Những đặc tính của trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội quy trình, kỹ thuật thiết kế, thích nghi, chuẩn hóa công cụ đo (Trang 33 - 37)

2. Các kiểu đo lường đặc trưng

3.2. Những đặc tính của trắc nghiệm

Một trắc nghiệm tốt phải có những đặc tính thiết hế tốt (tức là được thiết kế theo đúng quy trình và tuân thủ các nguyên tắc thiết kế), đồng thời phải có các đặc tính đo lường tốt (tức là được đánh giá về độ tìn cậy, độ hiệu lực xem thực tế nó có đưa ra được những thông tin chính xác, phù hợp với mục tiêu đo lường và những thông tin đó có nhiều lợi ích hay không? ).

Những đặc tính ¿hết kế thường liên quan đến giai đoạn phác thảo thiết kế trắc nghiệm, đo vậy ngay khi bất đầu xây dựng, người thiết kế phải tính đến có những khả năng nào để tạo ra các đặc tính này. Theo các chuyờn gia thiết kế trắc nghiệm, cú bốn đặc tớnh eơứ bắn của một trắc nghiệm được thiết kế tốt:

- Có mục đích được xác định rõ ràng: để xác định rõ mục đích đo lường, từng mục tiêu cụ thể, người thiết kế trắc nghiệm phải trả lời các câu hồi: đes£ này được thiết kế để đo cái gì? Ai sé lam test này? Điểm của test được sử dụng như thế nào? Câu hỏi đầu tiên liên quan đến mục tiêu đo lường không chỉ của cả phép đo mà còn của 36

từng item, liên quan đến cấu trúc của phép đo, miển đo... Câu hỏi thứ ba liên quan đến các kiểu item, đến các

hình thức cho điểm...

- Có nội dung đo lường cụ thể và được chuẩn hóa: đây chính là sự cụ thể hoá các miền đo, cụ thể hoá các chỉ số đo, cụ thể hoá nội dung đo lường của từng item. Từng item chỉ đo một nội dung rất cụ thể, ở một phạm vi rat hẹp, nhưng tất cả các item được chọn lựa phải đủ rộng bao quát khắp miền đo, phải được người làm test biết hoặc hiểu ở mức có thể, phải tính đến những hạn chế của nghiệm thể... Nội dung phải được chuẩn hoá có nghĩa là tất cả những người làm test đều được đo lường trên cùng một vấn để, cùng một nội dung, trên từng nội dung cụ thể cùng hiểu theo một cách thống nhất với người thiết kế.

- Có thủ tục hướng dẫn làm test được chuẩn hoá: tức là có sự thống nhất cách hướng dẫn, cách giải đáp thấc mắc như nhau cho mọi nghiệm thể. Trong mọi trường hợp, tất cả các nghiệm thể phải nhận được sự hướng dẫn cách làm như nhau.

- Cách cho điểm được chuẩn hoá: thủ tục cho điểm

„ phải giống nhau với tất cả các nghiệm thể. Những trắc nghiệm phóng chiếu phải thống nhất cách cho điểm theo các phạm trù, mức đệ... có sự giải thích chỉ tiết, thống nhất để sao cho điểm số trắc nghiệm có “nhiều nhất”

tính khách quan.

Trái với những đặc tính thiết kế được xác định ngay

„ từ giai đoạn đầu của quá trình thiết kế phép đo, đặc 37

tính đo lường của công cụ thường liên quan đến các giai đoạn sau: đo trên mẫu thử và thử trên các nhóm mẫu khác nhau và đo trên mẫu chính thức để đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực và đánh giá các đặc tính của từng item (độ khó, độ phân biệt, tính đại điện, tính hiệu lực...).

Các đặc tính đo lường không chỉ phụ thuộc vào các đặc tính thiết kế, mà còn phụ thuộc đáng kể vào các đặc tính của mẫu (như độ lớn của mẫu, tính đại điện của mẫu...). Mặt khác các đặc tính đo lường còn phụ thuộc vào các phép toán thống kê được dùng để phân tích kiểm định độ tin cậy, độ hiệu lực (phải thoả mãn các điều kiện khi sử dụng một phép toán thống kê nào đó...).

3.3. Các kiểu trắc nghiệm

Có nhiều kiểu phân loại trắc nghiệm:

- Phân loại theo tiêu chuẩn cách thức giải quyết:

chẳng bạn, các nhà nghiên cứu thường chia trắc nghiệm thành hai loại chủ quan và khách quan.

- Phân loại theo dấu hiệu hay nội dung: “trắc nghiệm nghiên cứu cái gì”. Chẳng hạn phân trắc nghiệm thành

hai loại các trắc nghiệm bộc lộ tối đa (maximal performance tests) thường gọi tất là các trắc nghiệm năng lực (ability tests) và các trắc nghiệm bộc lộ đặc trưng (typical performance tests) thường gọi là các trắc nghiệm về nhân cách (personality tests).

- Phân loại theo tiêu chuẩn kiến tạo, chuẩn hoá, phạm vi sử dụng: chẳng hạn phân trắc nghiệm thành hai loại: các trắc nghiệm đã chuẩn hoá dùng cho các 38

nhóm mẫu (standardised tests) và các trắc nghiệm chưa được chuẩn hoá dùng cho lớp học (nen standardised classroom tests).

3.4. Cac phép do khac

Các phiếu hỏi hay bảng hỏi (questionaires), các phiếu trưng cầu ý kiến (opinionaires): thưởng gồm một loạt các câu hỏi (tem) khách quan (câu hỏi đóng) hoặc chủ quan (câu hỏi mở) như câu hồi đúng/sai, câu hỏi nhiều lựa chọn (chon câu đúng nhất hoặc chọn câu phù hợp), câu hỏi điển thế, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi đánh giá thứ bậc, câu hỏi đánh giá mức độ, cầu hỏi ma trận, câu hỏi tự luận... Các thang đo kiểu này thường kết hợp các kiểu item khác nhau thường trong cùng một thang đo, thậm chí các kiểu item khác nhau cũng được kết hợp trong cùng một miền do.

Các bảng nghiệm kê hay kiểm kê nhân cách (personality inventories), cac bang liét ké hanh vi (behavior checklists) hay cic thang do ty lé (rating seales) thường được thiết kế đặc trưng cho mục đích đo lường thái độ. hứng thú. tình cám, thói quen, phong cách, thuộc tính tâm lý... Các thang do kiểu này thường

chỉ gồm các item khách quan, các item có cùng hình thức (đúng, sai hoặc nhiều lựa chọn...). cùng tiêu chuẩn cho điểm. không có sự kết hợp các kiểu item khác nhau trong cùng một thang đo.

Chương it

Một phần của tài liệu Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội quy trình, kỹ thuật thiết kế, thích nghi, chuẩn hóa công cụ đo (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)