BÀI GIẢNG KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
CHƯƠNG 7 CHƯƠNG 7 CỬA SỔ - CỬA ĐI
7.3.3. CÁC PHỤ KIỆN CỦA CỬA
Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc
• Bản lề: Phụ kiện liên kết giữa cánh cửa và khuôn cửa giúp vận hành đóng mở cánh cửa được dể dàng.
- Kích thước:
Cửa sổ dùng bản lề kích thước 8 -10 - 12 -14 -16cm Cửa đi dùng bản lề kích thước 8 -10 - 12 -14 -16cm
Các cửa có chiều cao >1,8m thường mỗi cánh bắt 3 bản lề.
- Phân loại: Bản lề có ba loại chính gồm:
Bản lề cối dùng cho cửa có khuôn.
Bản lề gông thường dùng cho cử không khuôn Bản lề bậc dùng cho cửa mở 2 chiều.
Ngoài ra còn bộ phận đóng mở tự động vận hành cơ khí hoặc đóng mở vận hành bằng quang điện.
- Các bộ phận khác giúp đóng mở cửa được kể là:
Tay chống hoặc kéo dùng cho cử sổ mở có trục quay ngang đặt ở thanh ngang trên hoặc thanh ngang dướicủa khung cánh cửa.
Chốt quay dùng cho cửa sổ lật có trục quay ngang đặt ở giữa cánh trên 2 thanh đứng bên của khung cánh cửa. hoặc cho cửa mở có trục quay đứng đặt ở giữa cánh trên thanh ngang trên và trên thanh ngang dưới của khung cánh.
Bánh xe lăn trên rãnh hoặc thép hướng dẫn dùng cho cửa dẩy trượt ,đẩy xếp.
7.3.3.2. Bộ phận liên kết :
• Êke vả T:
Bộ phận này để củng cố cánh cửa giữ cho khung cánh cửa luôn vuông góc, không biến hình tuỳ theo kích thước của khung mà dùng các cở mà dùng các cở từ 8- 10- 12 -14 -16 cm và đựoc bắt vào mặt khung ở phía trong nhà đối với cánh cửa có bắt krê- môn, thì cần dịch vị trí êke váo trong để chừa chỗ vừa đủ bắt chụp krê-môn.
• Bật sắt:
Bộ phận dùng để liên kết và ổn định khuôn vào tường tối thiểu 3 bật sắt cho một thanh đứng của khuôn cử đi.
• Đinh vít:
Để liên kết các loại phụ kiện vào khuôn và khung cánh cửa, thường dùng các cỡ.
- 3x15 - 3x20 dùng lắp êke, T vào cửa sổ - 4x30mm dùng lắp êke , T vào cửa đi.
- 4x40mm dùng lắp ổ khoá, krêmôn.
7.3.3.3. Bộ phận then khoá:
• Krê-môn :
Bộ phận có tác dụng cố định cánh cửa vào khung cửa được lắp ở phía trong nhà của cánh cửa mở trước, đóng sau đối với cửa sổ; cánh cửa đóng trước, mở sau đối với cửa đi.
Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc
Tay vặn đặt ở độ cao1,5m từ mặt nền đối với cửa sổ và 0,8m -1m đối với cửa đi.
Đối với cử sổ chốt thì chụp ở hai đầu krê-môn nên bắt lui vào 1,5cm để khi đóng không bị vướng vào gờ khuông cửa.
• Then cài:
Bộ phận bọ phận đựoc thay cho krê-môn. then cài ngang dùng cho cửa 1 cánh - then cài dọc lắp ở trên và dưới dùng cho cửa 1 cánh hoặc nhiều cánh.
• Khoá: ổ khoá sẽ tuỳ loại mà đựoc lắp âm trong thanh đứng của khung cánh hoặc bắt lộ ngoài vị trí đầu ngoài giữa phía hèm cửa. thông thường ổ khoá đựoc lắp vào cánh cửa bên phải đối với hướng đi vào nhà.
Ngoài ra đối với một số loại khoá, cần phải phân biệt được trái phải lúc lắp đặt vào cánh cửa cho phù hợp với việc mở đẩy hoặc mở kéo.
7.3.3.4. Bộ phận bảo vệ:
• Tay nắm :
Giúp đóng mở được dễ dàng. Đối với cử thoát hiểm, tay nắm kết hợp với mở khó tự động.
• Móc gió và chặn cánh:
Bộ phận có tác dụng cố định cánh cửa ở vị trí mở cửa, đối với cửa sổ thì đinh khuy được bắt móc, móc thép vào khuôn đối với cửa đi móc thép bắt vào gỗ chôn sẵn ở tường.
• Phòng chống hư mục:
Các bộ phận cửa nói chung được cấu tạo bằng gỗ thép, nhôm đều cần phải bao phủ hoặc sơn quét một lớp bảo vệ tước khi lắp dựng vào lỗ cửa nhằm phòng chống ẩm mục hoặc rỉ sét nhất là ở các bề mặt và vị trí tiếp xúc với tường vách hoặc trực tiếp với những chấn động của thay đổi thời tiết và những va chạm trong khi thi công. Đồng thời đến giai đoạn hoàn thiện, toàn bộ cửa cần được bảo vệ theo kỹ thuật sơn hoặc đánh vernis.
Ngoài ra còn cấu tạo kết hợp các bộ phận chống trộm cắp, che chắn nhìn từ ngoài vào trong phòng và bức xạ mặt trời.
Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- Phần Cấu tạo Kiến trúc