội và các tỉnh bạn trong phát triển du lịch.

Chú ý phát triển tour du lịch nghe hát Quan họ canh cho khách. Đây là một sản phẩm du lịch độc đáo, vừa hấp dẫn du khách vừa kéo dài thời gian lưu trú

của khách tại Bắc Ninh. Để phát triển sản phẩm này, Sở nên hỗ trợ, khuyến khích để doanh nghiệp du lịch mạnh dạn đầu tư vào một số địa điểm tại làng Quan họ gốc như làng Diềm, làng Đặng Xá, Bồ Sơn về không gian biểu diễn Quan họ: nhà cổ, trang phục biểu diễn, dụng cụ âm nhạc biểu diễn…

Thứ sáu, ngay từ bây giờ cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu các chương trình du lịch Quan họ trên các phương tiện thông tin truyền thông, đến các hãng lữ hành trong và ngoài nước.

4.4.2.2. Nhóm giải pháp lâu dài

a. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý di sản văn hoá Quan họ

Quan họ Bắc Ninh không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể của Bắc Ninh, của Việt Nam mà nay nó đã thuộc về cả nhân loại. Việc quản lý di sản này thuộc về nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư - chủ nhân di sản văn hóa. Vì vậy, phải hoàn thiện bộ máy quản lý di sản một cách hiệu quả. Các giải pháp đưa ra:

- Rà soát lại bộ máy quản lý từ tỉnh tới các làng xã: Thống nhất đầu mối đơn vị quản lý nhà nước về di sản thuộc Sở VHTT&DL tỉnh. UBND cấp tỉnh chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương.

Phòng quản lý di sản trực thuộc Sở VHTT&DL chịu trách nhiệm quản lý những di sản quan trọng và tổ chức tập huấn nghiệp vụ về các hoạt động tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di sản. Đối với các di sản văn hóa cần nghiên cứu lộ trình nâng cấp bộ máy hiện nay trực thuộc UBND cấp tỉnh; đối với các di sản quốc gia như dân ca Quan họ Bắc Ninh đặc biệt cần căn cứ điều kiện từng địa phương, phạm vi và quy mô sức lan tỏa di sản.

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý: Để nâng cao chất lượng công tác quản lý di sản văn hoá cần tăng cường và kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý văn hoá ở các địa phương, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ văn hoá. Cán bộ chuyên trách địa phương phải là người am hiểu sâu sắc văn hoá làng xã, là người tiên phong trong công tác tuyên truyền về giá trị văn hoá

làng xã, đồng thời cũng là người có khả năng tham gia vào kế hoạch quản lý khai thác di sản văn hoá.

+ Đối với cán bộ quản lí văn hoá: Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí văn hóa học tập kinh nghiệm quản lí và khai thác tài nguyên văn hoá tại các tỉnh thành khác trong nước.

+ Đối với cán bộ thực hiện công việc bảo tồn di sản văn hóa: chú trọng đào tạo cán bộ, thợ lành nghề có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực thi nghiệp vụ quản lý khai thác các di sản văn hóa phi vật thể; đủ năng lực để nghiên cứu lập hồ sơ lưu trữ và hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa.

+ Đối với cán bộ văn hoá cơ sở: tạo điều kiện để cán bộ văn hoá cơ sở tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy di sản tỉnh hay trung ương tổ chức. Cung cấp cho họ những tài liệu hướng dẫn về di sản văn hoá để họ được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương.

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch: Cần thiết thành lập phòng chuyên về nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch, tổng hợp lưu trữ các thông tin dữ liệu về du lịch Bắc Ninh. Phối hợp với ngành Văn hóa xây dựng ngân hàng ảnh Quan họ, dữ liệu làng Quan họ gốc, các cụ nghệ nhân Quan họ… phục vụ công tác xúc tiến và xây dựng sản phẩm du lịch Quan họ có chất lượng.

- Phối hợp quản lý giữa ngành Du lịch và Văn hóa để tổ chức khai thác phát huy giá trị di sản trong hoạt động du lịch, tổ chức hội thảo khoa học, công trình, đề án về bảo tồn Quan họ có sự tham gia từ phía các nhà quản lý du lịch.

b. Phát huy các tài nguyên của tỉnh nhằm khai thác di sản văn hóa quan họ trong hoạt động du lịch

- Sở VHTT&DL tỉnh cần có chính sách đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, nghiên cứu tổ chức các hoạt động dành cho khách du lịch phù hợp với từng đối tượng khách, từng đối tượng tham quan và từng thời điểm... trong đó

đặc biệt chú trọng khai thác kết hợp bảo tồn các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của thế giới ”Quan họ Bắc Ninh”.

- Đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp dựa trên nguồn lực hiện có về giao thông, về quĩ đất.

- Đầu tư bố trí các trung tâm mua sắm hoặc giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông sản của tỉnh gần khu vui chơi giải trí này để phục vụ nhu cầu mua sắm cuối tuần của người dân Hà Nội.

- Đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ dọc tỉnh lộ 283 trên địa bàn huyện Thuận Thành và Quốc lộ 18 trên địa bàn huyện Quế Võ để đón và phục vụ lượng khách du lịch từ Hà Nội đi Hạ Long và khách du lịch từ Trung Quốc đến Hà Nội qua Lạng Sơn.

- Đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ làm nơi giới thiệu văn hóa của địa phương, giới thiệu và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới hình thức quà lưu niệm, đồng thời giới thiệu và cung cấp cho khách các món ăn mang đậm bản sắc địa phương.

- Nghiên cứu qui hoạch, đầu tư và quản lý phát triển sản phẩm du lịch đường sông.

- Không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch.

c. Giải pháp xã hội hoá công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Quan họ

Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của cộng đồng dân cư nhất là nhân dân địa phương.

Để làm tốt điều này cần:

- Ban hành những chính sách thu hút và tập hợp quần chúng vì sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa. Hình thành quỹ "Bảo tồn di sản văn hóa Quan họ". Đồng thời, có hình thức khen thưởng thích đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp trực tiếp cho công tác giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa.

- Chính quyền địa phương vận động các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kí kết các chương trình hỗ trợ thực hiện bảo tồn di sản văn hoá.

d. Ưu tiên công tác đầu tư, tổ chức các hoạt động phát triển du lịch Quan họ

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu du lịch Quan họ, khu vui chơi giải trí, đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển khách, bưu chính viễn thông, ngân hàng… Trong đó có chú ý đến việc nghiên cứu, xây dựng các cơ sở lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác một cách hợp lý cho khách du lịch tại các làng Quan họ.

+ Ưu tiên, khuyến khích liên doanh trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp (3 sao trở lên), các nhà hàng phục vụ ăn uống đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu khách du lịch quốc tế. Ngoài ra, cũng cần xây dựng các nhà nghỉ tại các điểm di tích lịch sử phục vụ nhu cầu lưu trú của đa số khách nội địa về đây hành hương vào các mùa lễ hội.

+ Đầu tư trọng điểm vào một số làng nghề truyền thống, một số điểm di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa lịch sử, có giá trị nghệ thuật phục vụ tham quan du lịch. Đây chính là những điểm đến hấp dẫn ngoài nội dung nghe hát Quan họ, làm phong phú chương trình du lịch của khách.

+ Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng Nhà hát Quan họ Bắc Ninh. Hiện nay, đề án xây dựng trung tâm này đang trong quá trình nghiên cứu. Một số ý tưởng cho rằng nên đặt trung tâm đó ở tại làng Quan họ gốc, như làng Diềm.

Một số ý kiến khác mong muốn xây dựng trung tâm tại một khu đất mới để có nhiều diện tích, không gian tái tạo lại làng xóm xưa kia với những lũy tre, cây đa, giếng nước, nhà cổ… có sân khấu biểu diễn Quan họ, cũng có sân đình, nhà chứa, thủy đình cho Quan họ được trình diễn.

+ Thực hiện “bảo tàng hóa di sản văn hóa làng”, nghĩa là ngay tại các làng Quan họ, tổ chức trình diễn, trưng bày Quan họ ở trung tâm sinh hoạt văn hóa của làng. Đó là ở đình làng, đền, nhà văn hóa, “nhà chứa Quan họ”.

Tại đây có thể trưng bày các hiện vật Quan họ như trang phục Quan họ, tài liệu về văn hóa Quan họ, tranh ảnh Quan họ, danh sách tên các cụ nghệ nhân Quan họ của làng, băng đĩa Quan họ. Nhà nước cần có chủ trương, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ những bảo tàng này tại các làng. Đồng thời, ngành Du lịch hướng dẫn người dân tự sản xuất ra các mặt hàng thủ công về Quan họ để làm hàng lưu niệm phục vụ cho khách du lịch.

e. Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Quan họ phong phú hơn nữa nhằm thu hút khách du lịch

Bản thân dân ca Quan họ, văn hóa Quan họ là hấp dẫn khách du lịch.

Tuy nhiên để Quan họ trở thành một sản phẩm du lịch, một loại hình du lịch thì còn rất nhiều việc phải làm.

Thứ nhất, là đa dạng hóa sản phẩm du lịch Quan họ. Trên cơ sở kết quả khảo sát thị trường khách du lịch, đồng thời tìm hiểu phát hiện những giá trị mới đặc sắc của Quan họ, cần nghiên cứu xây dựng những sản phẩm du lịch Quan họ phù hợp.

- Về vấn đề dịch vụ ăn uống tại lễ hội: có thể tổ chức đấu thầu chọn một doanh nghiệp du lịch đứng ra kinh doanh. Nghiên cứu, cung cấp các món ăn của người Quan họ xưa cho thực khách. Có thể tổ chức thi nấu cỗ Quan họ giữa các làng Quan họ gốc trong thời gian diễn ra lễ hội.

- Về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm: xây dựng các nhà vệ sinh lưu động tại khu vực lễ hội. Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn, an ninh cho du khách. Đặc biệt chú ý đến địa điểm, không gian tổ chức lễ hội để mở rộng quy mô. Có quy hoạch nơi đỗ xe cho du khách. Dự đoán trước lượng khách đến tham dự lễ hội để tổ chức phân phối khách một cách hợp lý, trật tự.

- Phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, thưởng thức Quan họ: Loại

hình du lịch này phải được ưu tiên phát triển hàng đầu. Để các tour Quan họ như vậy thật sự hấp dẫn du khách thì cần có sự đầu tư từ cơ quan Quản lý Nhà nước và từ phía các doanh nghiệp du lịch. Doanh nghiệp du lịch là người trực tiếp phục vụ khách, do vậy sẽ hiểu rõ nhất tâm lý, mong muốn của khách.

Doanh nghiệp du lịch cần phối hợp với Nhà nước đầu tư cho các làng Quan họ, các điểm du lịch để đón khách.

- Phát triển du lịch hội nghị, hội thảo: Với vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội, không xa sân bay quốc tế Nội Bài, khách sạn 4 sao đầu tiên đi vào hoạt động, một số khu du lịch đang được xây dựng… là điều kiện thuận lợi để Bắc Ninh có kế hoạch sẵn sàng đứng ra đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trong nước cũng như xa hơn nữa là sự kiện quốc tế.

- Phát triển du lịch ở nhà dân: đây là loại hình du lịch hết sức mới mẻ ở Bắc Ninh. Ở một số địa phương khác như Sa Pa - Lào Cai, Mai Châu - Hòa Bình, Mông Phụ - Hà Tây… đã thu hút lượng khách không nhỏ tham gia du lịch ở nhà dân.

Thứ hai, là đa dạng hóa hàng lưu niệm cho khách du lịch. Có thể nói hiện nay, Bắc Ninh chưa có hàng lưu niệm dành cho khách du lịch. Tỉnh Bắc Ninh cần dành một nguồn kinh phí nhất định cho ngành Du lịch nghiên cứu, đầu tư sản xuất các mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch.

Thứ ba, là khôi phục lại một số phong tục truyền thống và một số nghề truyền thống của các làng Quan họ gốc như nghề mộc ở làng Khúc Toại (xã Khúc Xuyên, huyện Yên Phong), làng Đặng Xá (xã Vạn An, TP Bắc Ninh);

nghề làm giấy dó, giấy bản ở làng Châm Khê (xã Phong Khê, huyện Yên Phong), làng Đào Xá (xã Châm Khê, huyện Yên Phong)…

Thứ tư, là cần có kế hoạch nghiên cứu, phân tích thị trường du lịch đến Bắc Ninh. Chú trọng khai thác thị trường khách quốc tế vì đó là đối tượng có khả năng chi trả cao. Nhắm vào các thị trường khách du lịch trọng điểm của Việt Nam như: Trung Quốc, Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Mỹ, Úc.

Một phần của tài liệu Quản lý khai thác di sản văn hóa quan họ bắc ninh trong hoạt động du lịch (Trang 94 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)