A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
1. Về kiến thức:
* Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong lĩnh vực văn hoá, xã hội.
* Những hình thức cơ bản của dân chủ.
2. Về kỹ năng: Biết thực hiện quyền làm chủ trong lĩnh vực văn hoá, xã hội.
3. Về thái độ: Phê phán các hành vi, luận điệu xấu, chống lại nền dân chủ XHCN B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1 Phương tiện: Biểu đồ về nội dung và các quyền DC của công dân trong lĩnh vực VH - XH.
2 Tài liệu SGK + SHD.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
* Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên những phương diện nào ?
* Nêu nội dung và các biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực KT? Trong lĩnh vực xã hội ? III. Bài mới:
1)Đặt vấn đề:
2)Triển khai các hoạt động:
a. hoạt động 1: Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong lĩnh vực VH- XH Hoạt động của thầy và trò
GV cho HS theo dõi nội dung của biểu đồ sau đó cho các em thảo luận ở lớp theo tuần tự các câu hỏi sau :
* Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực văn hoá là gì ?
* Em hãy, trình bày những biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá hiện nay mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng ?
* Hãy nêu những ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực văn hoá mà em biết ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
* GV Chốt lại các kiến thức cơ bản.
Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội.
GV hướng dẫn các em tiếp tục thảo luận theo câu hỏi gợi ý như sau
* Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xã hội là gì ?
* Em hãy, trình bày những biểu hiện của dân
Nội dung kiến thức
2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá.
Nội dung :
Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của công dân trong lĩnh vực văn hoá .
Biểu hiện
Dân chủ trong lĩnh vực văn hoá được thể hiện trước hết ở các quyền sau đây :
* Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá.
* Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình.
* Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.
* Giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi áp bức về tinh thần và đưa văn hoá đến cho mọi người.
d. Nội dung cơ bản của DC trong lĩnh vực xã hội.
Nội dung :
Đảm bảo những quyền xã hội của công dân.
Biểu hiện Tiết:
23
chủ trong lĩnh vực xã hội hiện nay mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng ?
* Hãy nêu những ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực xã hội mà em biết ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
* GV Chốt lại các kiến thức cơ bản
Dân chủ trong lĩnh vực xã hội được thể hiện trước hết ở việc đảm bảo những quyền xã hội sau đây :
* Quyền lao động ; Quyền bình đẳng nam, nữ ;
* Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội ;
* Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ ;
* Quyền được đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động ;
* Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội.
b. Hoạt động 2: Những hình thức cơ bản của dân chủ.
Hoạt động của thầy và trò
* GV nêu khái niệm dân chủ trực tiếp và lấy ví dụ minh hoạ. Sau đó nêu câu hỏi thảo luận :
* Hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết ?
* GV kết luận : Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ mà trong đó mọi người trực tiếp tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
* GV nêu khái niệm dân chủ gián tiếp và lấy ví dụ minh hoạ. Sau đó nêu câu hỏi thảo luận :
* Hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ gián tiếp mà em biết ?
* GV kết luận : Dân chủ gián tiếp là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình.
* Trong thực tế ta nên vận dụng hai hình thức dân chủ trên như thế nào cho phù hợp ? Vì sao ? ( GV kết lại như phần lưu ý ở bài ghi )
Nội dung kiến thức
3 Những hình thức cơ bản của dân chủ.
* Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước.
* Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện, cơ quan đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.
Lưu ý
Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, cần phải kết hợp sử dụng tốt cả hai hình thức dân chủ trên để phát huy tối đa hiệu quả của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không nên tuyệt đối hoá một hình thức dân chủ vì như thế sẽ dẫn đến độc đoán, độc quyền hoặc vô tổ chức, vô chính phủ.
IV. Củng cố: GV cho HS giải bài tập 3 ; 4 ; 5 ; 6 ở SGK sau bài học.
V. Dặn dò: Học bài vừa học ; soạn trước bài : Chính sách dân số và giải quyết việc làm.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
...
...
...
Ngày soạn:
Bài 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
1. Về kiến thức:
* Nêu được tình hình dân số, việc làm và mục tiêu, những phương hướng cơ bản của Đảng, Nhà nước ta để giải quyết vấn đề dân số và việc làm.
* Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm.
2 Về kỹ năng
* Biết tham gia tuyên truyền chính sách dân số và giải quyết việc làm phù hợp với khả năng của mình.
* Biết đánh giá việc thực hiện chính sách dân số của gia đình, cộng đồng dân cư và việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
* Bước đầu biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
3 Về thái độ
* Tin tưởng , ủng hộ chính sách dân số và giải quyết việc làm ; phê phán các hiện tượng vi phạm chính sách dân số ở nước ta.
* Có ý thức tích cực học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc làm trong tương lai.
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1 Phương tiện
* Bảng 1 : Số liệu thể hiện quy mô, phân bố, mật độ dân số
* Sơ đồ về mối quan hệ giữa gia tăng dân số và chất lượng cuộc sống. ( SGV trang 130 ) 2 Tài liệu SGK + SHD.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
* Em hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá, xã hội ?
* Dân chủ được thực hiện thông qua các hình thức nào ? Vận dụng dân chủ như thế nào là tốt nhất ? Vì sao?
III. Bài mới:
1)Đặt vấn đề: Vấn đề dân số hiện nay trên thế giới đã trở thành vấn đề toàn cầu và là sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước nghèo, đang phát triển. Ở nước ta, dân số tăng nhanh là một áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. Vậy chúng ta nhận thức về thực trạng dân số và việc làm như thế nào và đề ra mục tiêu, phương hướng cơ bản nào để giải quyết tốt những vấn đề nói trên ? Nước ta vẫn đang phải đối mặt với vấn đề dân số tăng nhanh, giải quyết việc làm khó khăn. Bài này giúp các em hiểu được tình hình, mục tiêu và những phương hướng cơ bản để giải quyết những vấn đề trên.
2)Triển khai các hoạt động:
a. hoạt động 1: Chính sách dân số Hoạt động của thầy và trò
GV giới thiệu cho các em tìm hiểu khái niệm quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân số; quan niệm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân số, sau đó GV treo bảng số liệu chứng minh ý quy mô dân số, tốc độ
Nội dung kiến thức 1 Chính sách dân số.
a. Tình hình dân số nước ta hiện nay :
* Giảm được mức sinh, nhận thức về DS- KHHGĐ của người dân được nâng lên.
* Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng còn nhanh, Tiết: 24
tăng nhanh rồi chia lớp thành hai nhóm thảo luận về tình hình dân số ở nước ta theo các câu hỏi gợi ý như sau :
* Với vốn hiểu biết của mình, em có nhận xét gì về tình hình dân số nước ta hiện nay ?
* Dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống của con người và xã hội ?
* Trước tình hình trên, mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta là gì ?
* Để đạt được mục tiêu trên, nước ta cần tập trung vào những phương hướng nào ?
HS: Thảo luận nhóm
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
*GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
* GV Chốt lại các kiến thức cơ bản.
chất lượng dân số thấp, mật độ dân số cao và phân bố chưa hợp lí.
Cản trở tốc độ phát triển KT - XH
Gây khó khăn lớn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm và thu nhập, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
b. Mục tiêu của chính sách dân số :
* Mục tiêu : Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
*Phương hướng:
-Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở.
-Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục với nội dung thích hợp, hình thức đa dạng nhằm phổ biến các chủ trương, biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
-Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, SKSS, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần.
-Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước ; thực hiện XH hoá dân số, tạo điều kiện thuận lợi để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số.
b. Hoạt động 2: Chính sách giải quyết việc làm.
Hoạt động của thầy và trò
Đàm thoại + Trực quan
GV nêu một số số liệu như phần hướng dẫn ở SGV sau đó nêu câu hỏi :
* Các em có nhận xét gì về tình hình việc làm ở nước ta hiện nay ? Nêu một vài số liệu minh hoạ.
* Trước tình hình trên, mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là gì ?
* Để đạt được mục tiêu trên, nước ta cần tập
Nội dung kiến thức 2 Chính sách giải quyết việc làm.
a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay : Nhà nước đã tạo ra được nhiều việc làm mới cho người lao động. Tuy vậy, tình trạng thiếu việc làm vẫn là vấn đề bức xúc ở cả nông thôn và thành thị.
b. Mục tiêu và phương hướng của chính sách giải quyết việc làm:
Mục tiêu :
Tập trung sức giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.
Phương hướng
- Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ.
- Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập
trung vào những phương hướng nào ?
* GV Chốt lại các kiến thức cơ bản.
nghiệp của thanh niên.
-Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
-Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm.
c. hoạt động 3: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.
Hoạt động của thầy và trò Thảo luận nhóm
GV chia lớp thành hai nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý như sau :
* Trách nhiệm của công dân đối với hai chính sách nói trên ?
* Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
* GV Chốt lại các kiến thức cơ bản.
Nội dung kiến thức
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.
- Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số.
- Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.
- Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành, đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm.
- Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn để tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung.
IV. Củng cố: GV cho HS giải bài tập 3 và 4 ở SGK sau bài học.
V. Dặn dò: Học bài và lam bài tập SGK; soạn trước bài : Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
...
...
...
Ngày soạn:
Bài 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
1. Về kiến thức:
-Nêu được tình hình tài nguyên, môi trường và những phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
-Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Về kỹ năng:
* Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.
* Biết đánh giá thái dộ hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
3. Về thái độ:
* Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước.
* Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường.
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1 Phương tiện Tranh, ảnh về tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta.
2 Tài liệu SGK + SHD.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
1,Nêu tình hình dân số nước ta hiện nay và tác động của nó đối với mọi mặt của ĐSXH?
2,Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết vấn đề dân số và việc làm ở nước ta hiện nay.
III. Bài mới:
1)Đặt vấn đề: Tài nguyên, môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mỗi người và sự phát triển của mỗi quốc gia. Trên thế giới, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Cứu lấy Trái Đất là mệnh lệnh hành động chung của loài người.
2)Triển khai các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay Hoạt động của thầy và trò
Thảo luận nhóm
GV cho HS xem một số tranh ảnh về tài nguyên và môi trường mà các tổ đã sưu tầm được, rồi chia lớp thành hai nhóm thảo luận về tình hình dân số ở nước ta theo các câu hỏi gợi ý như sau :
* Hiện nay tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta như thế nào ?
* Thông thường người ta chia tài nguyên ra
Nội dung kiến thức
1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay :
- Tài nguyên có khả năng phục hồi là loại tài nguyên mà trong một điều kiện môi trường nào đó nó bị tàn phá nhưng có thể phục hồi, được thay thế sau một thời gian cần thiết và điều kiện môi trường thích hợp như : nước, không khí, đất …
- Tài nguyên không có khả năng phục hồi là loại tài nguyên do quá trình vận động của Trái Đất và tiến hoá tạo nên. Nếu tài nguyên đó bị phá hủy do điều kiện môi trường khắc nghiệt hoặc do con người tàn phá thì không thể phục hồi được như : khoáng sản, nhiên liệu khoáng, các thông tin di truyền )
- Môi trường tự nhiên : Là các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng Tiết:
25