Phong cách và hình thức mặt đứng của nhà cao tầng – cao ốc văn phòng

Một phần của tài liệu Không gian nhịp lớn Cao ốc văn phòng thương mại (Trang 36 - 47)

PHONG CÁCH VÀ HÌNH THỨC MẶT ĐỨNG

I. Phong cách và hình thức mặt đứng của nhà cao tầng – cao ốc văn phòng

• Đặc trưng cho xu hướng công năng, được thúc đẩy bởi những tiến bộ của kết cấu và hệ khung thép trên mặt đứng.

• Ban đầu, thế hệ nhà cao tầng này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật xây dựng, sau này, sự đổi mới của chúng diễn ra còn do những yêu cầu thương mại và phát triển kinh tế, từ đó hình thành khối đế thương mại trong công trình.

a. Các giai đoạn phát triển phong cách

Thế hệ I Thế hệ II

Tòa nhà Home insurance (1884- 1885) của William LeBaron Jenny được sử dụng khung thép chịu lực.

Đây là hệ kết cấu đặc trưng cho hình mẫu của các công trình cao tầng tiếp theo. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, xu hướng phô trương kết cấu không được chú trọng, thay vào đó là những ý tưởng trang trí mặt đứng theo phong cách cổ điển.

Chính điều này đã làm chậm quá trình phát triển của yếu tố thẩm mỹ công nghiệp trong kiến trúc nhà cao tầng

Còn gọi là giai đoạn chiết trung Beaux-arts. Là sự tìm kiếm các giải pháp thẩm mỹ thông qua việc khai thác các motip lịch sử. Xu hướng này tiếp tục phát triển ở thế kỷ XX cho đến tận thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Tòa nhà American Surety (1894-1896) ở New york được xem là điển hình cho các thiết kế nhà cao tầng lấy cảm hứng từ trao lưu cổ điển. Phần khối đế của công trình không còn được nhấn mạnh bằng màu sắc nữa mà chỉ còn được phân biệt bằng kích thước sàn và đường diềm trang trí trên mặt đứng.

Điều này đã giữ được phong cách lịch sử và sang trọng cho công trình, không mang nhiều hơi hướng thương mại.

Thế hệ I Thế hệ II Thế hệ III Thế hệ IV

a. Các giai đoạn phát triển phong cách

Thuộc về thời kỳ của chủ nghĩa hiện đại, các kiến trúc sư tiên phong cho chủ nghĩa này như Gropius, Le Corbusier…Về sau thời kỳ này được gọi bằng một cái tên không chính thức khác là “Phong cách quốc tế”.

Các công trình của chủ nghĩa này thường được nhận biết bằng những hình hộp đơn giản tương đối đồng nhất, hệ thống bao che nhẹ, mỏng bằng kính, vữa, hay vật liệu tương tự khác mà không có các chi tiết trang trí.

Hầu hết các công trình được xây dựng trên hệ thống cột ở tầng dưới và có mái phẳng.

Lake Shore Drive ở Chicago (1951) World Trade Center

Là thế hệ phong phú nhất trong 4 thế hệ nhà cao tầng. Giai đoạn này còn được gọi là “sau hiện đại”. Tuy nhiên, khác với chủ nghĩa hiện đại (tìm kiếm sự rõ ràng về phong cách), giai đoạn này bao gồm nhiều phong cách kiến trúc, kể cả phong cách High tech (công nghệ cao), phong cách hậu hiện đại và phong cách hiện đại mới. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu những tiến bộ vượt bậc về công nghệ như những thành tựu về hệ thống kết cấu, những tiến bộ trong thiết kế tường rèm bao che…

Thế hệ nhà cao tầng thứ tư phản ánh sự vận dụng một cách sang tạo các hình mẫu và biểu tượng lịch sử, cũng như các nguyên tắc quy hoạch truyền thống. Từ đây đã xuất hiện ngôn ngữ “nhà chọc trời” với những công trình cao tầng có sự tham gia của công nghệ và vật liệu mới.

Tòa nhà The Bow ở Canada, trụ sở của hãng dầu khí EnCana.

Cao ốc Hearst Tower ở New York, là trụ sở của tập đoàn truyền thông

Hearst Corporation.

Nhà trụ sở tại Hồng Kông của ngân hàng Bank of China.

a/ Các giai đoạn phát triển phong cách

b/ Chủ nghĩa hiện đại và phong cách quốc tế

I. Phong cách và hình thức mặt đứng của nhà cao tầng – cao ốc văn phòng

b. Chủ nghĩa hiện đại và phong cách quốc tế

Chủ nghĩa biểu tượng cấu trúc:

Theo kiến trúc sư Mies vander Rohe thì công trình phải phản ánh việc sử dụng vật liệu một cách trung thực trong khi hạn chế tối đa các phương tiện biểu hiện khác. Ông giới hạn việc sử dụng vật liệu tới mức tối đa và tuyệt đối duy lý trong việc tạo ra không gian liên tục.

Các công trình của Mies chủ yếu sử dụng vỏ bao che là kính. Việc này khả thi vì những bức tường thường không chịu lực khi kết cấu công trình có dạng khung chịu lực. Khi đó sử dụng kính có thể tạo ra các khả năng biểu cảm mới cho hình thức mặt đứng công trình.

b. Chủ nghĩa hiện đại và phong cách quốc tế

Le Corbusier và “mặt đứng tự do’’ :

• “Mặt đứng tự do” đạt được nhờ đẩy lùi các cột chịu lực vào phía trong tường bao công trình. Do không bị cản trở bởi các cấu kiện chịu lực nên trên mặt đứng của Le Corbusier được tổ chức tự do theo phương thức độc lập với mặt bằng và mặt cắt của công trình. Hơn nữa, ông có thể áp dụng công nghệ mới cho mặt đứng để điều khiển hướng của ánh sáng mặt trời trực tiếp và chắn nắng cho không gian nội thất của công trình, ví dụ như tấm chắn nắng hay ovan chia mặt đứng thành nhiều lớp và làm cho nó có dạng ba chiều. Sau này, phương pháp này được sử dụng lặp lại một cách sáng tạo và hiệu quả trong công trình mang phong cách công nghệ cao (high-tech).

• Mặt đứng tự do và mặt bằng tự do khiến cho công trình có thể trở nên đa dạng về công năng. Cao ốc văn phòng kết hợp thương mại hầu như đều sử dụng phong cách kiến trúc này.

a/ Các giai đoạn phát triển phong cách

b/ Chủ nghĩa hiện đại và phong cách quốc tế

c/ Chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa Chiết trung cổ điển

I. Phong cách và hình thức mặt đứng của nhà cao tầng – cao ốc văn phòng

c. Chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa Chiết trung cổ điển

Mặt đứng hậu hiện đại:

Những công trình hậu hiện đại thể hiện sự quay lại của những motip lịch sử, cổ điển, làm nguồn cảm hứng cho thiết kế nhà cao tầng

AT&T building, New York Humana Headquarters, Louisville

c. Chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa Chiết trung cổ điển

Một số công trình tiêu biểu mang phong cách kiến trúc hiện đại ở Việt Nam:

Metropolitan building, là công trình tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện đại và phong cách quốc tế, phân đế được tách riêng thành một khối nhỏ nhưng vẫn mang chung phong cách kiến trúc của tòa nhà,

tạo sự đồng nhất về mặt đứng kiến trúc.

Fortuna hotel, là công trình với phần thân là khối hộp đặt trên khối đế mang motip cổ điển, tỷ lệ và màu sắc của công trình mang đậm phong cách của chủ nghĩa kiến trúc hậu hiện đại.

c. Chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa Chiết trung cổ điển

Chủ nghĩa Chiết trung cổ điển:

Trong chủ nghĩa này có hai quan điểm tồn tại song song về tính thẩm mỹ cho mặt đứng của nhà cao tầng. Quan điểm thứ nhất cho rằng thẩm mỹ kiến trúc nhà cao tầng phải phản ánh được sự trong sáng về kết cấu của nó.

Quan điểm thứ hai là liên kết việc thiết kế nhà cao tầng với các phong cách kiến trúc truyền thống, chẳng hạn như phong cách kiến trúc gothic và cổ điển. Trong quá trình phát triển nhà cao tầng, những quan điểm này lần lượt hội tụ rồi lại phân hóa. Cuối cùng, chủ nghĩa chiết trung chấm dứt ở những năm 1930. Đây là chủ nghĩa được coi là cấp tiến nhất trong số các xu hướng thiết kế kiến trúc nhà cao tầng vì nó tách rời khỏi tiền lệ coi kết cấu là một nguồn động lực chính của phong cách kiến trúc.

wainwright building Guaranty building

I. Phong cách và hình thức mặt đứng của nhà cao tầng – cao ốc văn phòng

II. Một số đặc điểm cơ bản trong tổ chức mặt đứng

a/ Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức mặt đứng

b/ Mặt đứng-sự biểu hiện của công năng

c/ Mặt đứng-sự biểu hiện kết cấu

d/ Mặt đứng-sự biểu hiện của vật liệu

e/ Ảnh hưởng của công nghệ lên thiết kế mặt đứng

Một phần của tài liệu Không gian nhịp lớn Cao ốc văn phòng thương mại (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(228 trang)