TỔ HỢP MẶT BẰNG VÀ HÌNH KHỐI
III. Giải pháp giao thông, dây chuyền
a/ Dạng tấm
b/ Dạng tháp, điểm
c/ Dạng giật cấp
I . Các dạng mặt bằng cơ bản
Mặt bằng và hình khối của loại hình cao ốc văn phòng kết hợp thương mại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhìn chung, mặt bằng loại nhà nên tổ chức đơn giản, gọn gàng, tương ứng với hình khối cân đối, chặt chẽ và liên tục theo chiều đứng. Các dạng hình khối của nhà cao tầng được quy về 3 loại cơ bản sau đây.
I . Các dạng mặt bằng cơ bản
a/ Dạng tấm: • Tương ứng với mặt bằng chạy dài, đặc trưng là các khối mỏng kéo dài với những biến thể về hình dạng.
(gấp khúc, uốn cong, lượn sóng)
• Nhà cao tầng dạng tấm đòi hỏi diện tích khu đất lớn, thường cản trở tầm nhìn và tạo thành các bức tường chắn gió nếu không được bố trí hợp lý.
• Dạng hình khối này thường được áp dụng với chiều cao không lớn lắm.
Tour descartes, paris, pháp Trung tâm thương mại thế giới – osaka, nhật bản Chengdu tower, Thượng Hải
a/ Dạng tấm
b/ Dạng tháp, điểm
I . Các dạng mặt bằng cơ bản
John hancock center,chicago Tormaban tower
I . Các dạng mặt bằng cơ bản
b/ Dạng tháp hay điểm:
• Tương ứng với mặt bằng gọn gàng( hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, elip, tam giác, …
• Nhà cao tầng dạng tháp dễ phù hợp với nhiều khu đất có kích cỡ và hình dạng khác nhau.
Đặc biệt, do tính định hướng mạnh theo chiều cao nên công trình dễ dàng đóng vai trò chủ thể kiến trúc trong khu đô thị.
Dạng ống trụ tương ứng với mặt bằng hình tròn của nhà cao tầng đảm bảo đặc tính làm việc không gian của kết cấu khi chịu tải trọng ngang. Ngoài ra, nhà cao tầng dạng ống trụ có bề mặt hứng gió nhỏ và so với các nhà cao tầng dạng tháp khác, áp lực gió lên phần thân nhà giảm khá nhiều.
Hopewell center, hongkong
a/ Dạng tấm
b/ Dạng tháp, điểm
c/ Dạng giật cấp
I . Các dạng mặt bằng cơ bản
Nationsbank center, Houston, Mỹ
I . Các dạng mặt bằng cơ bản
c/ Dạng giật cấp:
• Tương ứng với mặt bằng công trình có sự biến đổi hình dạng theo chiều cao.
• Nhà cao tầng dạng giật cấp thường có khả năng tạo ra các dường nét kiến trúc độc đáo sinh động cho cảnh quan chung do khả năng tahy đổi hình thức liên tục theo chiều đứng. giải pháp tổ hợp tổ hợp khối như vậy cũng làm giảm nhẹ cảm giác về chiều cao và tạo điều kiện cho công trình dễ hòa đồng với cảnh quan kiến trúc xung quanh.
Sear tower
Và khi tổ hợp gồm hai hay nhiều khối cao tầng với các khối đế thương mại dịch vụ thường được áp dụng ở các trung tâm thành phố lớn. các tổ hợp này thường đóng vai trò chủ thể, khống chế môi trường xung quanh đô thị. Trong 1 tổ hợp, các khối chính, phụ được xác định theo cách nhân mạnh các khối chức năng chính, hoặc nhấn mạnh vị thế của trung tâm tổ hợp bằng các khối tháp cao vượt trội.
Ví dụ như Petronas Towers tại thủ đô Kuala Lumpur hiện là tòa tháp đôi cao nhất của Malaysia . Công trình do kiến trúc sư người Argentina, César Pelli, thiết kế, và được hoàn thành vào năm 1998.
• Hai tòa tháp phía trên là cao ốc văn phòng của chủ đầu tư và cho thuê, phía dưới là trung tâm thương mại lớn và hiện đại nhất Malaysia, Bên ngoài tòa nhà là một công viên có đường chạy bộ và lối đi dạo, một đài phun nước có trình diễn nhạc nước, hồ đi dạo và sân chơi trẻ em.
• Tòa tháp đôi này đóng vai trò kinh tế , cảnh quan và du lịch rất quan trọng tại nước Malaysia và thủ đô Kuala Lumbur
I . Các dạng mặt bằng cơ bản
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
Khu tiếp tân và khu
ngồi chờ.
Văn phòng làm việc
chung.
P. làm việc của ủy viên hội đồng quản
trị.
P. hành chánh quản lý.
P. họp
a/ Khối văn phòng
b/ Khối dịch vụ công cộng
c/ Khối hậu cần kỹ thuật
• Một cao ốc văn phòng thường bao gồm 3 phần rõ ràng:
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
• Khối văn phòng bao gồm những không gian làm việc được bố trí ở các tầng cao của công trình. Những không gian này có thể là không gian lớn được ngăn chia thành nhiều khu vực làm việc khác nhau bằng vách ngăn cơ động hoặc cũng có thể là các không gian nhỏ giới hạn bên trong các hệ tường cố định.
• Trong các tổ hợp văn phòng lớn, khối văn phòng thường có hệ thống thang máy và thang phục vụ riêng liên hệ trực tiếp với sảnh chính và bãi đậu xe ngầm.
• Gồm có các không gian cơ bản sau:
Khu tiếp tân và khu ngồi chờ:
• Vì những không gian này có chức năng biểu hiện cho bộ mặt của công ty nên chỉ có ở những công ty lớn, có tiếng tăm và thuê cũng 1 lúc nhiều tầng ở cao ốc văn phòng.
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
a/ Khối văn phòng
Văn phòng làm việc chung:
Các khối văn phòng có thể bố trí trên cùng 1 tầng hoặc nhiều tầng khác nhau của các công ty ( ngân hàng, tài chính, chứng khoán, báo chí, thông tin, bảo hiểm, văn phòng đại diện,…) Tầng văn phòng điển hình là một không gian thống suốt, không có sự ngăn cách về thị giác và dễ dàng định hướng bên trong.
Nó có thể được ngăn thành các không gian làm việc cá nhân hay theo nhóm nhờ các vách ngăn lửng cơ động.
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
a/ Khối văn phòng
Trong không gian làm việc, tùy theo tính chất của công việc mà ngoài các không gian làm việc cá nhân, còn có các không gian làm việc nhóm bố trí xen kẽ với nhau.
a/ Khối văn phòng
Văn phòng làm việc chung:
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
Khu văn phòng làm việc cá nhân Khu làm việc nhóm
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
a/ Khối văn phòng
Văn phòng làm việc chung:
Phòng hành chánh, quản lý:
• Thường được ngăn thành các phòng nhỏ bằng các vách ngăn nhẹ. với các công ty nhỏ, phòng này thường bố trí chung tầng với các không gian làm việc của nhân viên. Nhưng đối với các công ty lớn, có thể dành nguyên 1 tầng cho phòng hành chánh, và có các phòng quản lý bố trí ở các tầng làm việc nhân viên.
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
a/ Khối văn phòng
Phòng làm việc của ủy viên hội đồng quản trị: (GĐ, phó GĐ,…)
Khu vực làm việc của ủy viên hội đồng quản trị khác biệt hoàn toàn với không gian làm việc chung. Đây thường là phần duy nhất của công trình được ngăn cách với các không gian khác bằng tường cố định. Các phòng này có đặc điểm tương tự như 1 căn hộ sang trọng, được ngăn chia thành cá không gian có chức năng đặc thù như sảnh, phòng ăn, bếp, wc, phòng làm việc.
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
a/ Khối văn phòng
Phòng họp:
Phòng họp, đặc biệt là phòng họp của ban giám đốc là nơi vạch ra chiến lược của công ty, ký kết hợp đồng, bàn bạc thảo luận, đọc báo cáo,… tuy nhiên, kiến trúc sư thường không có nhiệm vụ thiết kế các không gian này mà chỉ đơn thuần tạo ra các không gian theo yêu cầu của công ty. Cách thức tổ chức của phòng họp được quyết định bởi ban giám đốc và các nhà nghiên cứu về ứng xử của con người và 1 phần bởi các nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp.
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
a/ Khối văn phòng
Khu làm việc nhân viên Khu làm việc nhóm
P. họp P. quản lý, Hành chính
Khu tiếp tân
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
a/ Khối văn phòng
Ví dụ các không gian chức năng được bố trí trên 1 mặt bằng:
Atrium P. ăn Khu thương
mại
Các tầng áp mái
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
Khối giao tiếp và dịch vụ công cộng thường được bố trí ở các tầng dưới của công trình, có mối liên hệ trực tiếp với không gian đường phố và có thể bao gồm nhiều chức năng khác nhau: chức năng thương mại, dịch vụ, trưng bày triển lãm, vui chơi giải trí,….
Khi tổ chức mặt bằng khối giao tiếp và dịch vụ công cộng cần lưu ý tạo ra mối liên hệ thuận tiện giữa chúng. Nhằm mục đích này, người ta thường sử dụng hệ thống giao thông riêng ( thang máy, thang cuốn, thang bộ) cho khối giao tiếp và dịch vụ công cộng.
Gồm có các không gian cơ bản như:
a/ Khối văn phòng
b/ Khối dịch vụ công cộng
c/ Khối hậu cần kỹ thuật
Atrium:
Atrium là 1 không gian lớn, không gian thông tầng và thường được bố trí ngay sau lối vào chính của công trình.
Không gian này là nơi bố trí cầu thang, thang máy, thang cuốn và các đường dốc . Nó tạo ra ấn tượng về các hoạt động nhộn nhịp của con người .
1 phần mục đích của atrium là tạo cho nhân viên cảm giác về sự hòa nhập và khích lệ họ cảm nhận được sự gắn bó đối với tập thể.
Trong không gian atrium, có thể bố trí khu vực triễn lãm, các quầy hàng bán lẻ, quầy giải khát và lưu niệm.
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
b/ Khối giao tiếp và dịch vụ công cộng
Phòng ăn:
Mục đích của phòng ăn trong cao ốc văn phòng không chỉ là tránh lãng phí thời gian.
Phòng ăn thường được bố trí ở các tầng thấp và có mối liện hệ trực tiếp với atrium. Như vậy sẽ tăng hiệu quả cho hoạt động của bếp và kho, đặc biệt là việc nhập hàng và chuyển rác thải trực tiếp ra bên ngoài, không ảnh hưởng đến các luồng giao thông khác ở bên trong công trình.
Không gian phòng ăn cần phải mang lại cảm giác thư giãn cho các nhân viên. Chính vì vậy việc tổ chức màu sắc, ánh sáng tự nhiên và nhân tạo cũng như cây xanh, mặt nước ở đây rất quan trọng.
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
b/ Khối giao tiếp và dịch vụ công cộng
Để tăng sức hấp dẫn và doanh thu, có thể bố trí 1 số không gian có chức năng đặc biệt bên trong văn phòng như nhà hàng, phòng trưng bày triễn lãm, cửa hàng bán lẻ, câu lạc bộ thể thao, quầy bar trên mái, bưu điện, ngân hàng, rạp chiếu phim, phòng hòa nhạc, bào tàng…
các không gian chủ yếu phục vụ cho khách bên ngoài, không phục vụ cho nhân viên văn phòng
Do đặc điểm “ hướng ngoại” nên các không gian này mở trực tiếp ra bên ngoài để cho khách qua đường dễ dàng nhận biết và tiếp cận
Khi thiết kế các không gian đặc biệt này cẩn lưu ý đến nguyên tắc tổ chức giao thông để liên kết các hoạt động dịch vụ công cộng khi cần thiết, đồng thời vẫn bảo đảm khà năng hoạt động độc lập.
Các không gian đặc biệt: ( khu thương mại)
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
b/ Khối giao tiếp và dịch vụ công cộng
Các không gian trên đỉnh nhà cao tầng có vai trò đặc biệt quan trọng
các không gian áp mái rất thích hợp để bố trí các văn phòng có tiếng tăm, các nhà hàng hảo hạng hay các căn hộ sang trọng.
Từ các tầng này có thể có được hướng nhìn toàn cảnh ngoạn mục, kết hợp với tiện nghi của vườn nhiệt đới trên mái hay các không gian công cộng trong bầu trời. như vậy việc thiết kế nhà cao tầng tạo ra cơ hội sáng tạo các không gian đặc biệt . Một số công trình cao tầng , đặc biệt là các công trình có ưu tiên về chiểu cao trong đô thị như empire state building, world trade center, petronas tower, trung tâm thương mại sài gòn,… đã sử dụng tầng trên củng để bố trí quầy bar và các sân ngắm cảnh phục vụ khách tham quan.
Các tầng áp mái: II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
b/ Khối giao tiếp và dịch vụ công cộng
Lõi kĩ thuật và
phục vụ. Gara.
Khối hậu cần kĩ thuật thường được bố trí ở phần lõi, ở tầng hầm hay phía sau công trình, tùy thuộc đặc điểm khu đất, quy mô công trình và ý đồ thiết kế.
Khối này bao gồm các chức năng phục vụ( bảo vệ, bảo trì, vệ sinh, phục vụ phòng, ăn uống, giao dịch hậu cần, hành chính, gara,…) và kỹ thuật an ninh, chống cháy, cấp điện, cấp thoát nước,…) đảm bảo cho hoạt động của toàn bộ công trình .
Gồm có các không gian :
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
a/ Khối văn phòng
b/ Khối dịch cụ công cộng
c/ Khối hậu cần kỹ thuật
Khu vực lõi phục vụ:
Phần tử chính của lõi là hộp thang máy, hộp kĩ thuật, cầu thang bộ và sảnh thang máy. Đường dây điện, thông tin, ống cấp nước chiếm ít không gian hơn.
Tỉ lệ giữa phần văn phòng và phần lõi giao thông nằm trong giới hạn 80: 20 ( phần giao thông phụ trợ không nên vượt quá 20% tổng diện tích sàn), khi đó công trình đạt mức kinh tê cao nhất.
Dựa vào cách bố trí của lõi giao thông đứng trên mặt bằng, ta có thể chia làm 3 loại cơ bản sau:
Lõi giao thông đặt giữa.
Lõi giao thông đặt lệch 1 bên.
Lõi giao thông đặt ngoài phần văn phòng.
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
c/ Khối hậu cần kỹ thuật
• Đây là bố cục thông thường, và được sử dụng ở hầu hết các loại mặt bằng văn phòng, do sự ưu việt trong việc tổ chức kết cấu, hệ chịu lực, cũng như tính kinh tế cao nhất.
• Ưu điểm:
• Giao thông nằm ở vị trí tiện lợi nhất, trung tâm mặt bằng, thuận tiện cho việc di chuyển của nhân viên văn phòng.
Thuận tiện cho việc chia nhỏ các văn phòng trong cùng 1 tầng.
• Hệ thống kĩ thuật nằm giữa tòa nhà, giúp tiết kiệm tối đa các đường ống kĩ thuật, dễ dàng tổ chức kĩ thuật và các khu phụ trợ.
• Thuận lợi trong việc tổ chức kết cấu bằng cách kết hợp với lõi giao thông chính của tòa nhà.
• Thuận lợi cho việc tổ chức tận dụng ánh sáng tự nhiên, toàn bộ khối văn phòng tiếp xúc với mặt ngoài công trình.
• Nhược điểm:
• Mặt bằng văn phòng bị cắt nhỏ bởi diện tích giao thông lớn.
• Lõi giao thông phải chiếu sáng nhân tạo liên tục trong quá trình sử dụng.
Lõi giao thông đặt giữa công trình
Khu vực lõi phục vụ:
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
c/ Khối hậu cần kỹ thuật
• Thường được áp dụng ở những tòa văn phòng có mặt bằng diện tích nhỏ và vừa.
• Ưu điểm:
• Giao thông đặt lệch về 1 bên, phần văn phòng mang tính tập trung, linh hoạt cao hơn.
• Lõi giao thông được chiếu sáng tự nhiên.
• Trong nhiều công trình sinh thái, lõi giao thông đặt ở phía bất lợi ( phía tây) để cản bớt nắng vào văn phòng.
• Nhược điểm:
• Tổ chức kết cấu khó khăn, do lõi cứng bị lệch 1 bên, phải dùng thêm các hệ khung và vách bổ trợ.
• Khó chiếu sáng tự nhiên cho phần giữa mặt bằng văn phòng, đối với văn phòng diện tích lớn.
• Khó khăn cho việc tổ chức thoát hiểm, do vậy chỉ có thể áp dụng có các mặt bằng có diện tích vừa và nhỏ.
Khu vực lõi phục vụ:
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
c/ Khối hậu cần kỹ thuật
Lõi đặt lệch 1 bên văn phòng:
Ưu điểm:
• Phần văn phòng được sử dụng tối đa, mang tính riêng tư cao do không bị phần giao thông chung của tòa nhà cắt qua.
• Chiếu sáng tự nhiên tuyệt đối cho phần văn phòng lẫn phần giao thông và phụ trợ.
Nhược điểm:
• Bất lợi về kết cấu, do lõi cứng nằm độc lập, nên phần văn phòng phải sử dụng hệ kết cấu riêng để chịu lực cho công trình.
• Bất lợi về việc tổ chức kĩ thuật, do hệ thống đường ống phải tổ chức dài hơn và phức tạp hơn.
• Bất lợi về giao thông thoát hiểm, phải tổ chức về giao thông thoát hiểm, phải tổ chức thêm nhiểu hệ thống thang thoát hiểm phụ trợ.
Khu vực lõi phục vụ:
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
c/ Khối hậu cần kỹ thuật
Lõi đặt lệch 1 bên văn phòng:
Gara ôtô thường ít được quan tâm hơn trong thiết kế. tuy nhiên chúng ngày càng trở nên quan trọng hơn do nhu cầu sử dụng của bản thân công trình
Vị trí của gara:
Vì nhà cao tầng thường đi đôi với giá đất cao nên ít khi có thể giành riêng 1 vị trí đủ lớn trong khu đất để xây dựng gara ôtô mặc dù cách thức này rất kinh tế và có hiệu quả hoạt động cao.
Thông thường gara ôtô của nhà cao tầng được bố trí ở các tầng hầm hay giữa 2 khối nhà. Do khối tích của công trình bên trên rất lớn và do hiệu quả hoạt động của các không gian chính trong nhà cao tầng, bước cột ở tầng hầm nói chung không thích hợp cho gara ôtô. Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động của nó.
II. Sơ đồ cấu trúc chức năng
c/ Khối hậu cần kỹ thuật
Gara oto