CẤU TẠO CHI TIẾT CÁC BỘ PHẬN CỦA CẦU THANG

Một phần của tài liệu BÀI TẬP THAM KHẢO SỨC BỀN VẬT LIỆU PHẦN 1 & 2, ĐẠI HỌC KIẾN TRUC TPHCM (Trang 299 - 304)

BÀI GIẢNG KIẾN TRÚC DÂN DỤNG

5.3. CÁC BỘ PHẬN CỦA CẦU THANG

5.3.3. CẤU TẠO CHI TIẾT CÁC BỘ PHẬN CỦA CẦU THANG

5.3.3.1. Cấu tạo mặt bậc cầu thang

Yêu cầu : chịu được mài mòn và không được trơn.

Mặt bậc láng vữa xi măng mác 50-75 dày 20mm, hay trát vữa granito hoặc lát gạch hoa, đá cẩm thạch, thảm cao su, chất dẻo.. .. để chống trượt, trên mặt bậc nên làm gờ bằng vật liệu ít bị mài mòn hoặc tạo rãnh chống trơn bằng kim loại

Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc

Mặt bậc thang nên có gờ tròn nhô ra 1 ít hay thành đứng làm nghiêng được vét tròn bên trên để mở rộng mặt bậc, tạo mỹ quan, tránh được sứt mẻ khi sử dụng.

Hình 5.3.3 Cấu tạo mặt bậc cầu thang 5.3.3.2. Cấu tạo lan can

Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc

Chia làm 2 loại : lan can rỗng và lan can đặc

Lan can đặc : thông thường làm bằng bê tông dày 50-100 mm, có thể lằm bằng gạch trát vữa xi măng với các trụ nhỏ và giằng bê tông cốt thép lẫn trong tường lan can Lan can rổng: Thường làm bằng gỗ, kim loại, dùng thép tròn, thép dẹp, thép vuông hoặc thép ống. Lan can loại này thoáng an toàn với các khoảng trống không được >15 cm

Lan can kim loại bằng cách để hốc sâu chèn vữa ximăng hoặc chừa sắt thép khi đỗ dầm limông

Hình 5.3.3.2 Cấu tạo lan can 5.3.3.3. Tay vịn

Tay vịn cầu thang thường làm bằng gỗ cứng, bằng ống kim loại như đồng hay thép không gỉ, bằng bê tông cốt thép có trát vữa xi măng hoặc vữa granitô. Tất cả vật liệu này cần đảm bảo nhẵn, không bám bụi nhiều. Liên kết tay vị cầu thang có thể bằng đinh, đinh vít, hàn hoặc liên kết toàn khối

Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc

Hình 5.3.3.3 Cấu tạo tay vịn Chiều cao lan can tay vịn

Chiều cao lan can có quan hệ tới độ dốc của cầu thang, cầu thang dốc ít thì yêu cầu lan can cao và ngược lại cầu thang dốc nhiều thì lan can thấp hơn. Thông thường

Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc

chiều cao lan can tính từ tâm tâm mặt bậc thang trở lên là 0,8m -1,0m trung bình lấy 0.9m đối với người lớn và 0,65m đối với trẻ em.

5.3.3.4. Khoảng cách đi lọt ( khoảng thoát đầu)

Độ cao thông thuỷ cầu thang cần đảm bảo cho người đi lại bình thường >1,80m

Hình 5.3.3.4 Khoảng đi lọt

5.3.3.5. Xử lý cao thấp chỗ ngoặt lan can cầu thang hai thân

Thông thường đối với cầu thang hai vế hay nhiều vế thì đường trục lan can tay vịn được đặt song với dầm thân thang.

Cách xử lý:

Uốn cong tay vịn , giảm chiều sâu, giải pháp này lợi không gian, nhưng gia công khó.

Mở rộng chiếu nghỉ hoặc bế trí bậc so le ở chiếu nghỉ.

Không làm song song với dầm thang giải pháp này chỉ dùng cho các cầu thang phụ.

5.3.3.6. Vị trí và số lượng cầu thang

Trong kiến trúc vị trí cầu thang không những thoả mãn yêu cầu sử dụng mà còn làm tăng thêm mỹ quan của công trình.

Vị trí cầu thang căn cứ vào mặt bằng, tính chất công trình, tính toán lượng người qua lại mà quyết định.

Đối với nhà ở hai tầng 1,0m chiều rộng cho 125người

Đối với nhà ở ba tầng trở lên 1,0m chiều rộng cho 100 người

Số lượng cầu thang quyết định bởi: công dụng, số tầng, diện tích, số người và yêu cầu phòng hoả.

Sự liên tục giữa các hành lang và các buồng cầu thang rất cần thiết và cần bố trí để dể nhận thấy rõ trong công trình.

Công trình kiến trúc có chiều dài 10m thì cầu thang có thể dặt ở góc nào tuỳ ý.

Công trình kiến trúc dài 12m - 30m thì cầu thang nên đặt trung tâm hoặc trục giữa của nhà. Công trình kiến trúc dài 30m phải dùng 2 hay nhiều cầu thang đặt ở vị trí nhìn thấy dể dàng từ hành lang ở các tầng lầu và từ bên ngoài.

Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc

Khoảng cách giữa các buồng cầu thang từ 40- 50m tuỳ thuộc vào bề dày của công trình kiến trúc và khoảng cách đi đến cầu thang gần nhất từ bất cứ chỗ nào trong toà nhà không quá 25m.

Công trình kiến trúc có hợp khối bởi nhiều nhánh thì vị trí buồng cầu thang nên đặt tại các góc trong hay góc ngoài và tại giao điểm của các hành lang.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP THAM KHẢO SỨC BỀN VẬT LIỆU PHẦN 1 & 2, ĐẠI HỌC KIẾN TRUC TPHCM (Trang 299 - 304)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(366 trang)