Cấu tạo các loại móng thông dụng

Một phần của tài liệu BÀI TẬP THAM KHẢO SỨC BỀN VẬT LIỆU PHẦN 1 & 2, ĐẠI HỌC KIẾN TRUC TPHCM (Trang 255 - 259)

BÀI GIẢNG KIẾN TRÚC DÂN DỤNG

1. NỀN (gồm nền của móng 2.1 và nền nhà 2.1*)

2.2.4. Cấu tạo các loại móng thông dụng

Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc

2.2.4.1. Móng gạch:

Móng gạch là loại phổ biến nhất vì thích hợp kỹ thuật xây dựng phổ thông và sử dụng loại vật liệu rẻ tiền, có nhiều ở các địa phương.

Móng gạch đựơc sử dụng hợp lý khi chiều rộng đế móng nhỏ hơn 1500mm. Dùng gạch đặc có cường độ 75kg/1cm2 có kích thước 220x105x55, để phù hợp với kích thức viên gạch vữa liên kết đứng và ngang dày 10. Vữa liên kết là vữa ximăng cát vàng 1:4 hoặc 1:3 ( cho nhà cấp II hoặc cấp III ) hoặc tỉ lệ 1:5-1:6 cho nhà cấp IV

Đế móng thường đựơc xây 3 lớp gạch dày 210. Ở nơi khô ráo thì có thể dùng bê tông gạch vỡ hoặc bê tông đá dăm dày 150-300mmm mác 50-100 (thường dày 200).

Đáy lót cát đầm chặt dày 50-100 hoặc bê tông gạch vỡ dày 100 mác 50.

Khi thiết kế móng ta cần có các số liệu :

• Chiều rộng đáy móng: Bm

• Chiều cao móng: Hm

• Chiều dày tường : bt

Móng đối xứng:

Khi thiết kế móng đối xứng cần lưu ý các cấp giật

• Chiều rộng cấp dưới so với cấp trên cũng như chiều cao của cấp

• Chiều cao: là bội số của 70 để chẵn gạch (70=60+10)

• Các giật bậc thông thường: 70-140 ....70-140-210.

Móng lệch tâm:

Khi thiết kế móng lệch tâm cần lưu ý các cấp giật

• Chiều rộng cấp dưới so với cấp trên cũng như chiều cao của cấp

• Chiều cao: là bội số của 70 đẻ chẵn gạch (70=60+10)

• Các giật bậc thông thường: 140 -210-210...., 210.

Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc

Hình 2.2.4.1 Các dạng móng gạch

2.2.4.2. Móng đá hộc: móng đá hộc là loại phổ biến dùng trong nhà dân dụng thấp tầng nhất là những nơi có nhiều đá.

Do kích thước của đá không đều nhau cho nên bề dày của cổ móng ≥ 400mm. Đối với múng cột bề dày của cổ múng ≥ 600mm. chiều rộng giật bậc bằng ẵ chiều cao bậc giật (b/h=1/2). chiều cao bậc giật thường lấy 350-600mm

Khi xây cần chú ý các mạch vữa ngang phải cùng nằm trên một mặt phẳng ngang , tránh đá chèn nhau khi chịu lực, mạch vữa đứng không được trùng nhau để tránh bị nứt theo chiều đứng,. Đá cong và dày không được dùng vì dễ bị gãy, gặp đá lõm thì đặt chiều lõm xuống dưới để viên đá ổn định, mạch vữa không nên dày quá. Với đá hộc mạch vữa xây là 30, vữa thường dùng vữa ximăng cát 1:4.

Lớp đệm thường là cát đầm chặt dày 5-10cm hoặc là lớp bê tông gạch vỡ ,bê tông đá dăm 15-30cm tuỳ theo nền tình hình móng.

Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc

Hình 2.2.4.2 Các dạng móng đá hộc và móng hổn hợp gạch đá

2.2.4.3. Móng bêtông: móng bê tông nói chung dùng xi măng làm vật liệu liên kết và dùng những cốt liệu khác nhau như đá dăm, sỏi , cát , gạch vỡ... tạo thành. Đối với những ngôi nhà có tải trọng lớn hoặc móng sâu đều có thể dùng móng bê tông. Góc cứng có thể đạt 450, góc cứng là góc mở rộng của gối móng ( góc tạo bởi đường nghiêng mở rộng gối móng với đường nằm ngang ).

Hình dáng móng bêtông thường hình thang hoặc giật cấp . Khi chiều cao móng từ 400-1000mm thì chọn hình giật cấp. Đối với móng bê tông có thể tích có thể tích lớn hơn như móng của thiết bị loại lớn của kiến trúc công nghiệp thì có thể thêm đá hộc vào bê tông gọi là bêtông đá hộc. Tổng thể tích đá hộc có thể chiếm 30-50% tổng thể tích của móng, như thế có thể tiết kiệm đựơc ximăng.

Kích thước mỗi viên đá hộc dùng trong bêtông đá hộc cũng không được vượt quá 1/3 chiều rộng của móng, đường kính của nó cũng không đựơc vượt quá 300mm, khoảng trống giữa những viên đá hộc không nhỏ hơn 40mm.

Lớp đệm móng thường là lớp cát dày 5 - 10cm

Hình 2.2.4.3 Móng bêtông

Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc

2.2.4.4. Móng bêtông cốt thép: là loại móng được làm bằng bêtông cốt thép, có khả năng chịu uốn tốt ( nén và kéo). Áp dụng cho công trình có tải trọng lớn, nhà nhiều tầng, ở nơi đất xấu. Để tiết kiệm có thể chỉ đổ bêtông cốt thép phần thân móng, còn phía trên xây gạch hoặc đá. Hình dáng mặt cắt của móng bêtông cốt thép cũng không bị hạn chế, có thể hình chữ nhật, hình thang ( thường dùng).

Đối với những nơi đất rắn tốt, có thể không cần lớp đệm móng hay có chăng nữa cũng chỉ là một lớp cát đầm chặt dày 5cm để làm phẳng đáy móng. Những nơi dất yếu thì cần có lớp đệm bêtông gạch vỡ dày 100 mác 50 hoặc bêtông đá 4x6 mác 100.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP THAM KHẢO SỨC BỀN VẬT LIỆU PHẦN 1 & 2, ĐẠI HỌC KIẾN TRUC TPHCM (Trang 255 - 259)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(366 trang)