Phân tích diễn biến của HS trong quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học phần “dòng điện, mạch điện” – vật lí 11 hướng phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 86 - 94)

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Phân tích diễn biến của HS trong quá trình dạy học

* Khởi động

- Thông qua kĩ thuật 5W1H, kĩ thuật khăn trải bàn, HS đã đặt được các câu hỏi về dòng điện và cường độ dòng điện, quá trình làm việc diễn ra còn chậm, lúng túng.

Hình 3.1. PHT của HS và hình ảnh hoạt động trong hoạt động khởi động - Sau quá trình báo cáo, thảo luận, đánh giá, GV chốt lại một số câu hỏi và nêu ra vấn đề cần nghiên cứu:

(What) Dòng điện là gì? Cường độ dòng điện là gì, đơn vị, công thức tính?

(Where) Dòng điện xuất hiện ở đâu?

(When) Dòng điện xuất hiện khi nào?

(Why) Tại sao lại có dòng điện?

(How) Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có mối liên hệ như thế nào?

Làm thế nào để duy trì dòng điện?

Vấn đề cần nghiên cứu: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có mối liên hệ như thế nào về mặt định lượng? (GV nêu rõ với HS duy trì dòng điện bài sau sẽ học).

* Hình thành kiến thức:

- Ở nhiệm vụ 1. Vẽ phác và thảo luận về đường đặc trưng U – I của vật dẫn kim loại ở nhiệt độ xác định: một số HS đã đề xuất được vấn đề nghiên cứu, phương án thí nghiệm, nhưng đa số chưa biết cách diễn đạt; bên cạnh đó thao tác trong quá trình làm thí nghiệm còn nhiều lúng túng, chưa rõ cách sử dụng các thiết bị, đặc biệt là đồng hồ đo vạn năng dù đã được hướng dẫn, đa phần HS còn bối rối trong việc vẽ đồ thị biểu diễn và và đưa ra nhận xét.

Hình 3.2. Hình ảnh về hoạt động của HS ở nhiệm vụ 1

- Ở nhiệm vụ 2. Định nghĩa được điện trở, đơn vị của đo điện trở và nêu được các nguyên nhân chính gây ra điện trở. Thông qua hoạt động 1, HS nhận thấy được các vật dẫn/ điện trở khác nhau thì sự cản trở dòng điện cũng khác nhau. Từ đó, HS đã định nghĩa, nêu được tác dụng của điện trở, và nhớ lại kiến thức ở THCS, nêu được đơn vị của điện trở. Còn về nguyên nhân gây ra điện trở, các yếu tố chính tạo thành nguyên nhân đó, các HS còn bối rối, phải dựa vào các gợi ý để thực hiện.

Hình 3.3. Phiếu học tập của HS trong nhiệm vụ 2

- Ở nhiệm vụ 3. Phát biểu định luật Ohm đối với vật dẫn, với kiến thức này, HS không quá khó khăn để có thể phát biểu, nhờ vào hai nhiệm vụ ở phía trên và kiến thức ở lớp 9, THCS.

- Ở nhiệm vụ 4. Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ lên điện trở của bóng đèn sợi đốt, điện trở nhiệt (thermistor), dựa vào PHT, các em cũng biết được điện trở nhiệt có hai loại là PTC và NTC. Ở nhiệm vụ này, HS đã tự tin, mạnh dạn hơn trong việc dự đoán và đề xuất phương án thí nghiệm và thực hiện, thu thập kết quả, xử lí số liệu thí nghiệm.

* Luyện tập:

Ở hoạt động luyện tập, HS thực hiện các câu hỏi quizizz khá nhanh, và thực hiện bài tập trong PHT số 5 một cách chính xác.

Hình 3.4. PHT của HS trong hoạt động vận dụng

* Vận dụng. Tìm tòi – mở rộng:

Ở hoạt động này HS thực hiện khá hào hứng vì được tiếp cận dưới dạng bài tập gắn với thực tế. Tuy có chút lạ lẫm nhưng HS đã nhanh chóng làm quen, kết quả đạt được của đa số HS cũng khá khả quan.

Hình 3.5. PHT của HS trong hoạt động vận dụng

Bài NGUỒN ĐIỆN VÀ MẠCH ĐIỆN

* Khởi động:

Ở hoạt động này, các em HS rất hào hứng và phấn khởi, thoải mái trong thảo luận đề xuất và thực hiện thí nghiệm, hào hứng đặt ra các câu hỏi liên quan đến các dụng cụ đã được cho và thảo luận. GV chốt lại vấn đề cần nghiên cứu: Tên gọi tổng quát của pin là gì? Nguyên lí hoạt động của nó ra sao? Và có mối quan hệ như thế nào giữa pin, điện trở và dòng điện do nó tạo ra?

* Hình thành kiến thức:

- Ở nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về nguồn điện, thông qua các tư liệu và phương tiện, đa số các em HS đã trả lời được các câu hỏi được nêu trong yêu cầu số 1, bao gồm định nghĩa và nêu được vai trò, nguyên tắc của nguồn điện. Sau đó các em được thực hiện thí nghiệm thả viên bi xuống các bậc cấp và đưa lên tiếp tục cho các viên bi lăn, thí nghiệm tuy đơn giản, nhưng gần gũi với hoạt động của nguồn điện, hầu hết các em đã tự liên hệ được mối liên hệ của hai mô hình này trong yêu cầu số 2, hoặc chủ yếu sử dụng mức câu hỏi số 2. Thông qua yêu cầu số 2, các em say sưa phân tích, thực hiện yêu cầu số 3, và đa số đã thực hiện tốt các yêu cầu này, nêu ra được định nghĩa suất điện động của

nguồn điện và công thức tính và đơn vị tính, đồng thời nêu được cách đo suất điện động của nguồn bằng vôn kế.

Hình 3.6. Phiếu học tập của HS trong nhiệm vụ 1

- Ở nhiệm vụ số 2, so sánh suất điện động và hiệu điện thế, mô tả được ảnh hưởng của điện trở trong lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện; ở yêu cầu số 1, các e đã thực hiện cá nhân nêu ra được điểm giống nhau và khác nhau của suất điện động và hiệu điện thế một cách khoa học. Trong yêu cầu số 2, các em rất hào hứng và mạnh dạn đề xuất dự đoán, và chứng minh mối liên hệ giữa điện trở trong và hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. Bên cạnh đó, HS cũng mạnh dạn đề xuất thí nghiệm kiểm chứng;

đồng thời trong quá trình thực hiện thí nghiệm, thao tác của các em trở nên rất thuần thục khi lắp ráp mạch điện, rất ít tình trạng bối rối khi sử dụng đồng hồ vạn năng, cũng như việc xử lí số liệu bằng excel cũng trở nên rất thành thục, vẽ được đồ thị trên excel và kiểm chứng được ảnh hưởng của điện trở trong lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

Hình 3.7. PHT của HS trong nhiệm vụ số 2

* Luyện tập:

Ở hoạt động luyện tập, các em HS thực hiện vẽ sơ đồ tư duy một cách rất say sưa, theo quan sát, trong quá trình vẽ ở giai đoạn đầu các em thường suy tư hệ thống lại kiến thức sau đó mới bắt tay vào việc vẽ, các em đã ý thức việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch không chỉ ở việc đề xuất và thực hiện thí nghiệm mà còn ở bất kì nhiệm vụ nào có thể. Đây có thể xem là sự tiến bộ vượt bậc của các em trong quá trình học, đồng thời cách trình bày, sử dụng từ ngữ cũng khoa học, và hợp lí hơn.

Sau khi thực hiện, các em đổi PHT cho nhau và góp ý. Sau đó GV mời 1 – 2 bạn bất kì báo cáo và đánh giá nhận xét.

Hình 3.8. Sơ đồ tư duy của HS

* Vận dụng. Tìm tòi – mở rộng

Ở hoạt động này, HS thực hiện hai nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1 – Thảo luận thiết kế phương án/ lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được suất điện động và điện trở trong của pin hoặc ắc quy bằng dụng cụ thực hành; nhiệm vụ 2 – Thực hiện bài tập liên quan đến thực tế.

Ở nhiệm vụ 1, sau khi thực hiện nhiệm vụ, các em phấn khởi, hào hứng đề xuất cơ sở lí thuyết, phương án đo bằng kĩ thuật khăn trải bàn; sau đó cả lớp tiến hành thảo

luận lựa chọn phương án thí nghiệm. GV đánh giá kết luận, sau đó các nhóm tiến hành thực hiện thí nghiệm và xử lí kết quả một cách thuần thục.

Hình 3.9. PHT, sơ đồ mạch điện và hoạt động của nhóm HS trong nhiệm vụ 1 hoạt động vận dụng

Ở nhiệm vụ 2, các HS thực hiện các câu hỏi về cá chình điện, đây là liên hệ thú vị khiến các em rất thích thú, không ngờ dòng điện còn có trên các loài sinh vật trong tự

nhiên; thông qua các câu hỏi, các em cũng đã tìm hiểu thêm được một số kiến thức về loài cá này cũng như vận dụng, tìm hiểu thêm được kiến thức về ghép các nguồn điện với nhau. Đến hoạt động này, các em rất tự giác trong việc tìm hiểu thông qua các phương tiện khác nhau.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học phần “dòng điện, mạch điện” – vật lí 11 hướng phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)