Bọ trĩ (Thrip spp.)

Một phần của tài liệu giáo trình trồng bầu bí dưa chuột mô đun trồng bí (Trang 25 - 36)

4. Trồng ra ruộng sản xuất

4.6. Phòng trừ dịch hại

4.6.2.1. Bọ trĩ (Thrip spp.)

Thường xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ và mật độ tăng dần khi cây phát triển thân lá mạnh. Bọ trĩ chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn. Trong năm chúng thường có mật độ cao vào các tháng 3-5 (vụ xuân hè) và tháng 10-11 (vụ thu đông).

Tên tiếng anh: Rice Thrips

Tên khoa học: Stenchaetothrips biformis

Họ: Thripidae Bộ: Thysanoptera

Hình số 3.1.28: Bọ trĩ hại cây bí xanh Triệu chứng

Ngoài cây lúa, còn tấn công nhiều cây trồng khác như bắp, mía, thuốc lá, cây họ đậu, rau các loại, họ bầu bí ...

Bọ trĩ trưởng thành và non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vàng đỏ.

Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ xếp theo hàng dọc trên lá, lá non hầu như bị quăn lại, không hồi phục được.

Đặc điểm hình thái

Hình số 3.1.29: Bọ trĩ trưởng thành

Trưởng thành nhỏ, dài 1-2 mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá.

Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt. Bọ trĩ non rất giống thành trùng nhưng không cánh màu vàng nhạt.

Đặc điểm sinh học và sinh thái

* Vòng đời:

- Trứng: 3-4 ngày - Ấu trùng 10-14 ngày

- Trưởng thành: có thể sống đến 3 tuần Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm, ban ngày chúng hoạt động tương đối nhanh nhẹn khi bị khua động chúng lẫn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất. Chúng ẩn lấp trong lá nõn hoặc các chót lá quăn do không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.

Tỷ lệ đực cái chênh lệch nhau rất lớn: 95% là con cái và 5% là con đực, những con đực không có vai trò sinh sản gì trong loài. Bọ trĩ sinh sản đơn tính là chủ yếu.

Bọ trĩ gây hại ngay từ khi cây lúa xuất hiện, mật độ tăng dần từ khi lúa hồi xanh đến đẻ nhánh sau đó giảm dần tới lúc lúa trỗ. Trời mưa lớn là bất lợi cho bọ trĩ. Bọ trĩ thường hại nặng những ruộng thiếu nước.

Biện pháp phòng trừ

- Biện pháp canh tác: Giữ mực nước ổn định, bón phân cân đối. Sau khi bọ trĩ phá hoại, bón thêm ure giúp cây hồi phục nhanh.

- Đối với những ruộng lúa non, cạn nước, khi mật số bọ trĩ cao cần điều tra số lượng thiên địch trước khi quyết định xử lý thuốc.

- Khi bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc Imidacloprid (Confidor, Gaucho,…), Fipronil (Regent…) để phòng trừ.

Ngoài cây lúa, còn tấn công nhiều cây trồng khác như bắp, mía, thuốc lá, cây họ đậu ...

Bọ trĩ trưởng thành và non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vàng đỏ.

Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ xếp theo hàng dọc trên lá, lá non hầu như bị quăn lại, không hồi phục được.

4.6.2. 2. Ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanch.

a. Đặc điểm nhận biết

Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 1,5 – 2,0 mm, màu đen. Sâu non gọi là con dòi, dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt, mình dẹt không chân.

Hình số 3.1.30: Ruồi đục lá

Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, đẻ trứng trong mô biểu bì mặt trên lá. Dòi nở ra đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng, có thể nhìn thấy con dòi dưới đường đục. Một lá có thể bị nhiều dòi phá hại, nhiều vết đục làm lá bị cháy khô, cây sinh trưởng kém.

Sâu non nằm giữa 2 lớp biểu bì lá ăn phần diệp lục để lại đường đục ngoằn nghèo trên lá. Thường xuất hiện và gây hại suốt thời gian sinh trưởng của cây nhưng mật độ cao thường ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa – quả, chúng gây hại nặng vào các tháng 3-5 và 10-11.

b. Điều kiện phát sinh, gây hại

Dòi phá hại từ khi cây mới mọc lá mầm cho đến khi ra hoa, có quả. Mùa khô bị hại nặng hơn mùa mưa. Vòng đời trung bình 15 – 20 ngày, thời gian sâu non phá hại 10 – 12 ngày.

c. Biện pháp phòng, trừ

- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để vượt qua tác hại của ruồi, ngắt bỏ các lá bị ruồi hại nặng.

- Phun thuốc sớm khi ruồi mới phát sinh gây hại bằng các thuốc Trigard, Basudin, Malate, …

4.6.2. 3. Rệp

a. Đặc điểm nhận biết

Rệp trưởng thành và rệp non cơ thể đều rất nhỏ, hình quả lê trần trụi và mềm, màu vàng nhạt hoặc xanh đen. Rệp sống tập trung thành đám đông ở chồi và mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn cây chùn lại, cây sinh trưởng kém, mật độ rệp cao có thể làm khô cả lá. Rệp còn là môi giới truyền các loại bệnh virus cho cây

Hình số 3.1.31: Rệp trưởng thành

b. Điều kiện phát sinh, gây hại

Rệp xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.

c. Biện pháp phòng, trừ

- Dùng tay giết rệp, khi rệp phát sinh nhiều phun các thuốc Sherpa, Pyrinex, Fenbis, Polytrin,…

- Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm. Nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất.

Chúng thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết khô hanh, hạn hán. Mật độ thường tăng rất nhanh do chúng đẻ ra con, trong năm thường gây hại nặng vào các tháng 3-5 và 9-11 trong năm.

Rệp chích hút nhựa làm cho dây dưa chùn đọt, sinh trưởng kém, lá vàng, mật độ rệp cao có thể làm khô lá. Là môi giới lan truyền bệnh vi rút cho dưa.

Xuất hiện khi cây có 2-3 lá thật.

Rệp nhỏ như hạt tấm ,trần trụi ,màu vàng nhạt hoặc đen nhạt . Bám thành đám trên đọt hoặc mặt dưới lá , hút nhựa làm đọt xoăn ,lá vàng úa, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển . Hình số 3.1.32: Rệp hại cây bí xanh

Phòng trị :

*Giết rệp bằng tay hoặc ngắt bỏ các lá bị rệp tấn công.

*Khi mật độ rệp cao phun thuốc kỹ mặt dưới lá : Dầu khoáng Enspray 99EC + Mipcide 20EC, 50WP hoặc Sapen Alpha 5EC. Thời gian cách ly 7-10 ngày

4.6.2.4. Bệnh giả sương mai Pseudoperonospora cubensis

Bệnh xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ thấp 18-200C, trời âm u có sương mù, mưa phùn, ẩm độ cao > 80%. Gây hại cả thân, lá và thường gây hại nặng trên bầu bí vụ thu đông và xuân hè sớm.

Bệnh giả sương mai (do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra).

Hình số 3.1.33: Bệnh giả sương mai trên cây bí xanh

Nhóm cây trồng họ dưa, bầu bí, mướp, rất mẫn cảm với bệnh phấn vàng (hay còn gọi là giả sương mai), nhất là khi điều kiện thời tiết thuận lợi thì chúng phát sinh gây hại rất nhanh, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất.Xin giới thiệu đến bạn đọc bệnh phấn vàng – giả sương mai trên cây họ Dưa bầu bí

Tên tiếng anh: Downy mildew

Tên khoa học: Pseudoperonospora cubensis Triệu chứng

- Bệnh phát sinh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhưng phổ biến nhất là trên lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá.

- Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa phùn, nhiệt độ tương đối thấp), quan sát mặt dưới lá, chỗ vết bệnh thường thấy một lớp nấm mọc thưa, màu trắng xám (nên dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng), bệnh nặng gây rách các mô tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu, toàn lá héo khô và chết.

- Bệnh giả sương mai thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của lá. Khi nhìn phía trên xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ . Nguồn bệnh tồn tại trong lá và tàn dư cây bệnh.

Tác nhân gây bệnh:

Bệnh phấn vàng do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra.

Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh

- Bệnh lây lan qua tàn dư cây bệnh, cỏ dại. Trong điều kiện thuận lợi nấm bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh.

- Bệnh thường gây hại từ lá gốc phát sinh dần lên phía trên

- Nấm bệnh xâm nhập và gây hại nặng trong mùa mưa và những ngày có sương mù buổi sáng.

- Bệnh phát sinh sớm từ khi cây có 3 lá thật và càng cuối vụ càng nặng.

Bệnh gây hại làm lá rụng, dưa tàn sớm giảm năng suất cây trồng Bệnh lây lan qua tàn dư cây bệnh, cỏ dại. Trong điều kiện thuận lợi nấm bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh.

Biện pháp phòng trừ a) Biện pháp cơ giới

- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng, có điều kiện nên ngâm nước ruộng một thời gian để diệt nấm.

- Trồng luân canh với cây khác họ (cây dưa leo, khổ qua , bầu, bí là những cây trồng cùng họ) do đó không thể trồng luân phiên các cây này với nhau, tốt nhất nên canh tác với các cây trồng khác như vụ thứ nhất dưa leo, vụ thứ hai rau cải vụ thứ ba khổ qua…còn nếu để tận dụng lại màng phủ, chà cắm vụ thứ nhất là dưa leo, vụ thứ hai là các loại đậu như cove,…

- Sử dụng màng phủ nông nghiệp giảm ẩm độ xung quanh gốc và để lá không tiếp xúc với mặt đất.

- Mật độ trồng thưa hợp lý không quá dày để tránh bớt ẩm độ cao khi cây giao tán. Đối với giống F1 chỉ nên trồng 1 hạt/hốc, còn giống địa phương có thể trồng 2 hạt nhưng tốt nhất vẫn 1 hạt/ hốc và thu hẹp khoảng cách cây cách cây.

- Bón phân bón cân đối N-P-K, khi bệnh chớm phát nên ngừng bón phân đạm.

- Kết hợp với việc ngắt bỏ bớt lá già, lá sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại trong luống dưa leo, khổ qua và nếu ánh sáng không lọt vào tán cây nên tiến hàng tỉa bỏ bớt các chồi phía trên để tạo thông thoáng.

- Khi có mưa nhiều, hoặc ban đêm có sương, nên kiểm tra kỹ các lá gần mặt đất, nếu có triệu chứng nhiễm bệnh song song với việc thu hái, tiêu hủy các lá già, lá bệnh nên sử dụng thuốc trừ bệnh phun đều trên lá để hạn chế lây lan lên các lá tầng trên.

b) Biện pháp hóa học

- Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh:

- Mexyl - MZ 72WP, Alpine 80WDG, Carbenzim 500FL, Dipomate 80WP để phun trừ bệnh giả sương mai.

- Ở những vùng đang có bệnh, phun phòng khi dưa có từ 3 – 4 lá thật hoặc khi khổ qua có từ 5-6 lá thật bằng các thuốc gốc đồng – Copforce-Blue 51WP, Zineb Bul 80WP, Dipomate 80WP, Mexyl-MZ 72WP, Thio–M 500FL và nên phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.

- Khi bệnh chớm phát dùng các thuốc gốc đồng-Copforce-Blue 51WP, Alpine 80WDG, Mexyl-MZ 72WP, Thio–M 500FL phun trải đều trên lá dưa, khổ qua nếu bệnh nặng có có thể phun liên tiếp 2 lần, lần thứ hai, cách lần thứ nhất 3 – 5 ngày tuỳ loại thuốc.

- Trong sử dụng thuốc trừ bệnh nên sử dụng luân phiên thuốc, đọc kỹ và thực hiện theo những khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc để an toàn cho người, cây trồng.

Ngoài ra, trong điều kiện trời mát, it nắng, ẩm độ cao và cây dưa leo đã sinh trưởng được ẵ thời gian nếu chỳng ta kỡm chế được bệnh phấn vàng lõy lan thì bệnh phấn trắng sẽ phát sinh gây hại do đó ở lần phun thuốc cuối cùng nên thay các loại trên bằng thuốc trừ bệnh Saizole 5SC hoặc Sagograin 300EC

Hình số 3.1.34: Nhóm thuốc trừ bênh giả sương mai cây bí xanh 4.6.2.5. Bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum

Bệnh xuất hiện suốt thời gian sinh trưởng của cây hại cả thân, lá và thường gây hại nặng trên Bí xanh vụ xuân hè sau đó đến thu đông sớm.

Triệu chứng gây hại:

Hình số 3.1.35: Bệnh phấn trắng

Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ thời kỳ cây con. Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp nấm trắng dày đặc như bột phấn, bao trùm cả phiến lá (không bị giới hạn bởi gân lá). Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng lá khô cháy và dễ rụng.

Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô và chết.

Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm chất kém, năng suất thấp.

Bệnh phát triển gây hại mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, tuy nhiên điều kiện khô hanh lại thuận lợi cho sự phát tán của bào tử nấm bệnh trên đồng ruộng. Đặc biệt, bệnh phấn trắng gây hại cả 2 mặt lá, nhưng thường phát sinh gây hại mạnh ở mặt trên. Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống tàn dư cây bệnh và lan truyền theo gió.

Biện pháp quản lý bệnh:

- Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom đem tiêu hủy.

- Lên luống cao, thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trên ruộng.

- Trồng mật độ hợp lý, không trồng quá dày dễ làm cho bệnh gây hại nặng.

- Chọn giống tốt, sạch, có khả năng kháng bệnh.

- Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch.

- Xử lý hạt giống bằng những loại thuốc đặc hiệu cho từng loại bệnh trước khi trồng.

- Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh:

+ Score, Topsin M, Anvil... để phun trừ bệnh phấn trắng.

Hình số 3.1.36: Nhóm thuốc trừ bệnh phấn trắng cây bí xanh

Chú ý: Khi phun phải đảm bảo đủ lượng nước và liều lượng khuyến cáo.

4.6.2.6. Bệnh hủi

Cây bí xanh vụ thu đông còn gặp một loại bệnh khác. Tuy chưa phổ biến, nhưng cũng đòi hỏi người trồng bí cần nhận diện được triệu trứng, đặc điểm phát sinh phá hại cùng đối tượng gây nên và có công tác phòng trừ tốt nhằm tránh thiệt hại.

Hình số 3.1.37: Bệnh hủi cây bí xanh Nguyên nhân:

Khi bị bệnh, cây bí không chết hẳn; bà con nông dân, nhất là những người mới trồng vụ đầu rất hoang mang, không xử lý tiêu hủy mà phun đủ các loại thuốc nhưng không khỏi, dẫn tới chi phí sản xuất tăng, hiệu quả thu nhập thấp.

Triệu chứng bệnh:

Lúc đầu trên các lá bánh tẻ và lá non có những vết đốm, loang màu vàng nhạt xen với các đốm màu xanh đặc trưng của lá đó, tạo thành những vết khảm đốm. Mặt lá hơi co, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại. Về sau bị nặng thì các lá trở lên dày bịch và thô, mặt lá gồ ghề co dúm, ngọn chùn lại và gần như ngừng bò, ngừng phát hoa. Có cây không bò, ngọn ngóc lên trời, thân to sụ, nách lá phát nhánh nhưng không dài ra được. Kiểm tra mặt dưới lá bằng kính lúp thì không thấy có nhện hại. Những người đã từng gặp ở các vụ trước thì gọi là: “Bệnh hủi cây bí xanh”.

Đặc điểm phát sinh phá hại và đối tượng gây nên:

Bệnh phát sinh từ giai đoạn cây bí ngả ngọn bò đến sau khi phát hoa đầu.

Tập trung nhiều trên địa bàn chuyên thu hoạch lúa mùa sớm bị muộn (sau 25 tháng 9) và trồng bí ngay đến đầu tháng 10. Ở vụ bí thu đông năm trước, tuy mức độ bị hại giữa các cây có khác nhau nhưng lại giống nhau ở chỗ: không cây nào được sống trở lại bình thường và cho thu hoạch. Chúng tôi cho rằng đối tượng gây hại là một loại virus được xâm nhập vào cây bí bằng nhiều con đường nhưng chủ yếu vẫn là thông qua nhóm chích hút như: bọ rầy, bọ trĩ...

Nhóm này từ các ruộng lúa vừa được thu hoạch đã di trú sang ruộng bí để tiếp tục chích hút. Trong quá trình này đã truyền virus từ nguồn bệnh sẵn có trên đồng ruộng hoặc từ cây bí đã mang bệnh sang cây khỏe.

Công tác phòng trừ:

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để phun trừ virus trên cây bệnh mà chủ yếu vẫn là công tác phòng, ngăn ngừa môi giới truyền bệnh và hạn chế lây lan.

Trước tình thế này, chúng tôi khuyến cáo các địa phương có diện tích bí trồng muộn cần đẩy mạnh việc áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp thông qua tuyên truyền và bằng việc làm thiết thực. Đó là:

- Cần phối hợp kịp thời với các cơ quan Khuyến nông và Bảo vệ thực vật trên địa bàn để tổ chức, tập hợp nông dân cùng hội thảo đầu bờ.

- Không để ruộng khô hạn, theo kinh nghiệm của những lão nông - chuyên gia về cây bí thì: cây bí tuy sợ ngập úng nhưng lại rất thèm nước, độ ẩm đất trong ruộng bí luôn đạt khoảng 80% độ ẩm đồng ruộng (bốc đất ve trên tay, đất thành hình con giun là được).

- Thường xuyên thăm đồng, điều tra phát hiện kịp thời và đánh dấu theo dõi chặt chẽ những cây có triệu chứng bệnh. Nếu đúng thì cần nhổ bỏ và thực hiện tiêu hủy nguồn bệnh nhằm hạn chế lây lan.

- Tiếp tục tưới thúc đủ phân và cân đối theo quy trình để cây bí đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh, tiếp tục sinh trưởng phát triển tốt.

- Trong quá trình phun phòng trừ các loại nấm bệnh khác thì cần kết hợp phun thêm loại thuốc có tính thấm sâu và lưu dẫn mạnh như Actara 25WG, nồng độ pha cần theo hướng dẫn trên bao bì.

Một phần của tài liệu giáo trình trồng bầu bí dưa chuột mô đun trồng bí (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)