Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học kiến tạo trong dạy học nội dung “chuyển động tròn” vật lí 10 (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Kết thúc quá trình TNSP, tôi có nhận xét như sau:

Sử dụng phương pháp dạy học kiến tạo trong dạy học giúp cho HS có nhiều cơ hội phát triển năng lực tự học trong học tập.

Tiến trình dạy học được xây dựng trong chương 2 tương đối phù hợp với trình độ HS và phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

Qua quan sát cho thấy tinh thần trách nhiệm của HS trong việc tự học rất cao.

Các nội dung kiến thức bài học do HS tự nghiên cứu tổng hợp, cùng với sự trao đổi trong quá trình tự học giúp HS hiểu bài sâu hơn, vận dụng tốt hơn.

Theo cấu trúc của NLTH thì có mười CSHV xác định NLTH. Tuy nhiên ở đây chỉ đánh giá tám CSHV. Không đánh giá hai CSHV đó là: TH 2.1 (Xác định phong cách học của bản thân) và TH 2.2 (Lựa chọn phương pháp học tập). Vì trong suốt quá trình diễn ra TNSP hai CSHV này không có sự thay đổi với cả 5 HS. Có thể HS chưa quen

nên chưa biết xác định phong cách học tập của bản thân cũng như chưa biết lựa chọn phương pháp học tập phù hợp cho mình. CSHV kí hiệu TH 2.3 thì trong các bảng tổng hợp được kí hiệu TH 2.

Thông qua phiếu tự học và PHT, kết quả ghi chép trong vở của HS, kết quả được tổng hợp thành bảng số liệu để đánh giá NLTH của HS.

3.5.1. Giai đoạn 1

Qua tổng hợp mức độ biểu hiện chất lượng các CSHV của NLTH giai đoạn 1, thu được bảng sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp mức độ chất lượng các chỉ số hành vi của năng lực tự học giai đoạn 1

STT HS khảo sát

Mức độ biểu hiện

Chỉ số hành vi TH

1.1 TH

1.2 TH

2

TH 3.1

TH 3.2

TH 3.3

TH 4.1

TH 4.2

1 HS 1

M1 x x x x

M2 x x x x

M3

2 HS 2

M1 x x x x x x

M2 x x

M3

3 HS 3

M1 x x x x x x x x

M2 M3

4 HS 4

M1 x x x x

M2 x x x x

M3

5 HS 5

M1 x x x x x x x

M2 x M3

Đây là kết quả đầu vào khi mà HS chưa được tiếp cận phương pháp dạy học kiến tạo cũng như chưa biết cách tự học, HS chỉ học theo hướng dẫn và yêu cầu của GV, với các mức mà HS đạt được chứng tỏ HS rất nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bảng 3.1 cho thấy: HS đều hoàn thành công việc mà GV giao và hầu hết đạt mức 1. Một số CSHV đạt mức 2. Không có HS đạt mức 3, cụ thể:

TH 1.1 không có HS đạt mức 3 và có 4 HS đạt mức 2, có 1 HS đạt mức 1 TH 1.2 không có HS đạt mức 3 và có 3 HS đạt mức 2, có 2 HS đạt mức 1 TH 2 không có HS đạt mức 3 và mức 2, có 5 HS đạt mức 1

TH 3.1 không có HS đạt mức 3 và mức 2, có 5 HS đạt mức 1

TH 3.2 không có HS đạt mức 3, có 1 HS đạt mức 2 và có 4 HS đạt mức 1 TH 4.1 không có HS đạt mức 3, có 1 HS đạt mức 2 và có 4 HS đạt mức 1 TH 4.2 không có HS đạt mức 3, có 2 HS đạt mức 1 và có 4 HS đạt mức 1 3.5.2. Giai đoạn 2

Sau đây là bảng tổng hợp mức độ chất lượng các chỉ số hành vi của NLTH giai đoạn 2.

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp mức độ chất lượng các chỉ số hành vi của năng lực tự học giai đoạn 2

STT HS khảo sát

Mức độ biểu hiện

Chỉ số hành vi TH

1.1 TH 1.2

TH 2

TH 3.1

TH 3.2

TH 3.3

TH 4.1

TH 4.2

1 HS 1

M1 x

M2 x x x x x

M3 x x

2 HS 2

M1

M2 x x x x x x

M3 x x

3 HS 3

M1 x x x

M2 x x x x x

M3

4 HS 4

M1 x x x

M2 x x x x

M3 x

5 HS 5

M1 x x x

M2 x x x x x

M3

Ở giai đoạn 2. HS đã ổn định và quen với phương pháp dạy học kiến tạo nên thực hiện việc học tiến bộ thấy rõ, số các chỉ số hành vi mức 2 và mức 3 tăng đáng kể.

Từ bảng 3.2 ta thấy:

TH 1.1 có 1 HS đạt mức 3 và có 4 HS đạt mức 2, không có HS đạt mức 1 TH 1.2 có 2 HS đạt mức 3 và có 3 HS đạt mức 2, không có HS đạt mức 1 TH 2 có 1 HS đạt mức 3, có 3 HS đạt mức 2 và có 1 HS đạt mức 1

TH 3.1 có 1 HS đạt mức 3, có 3 HS đạt mức 2 và có 1 HS đạt mức 1 TH 3.2 không có HS đạt mức 3, có 3 HS đạt mức 2 và có 2 HS đạt mức 1 TH 4.1 không có HS đạt mức 3, có 2 HS đạt mức 2 và có 3 HS đạt mức 1 TH 4.2 không có HS đạt mức 3, có 2 HS đạt mức 2 và có 3 HS đạt mức 1

So với gia đoạn 1 thì đến giai đoạn 2, các mức của chỉ số hành vi đã tăng nhẹ. Giai đoạn 2 cũng là kết thúc đợt thực nghiệm, kết quả thu được khá tốt, số các chỉ số hành vi đạt mức 3 đã có sự tăng so với giai đoạn 1. Kết quả này cho thấy NLTH của HS đã được bồi dưỡng và phát triển sau khi học xong chương “Chuyển động tròn”.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học kiến tạo trong dạy học nội dung “chuyển động tròn” vật lí 10 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)