CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.2. Phân tích định lượng sự PTNL Vật lí của HS ở phạm vi cả lớp
Tiến hành đánh giá 30 HS lớp 11 chuyên toán thông qua các PHT, sản phẩm của HS, phiếu phân công và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm HS chúng tôi thực hiện đánh giá định lượng sự phát triển của các CSHV/ NLTT trong các hoạt động học tập.
3.4.2.1. Phân tích định lượng sự PTNL thành tố Nhận thức vật lí của HS:
Ở đây ta xét đến nhận thức kiến thức Vật lí của HS tập trung chủ yếu thông qua hoạt động luyện tập trong hai bài học, còn một trong một số NV khác, chúng tôi xin trình bày trong các trường hợp điển hình. Số lượng HS đạt các mức ở từng bài được thống kê vào bảng sau:
Bảng 3.1. Thống kê HS đạt NLTT Nhận thức Vật lí
Bài Mức 3 Mức 2 Mức 1
Điện trở 5 HS 20 HS 5 HS
Nguồn điện và mạch
điện
10 HS 18 HS 2 HS
3.4.2.2. Phân tích định lượng sự PTNL thành tố Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
[2.1]. Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí;
0 5 10 15 20 25
Điện trở Nguồn điện và mạch điện
Số HS
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện sự phát triển của NLTT Nhận thức Vật lí
Mức 3 Mức 2 Mức 1
Ở hoạt động khởi động của bài 2 – Điện trở, ban đầu HS còn bỡ ngỡ trong cách đặt câu hỏi, cũng như các câu hỏi đặt ra chưa đúng trọng tâm, phạm vi còn rộng.
Tuy nhiên, ở hoạt động khởi động của bài 4 – Nguồn điện và mạch điện, HS đề xuất được các vấn đề cần tìm hiểu theo đúng yêu cầu, nhanh hơn, đúng trọng tâm hơn.
Bên cạnh đó nội dung câu hỏi cũng rõ ràng, cách diễn đạt cũng chặt chẽ hơn. Cụ thể:
Bảng 3.2. Thống kê HS đạt CSHV Đề xuất vấn đề liên quan đến Vật lí
Bài Mức 3 Mức 2 Mức 1
Điện trở 2 HS 13 HS 15 HS
Nguồn điện và mạch
điện
9 HS 13 HS 8 HS
Tuy ở hai bài, HS đạt mức 2 bằng nhau về số lượng, nhưng trong đó có 7 HS đã tiến bộ từ mức 1 lên mức 2, và 7 HS từ mức 2 lên mức 3.
[2.2]. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết
Ở nhiệm vụ 2.2.11, bài 2, sau khi GV giao nhiệm vụ, chỉ có 10 HS đưa ra được phán đoán và xây dựng giả thuyết (mức 3), còn lại 10 HS sử dụng gợi ý mức 2, và 10 HS còn lại sử dụng mức 1.
Ở nhiệm vụ, 2.2.2, bài 2, sau khi GV giao nhiệm vụ, có 25 HS nhận xét được tác dụng của điện trở và nêu được đơn vị của điện trở một cách nhanh chóng, 5 HS còn lại tuy còn chậm nhưng cũng đã nhận xét được tác dụng của điện trở và nêu được đơn vị
1 Tên của nhiệm vụ, hoạt động được gọi theo: Thứ tự bài. Thứ tự hoạt động. Thứ tự nhiệm vụ.
Vd: nhiệm vụ 2.2.1 là nhiệm vụ ở bài 2, hoạt động 2, nhiệm vụ 1.
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Điện trở Dòng điện và mạch điện
Số HS
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện sự phát triển của CSHV Đề xuất vấn đề liên quan đến Vật lí
Mức 3 Mức 2 Mức 1
của điện trở. Đối với nguyên nhân gây ra điện trở và các yếu tố chính tạo thành nguyên nhân đó, thì số lượng HS thực hiện ở các mức có sự phân hóa rõ rệt: 10 HS đạt mức 3, 13 HS đạt mức 2 và 7 HS đạt mức 1.
Ở nhiệm vụ 2.2.4, bài 2, sau khi GV giao nhiệm vụ, có 12 HS tự phân loại điện trở nhiệt và dự đoán đúng sự phụ thuộc điện trở dây tóc bóng đèn, điện trở nhiệt loại PTC và NTC vào nhiệt độ; có 15 HS dự đoán đưa ra dự đoán với tỉ lệ chính xác 2/3 nhờ vào sự phân loại của GV và 3 HS dự đoán đúng được sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ với tỉ lệ 1/3.
Ở nhiệm vụ trong hoạt động 4.1, bài 4, tuy GV không đưa yêu cầu dự đoán và xây dựng giả thuyết vào yêu cầu nhiệm vụ, nhưng để đề xuất được phương án thí nghiệm hoặc thực hiện, quan sát thí nghiệm xong, HS vẫn cần phân tích, nhận định cơ bản là có sự chuyển hóa từ điện năng sang nhiệt năng khi dòng điện qua giấy bạc. Trong đó, có 20 HS nhận định được điều này nhanh chóng trước khi nhận video gợi ý về thí nghiệm (có thể xem là mức 3); 5 HS dự đoán được vấn đề này trong quá trình xem video gợi ý (có thể xem là mức 2), và 5 HS còn lại tiếp nhận kiến thức này trong quá trình lắng nghe thảo luận báo cáo.
Ở nhiệm vụ 4.2.2, bài 4, sau khi giao nhiệm vụ và phát PHT có 16 HS tự đưa ra đề xuất đúng, dự đoán biểu thức biểu diễn phụ thuộc của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện và điện trở trong của nguồn (mức 3); có 12 HS dự đoán được khi điện trở trong của nguồn tăng thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện giảm và 2 HS còn lại chỉ dự đoán được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện có phụ thuộc vào điện trở trong của nguồn.
Bảng 3.3. Thống kê HS đạt CSHV Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết Hoạt động/
Nhiệm vụ
Mức 3 Mức 2 Mức 1
2.2.1 10 10 10
2.2.2 10 13 7
2.2.4 12 15 3
4.1 20 5 5
4.2.2 16 12 2
Nhìn chung, vẫn có sự PTNL trong CSHV này. Điểm bất thường xảy ra ở nhiệm vụ trong HĐ 4.1 do đây là hoạt động phục vụ cho mục đích chính là đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí, đây chỉ là chỉ số đệm cho chỉ số chính đã nêu. Đồng thời NV 4.2.2 là nhiệm vụ liên quan đến kiến thức mới nên khiến HS cũng gây khó khăn nhất định cho HS.
[2.3]. Lập kế hoạch thực hiện
CSHV Lập kế hoạch thực hiện, ở nội dung KHBD đã xây dựng, ta có thể hiểu là đề xuất phương án thí nghiệm.
Ở nhiệm vụ 2.2.1, bài 2, sau khi GV giao nhiệm vụ, chỉ có 8 HS đưa ra được đề xuất được phương án thí nghiệm đầy đủ trình tự các bước (mức 3), còn lại 9 HS sử dụng gợi ý mức 2, và 23 HS còn lại sử dụng mức 1.
Ở nhiệm vụ, 2.2.2, bài 2, sau khi GV giao nhiệm vụ, có 13 HS đạt được mức 3, có thể đề xuất ngay các dụng cụ cần thiết và đề xuất được sơ đồ mạch điện và nêu trình tự thực hiện thí nghiệm, 10 HS cần dùng đến các gợi ý ở mức 2, cũng như quá trình đề xuất phương án chưa nhanh; và 7 HS chưa tự đề xuất được phương án thí nghiệm, phải dùng đến phiếu hỗ trợ học tập mức 1.
Ở nhiệm vụ 2.2.4, bài 2, sau khi GV giao nhiệm vụ, có 12 HS đề xuất được các dụng cụ thí nghiệm cần thiết và phác thảo ý tưởng thực hành đơn giản đạt ở mức 3; có 15 HS sử dụng các gợi ý về dụng cụ thí nghiệm, từ đó đề xuất phương án thí nghiệm, 3 HS chỉ nêu lên ý tưởng mà chưa triển khai được thành phương án thí nghiệm từ các dụng cụ đã cho.
Ở nhiệm vụ trong hoạt động 4.1, bài 4, có 17 HS đề xuất được phương án mà không cần sử dụng các gợi ý và video hướng dẫn (mức 3), 11 HS đề xuất được phương
0 5 10 15 20 25
NV 2.2.1 NV 2.2.2 NV 2.2.4 HĐ 4.1 NV 4.2.2
Số HS
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện sự phát triển của CSHV Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết
Mức 3 Mức 2 Mức 1
án khi xem các sử dụng video hướng dẫn (mức 2), 2 HS còn lại xem video và tóm tắt lại phương án thí nghiệm (mức 1).
Ở nhiệm vụ 4.2.2, bài 4, sau khi giao nhiệm vụ và phát PHT có 20 HS tự lựa chọn được thiết bị thí nghiệm, đưa ra phương án thí nghiệm để sự phụ thuộc của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện và điện trở trong của nguồn (mức 3); có 8 HS đề xuất được phương án thí nghiệm khi sử dụng gợi ý ở mức 2 và 2 HS còn lại sử dụng gợi ý ở mức 1 và trình bày lại cách thực hiện.
Bảng 3.4. Thống kê HS đạt CSHV Lập kế hoạch thực hiện Hoạt động/
Nhiệm vụ
Mức 3 Mức 2 Mức 1
2.2.1 8 9 23
2.2.2 13 10 7
2.2.4 12 15 3
4.1 17 11 2
4.2.2 20 8 2
Qua biểu đồ ta nhận thấy có sự phát triển rõ rệt ở mức 3, và giảm tỉ lệ ở mức 1.
[2.4]. Thực hiện kế hoạch
CSHV thực hiện kế hoạch trong các KHBD đã soạn được hiểu là HS tiến hành thực hiện các thí nghiệm, thu thập và xử lí số liệu. Ở CSHV này, ta tiến hành đánh giá bao quát trên cả nhóm, xem như các thành viên trong nhóm cùng 1 mức, điều này chỉ có ý nghĩa tương đối.
Ở nhiệm vụ 2.2.1, hầu hết các HS còn chậm trong thao tác thí nghiệm, bối rối khi sử dụng đồng hồ đo vạn năng với chức năng ampe kế và vôn kế, chưa biết cách bố trí sao cho mạch điện nhìn gọn, đẹp và rõ ràng nhất. Cụ thể, chỉ có 1 nhóm (7HS) thao tác
0 5 10 15 20 25
NV 2.2.1 NV 2.2.2 NV 2.2.4 HĐ 4.1 NV 4.2.2
Số HS
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện sự phát triển của CSHV Lập kế hoạch thực hiện
Mức 3 Mức 2 Mức 1
chính xác, nhanh chóng, sử dụng tốt đồng hồ đo vạn năng với hai chức năng trên và thu thập xử lí số liệu một cách hoàn chỉnh (mức 3); 1 nhóm (8 HS) thực hiện được việc lắp ráp thí nghiệm, xử lí số liệu chưa nhanh, còn lúng túng; và 2 nhóm còn lại (15HS) thao tác còn chậm, mắc sai cực trong quá trình thí nghiệm và bối rối trong xử lí số liệu bằng excel.
Ở nhiệm vụ 2.2.4, thí nghiệm yêu cầu khá đơn giản nên các nhóm thực hiện thao tác khá nhanh, đặc biệt có sử dụng lửa, nên HS cũng rất cẩn thận trong quá trình thực hiện TN, cụ thể có 2 nhóm (15 HS) đạt mức 3; 2 nhóm đạt mức 2 (15HS).
Ở nhiệm vụ HĐ 4.1, các HS bố trí được thí nghiệm, nhưng khó có thể tạo ra lửa như video hướng dẫn, tuy nhiên các HS cũng rất kiên trì và để ý đến chi tiết, lưu ý khi thao tác đối với giấy bạc. Đây cũng chỉ là hoạt động mang tính chất định tính, tạo không khí cho lớp học và hướng đến trọng tâm hình thành CSHV [2.1]. Trong hoạt động này, có 2 nhóm (14 HS) đạt được mức 3, 2 nhóm (16HS) đạt được mức 2.
Ở nhiệm vụ 4.2.2, HS thực hiện thao tác nhanh chóng, ít sai sót, và xử lí số liệu trên excel tiến bộ hơn ở hoạt động 2.2.1, cụ thể có đến 3 nhóm HS (22 HS) đạt được mức 2, 1 nhóm (8 HS) đạt mức 2.
Bảng 3.5. Thống kê HS đạt CSHV Thực hiện kế hoạch Hoạt động/
Nhiệm vụ
Mức 3 Mức 2 Mức 1
2.2.1 7 8 15
2.2.4 15 15 0
4.1 14 16 0
4.2.2 22 8 0
0 5 10 15 20 25
NV 2.2.1 NV 2.2.4 HĐ 4.1 NV 4.2.2
Số HS
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện sự phát triển CSHV Thực hiện kế hoạch
Mức 3 Mức 2 Mức 1
Như đã nhận định, ở đây ta chủ yếu so sánh sự tiến bộ của HS ở nhiệm vụ 4.2.2 so với nhiệm vụ 2.2.1 như lí do đã nêu, đồng thời hai nhiệm vụ này có sự tương đồng trong dụng cụ và cách thức tiến hành nên ta có thể nhìn thấy rõ sự phát triển.
[2.5]. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận;
Ở CSHV viết, trình bày báo cáo và thảo luận; ta thấy các nhóm HS có sự tiến bộ rõ rệt, đồng thời mỗi nhóm có một phát ngôn viên đã có nhiều kinh nghiệm trình bày, nên việc đánh giá chỉ số này chúng tôi không đi sâu.
3.4.2.3. Phân tích định lượng sự PTNL thành tố Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Ở 2 KHBD đã thực nghiệm, tác giả thiết kế hoạt động vận dụng, tìm tòi – mở rộng như sau:
- Bài 2. Điện trở tương ứng với CSHV [3.1]. Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn và [3.2]. Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
- Bài 4. Nguồn điện và mạch điện được thiết kế chủ yếu tương ứng với CSHV [3.3]. Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới và [3.4]. Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.